Điện thoại thông minh có thể phát hiện nồng độ cồn trong máu?

Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 717)
Điện thoại thông minh có thể phát hiện nồng độ cồn trong máu?

Trong thời đại mà công nghệ có mặt khắp nơi, các nhà khoa học đã đưa ra một khám phá mang tính cách mạng hóa cách chúng ta theo dõi mức tiêu thụ rượu của mình.

Nhóm nghiên cứu từ Stanford Medicine và Đại học Toronto đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy những thay đổi trong giọng nói sau khi uống rượu có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy về việc một người có bị say hay không.

 Điện thoại thông minh có thể đánh giá nồng độ cồn trong máu khi chúng ta uống rượu.
Điện thoại thông minh có thể đánh giá nồng độ cồn trong máu khi chúng ta uống rượu. (Ảnh minh họa: Les Numériques).

Khám phá này mở đường cho việc sử dụng điện thoại thông minh làm công cụ theo dõi nồng độ cồn.

Nghiên cứu có sự tham gia của 18 người trưởng thành, họ được cho uống một lượng rượu dựa trên trọng lượng cơ thể. Sau đó, những người thử nghiệm được ghi âm đọc một câu uốn lưỡi (một câu phức tạp), trước và sau khi uống rượu, sử dụng điện thoại thông minh đặt ở khoảng cách 30-60cm.

Nồng độ cồn trong máu của họ cũng được các nhà khoa học theo dõi 30 phút một lần trong suốt 7 giờ nghiên cứu.

Bản ghi âm giọng nói chia thành từng khoảng một giây, nó được phân tích bằng các số liệu như cao độ và tần số. Nhờ những tiến bộ trong xử lý tín hiệu, phân tích âm thanh và trí tuệ nhân tạo, mô hình này có thể dự đoán chính xác mức độ say lên đến 98%.

Brian Suffoletto, phó giáo sư y học cấp cứu tại Đại học Stanford, bày tỏ sự ngạc nhiên về độ chính xác của mô hình.

"Kết quả thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên. Mặc dù nghiên cứu này không tiên phong trong việc nêu bật những thay đổi trong đặc điểm lời nói khi say rượu. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng độ chính xác vượt trội của nó bắt nguồn từ việc áp dụng những tiến bộ tiên tiến trong xử lý tín hiệu, phân tích âm học và AI", Sufoletto cho biết.

Ý nghĩa và ứng dụng trong tương lai

Công nghệ này có thể được tích hợp vào điện thoại thông minh, cho phép theo dõi mức độ say của người dùng và gửi cảnh báo khi phát hiện ai đó quá say để lái xe.

Suffoletto cũng đề xuất kết hợp hệ thống này với các tính năng khác của điện thoại, chẳng hạn như sử dụng gia tốc kế để kiểm tra các kiểu dáng đi bất thường hoặc hệ thống phân tích tin nhắn văn bản để tìm những thay đổi trong kiểu giao tiếp có thể cho thấy tình trạng say xỉn.

Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm liên quan đến rượu. Bằng cách cung cấp khả năng can thiệp theo thời gian thực, những công cụ này có khả năng cứu sống bằng cách ngăn người say rượu ngồi sau tay lái.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch mở rộng cơ sở dữ liệu của họ với nhiều mẫu giọng nói hơn từ nhiều người tham gia hơn để cải tiến hơn nữa mô hình của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn