Ôi, phân biệt chi cho nó mệt - Người Sài Gòn là vậy đó

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 20179:00 SA(Xem: 5558)
Ôi, phân biệt chi cho nó mệt - Người Sài Gòn là vậy đó

quan-com-xa-hoi-14-10-4read-only-1508036621581-0-0-575-1024-crop-1508036690450

Ông Nam Đồng không dùng chữ quán cơm từ thiện, mà xác định đây là quán cơm xã hội. 

Tôi có thể xác tín điều này vì những ngày đầu thành lập quán, chúng tôi đã nói nhiều về tính chất khác nhau rất cơ bản giữa TỪ THIỆN và XÃ HỘI. 

Ngày xưa, khi còn là sinh viên nghèo, mỗi buổi trưa ông Nam Đồng thường đến quán cơm xã hội. Chỉ với năm đồng, ông được ăn cơm thoải mái, no bụng. 

Nhờ quán cơm xã hội mà ông "khôn lớn" để đi vào chiến khu và rồi khi về hưu, ông tiếp tục mở quán cơm xã hội. Một vòng tuần hoàn?

Ông cho biết sự khác nhau của quán cơm xã hội ngày xưa và quán cơm xã hội Nụ Cười ngày nay. Khác về cơ bản là quán cơm ngày xưa do Nha Xã hội (thuộc Bộ Xã hội) thành lập năm 1967 và quản lý, còn quán cơm Nụ Cười là do sự đóng góp của các nhà hảo tâm. 

Như vậy ngày trước dù là quán xã hội nhưng vẫn có tính chất là công quản. Còn quán Nụ Cười, nói theo thời đại sáng tạo ngôn từ hiện nay là "xã hội hóa" theo đúng quy trình một mình tư nhân bao thầu.

Nhắc đến quán cơm xã hội của nhà nước ngày xưa, tôi không lạ lẫm gì. 

Tôi từng gửi thân ở những quán cơm này. Chiếc áo trắng học sinh của tôi cùng ngồi chen chúc với những chiếc áo xanh công nhân thợ thuyền và những người không đủ tiền để ăn một buổi cơm trưa trong một quán ăn tư nhân. 

Chúng tôi ăn cơm không xấu hổ, mà cảm thấy rất bình đẳng vì phải trả một số tiền và ăn đúng khẩu phần một món mặn, món canh, món xào, còn cơm thì ăn bao no, chưa kể tráng miệng một trái chuối và ly trà đá. 

Mô hình này không phải là quán ăn từ thiện hay phát chẩn, mà chỉ là quán cơm giá rẻ, ai cũng có thể vào ăn được với sự đùm bọc một phần kinh phí của nhà nước (báo nước ngoài viết về quán ăn xã hội thường dùng từ "Low fare restaurant). 

Ông Nam Đồng và những sinh viên - học sinh nghèo trong thế hệ chúng tôi ngày ấy cũng nhờ quán cơm xã hội mà sống một "cơ số" ngày nhất định.

Quán cơm xã hội 2.000 có tính chất như quán cơm xã hội ngày xưa: ai cũng có quyền ăn và trả một số tiền do quán quy định để người ăn không có cảm giác được bố thí. 

Người ăn có thể là người bán vé số, công nhân, lao động nghèo và sinh viên nữa - tất nhiên. Số tiền bù lỗ cho suất ăn tùy thuộc vào khả năng của nhà tài trợ. 

Đây là cách người sáng lập và bạn bè trả nợ ân tình cho Sài Gòn. Người đi trước, giàu có hoặc nghèo nhưng với tấm lòng "lá lành đùm lá rách", "của ít lòng nhiều" sẵn sàng giúp đỡ người đi sau đang gặp cơn khốn khó một cách vô tư, và rồi những người đi sau này tiếp tục thực hiện hành động của người đi trước.

Mà thôi, khi quán 2000 đã mở ra thì bá tánh ở Sài Gòn, bất kể giới nào, vào ăn thì những người sáng lập đã vui rồi. Ôi, phân biệt làm chi cho nó mệt?! Người Sài Gòn là vậy đó...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 201711:59 SA
William James – ký giả của tờ báo New York Times đã cải trang thành một người lang thang, nghèo khổ và què một chân. Anh đã trà trộn và sống với những người vô gia cư ở Miami,
Thứ Ba, 19 Tháng Mười Hai 20171:30 SA
Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990
Thứ Hai, 18 Tháng Mười Hai 20174:24 SA
Cách đây mấy năm, Ksor Đức gửi xuống một tấm ảnh anh đứng ở một vùng đồi trọc. Những gốc cây trơ nham nhở trãi dài như một cuộc tàn sát cao nguyên im lặng
Thứ Hai, 18 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Với sự chỉ đạo của Trung Quốc, năm 1953 Việt Nam tiến hành cải cách ruộng đất. Chiến dịch này có cố vấn Trung Quốc trực tiếp sang Việt Nam tư vấn chỉ đạo làm theo mô hình
Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Chỉ còn khoảng 800 ngày nữa là đến năm 2020, năm nước Việt Nam trở thành một tỉnh hoặc một khu tự trị của Hán Tàu Quốc Cộng.
Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai 20173:29 SA
Ông Ba Hu bỗng giựt người, theo bản năng ông đưa tay vịn cái túi quần, trong đó ông thường cất cái sổ hưu, rồi ông đánh trống lảng:
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Người phụ nữ mạnh mẽ sẽ không bao giờ để tình yêu làm ảnh hưởng đến hạnh phúc đích thực cũng như giá trị của bản thân họ. Phụ nữ mạnh mẽ cũng biết hi sinh nhưng không phải chỉ hi sinh vì tình yêu,
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Hai 20174:00 SA
Ở đây tôi không chê bai miền Bắc, tôi đơn giản gì chỉ nói lên những gì người khác đã nói. Nói chuyện với nhiều bạn miền Bắc thì họ cũng xác nhận những thứ tôi nói.
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Hai 20173:30 SA
Tôi là Đỗ Duy Ngọc, tác giả bài Toàn láo cả, hiện sống ở Sài Gòn. Hôm nay, rất tình cờ tôi đọc được bài viết của ông góp ý về bài viết của tôi
Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai 201711:00 CH
Carol Bowman, tác giả 2 quyển sách “Kiếp trước của trẻ em” và “Trở về từ thiên đường”, là những tác phẩm hàng đầu về chủ đề đầu thai, đã được xuất bản và đón đọc trên toàn thế giới