Tại sao máu khô lại được chọn để tách chiết ADN?

Thứ Năm, 01 Tháng Sáu 20233:00 CH(Xem: 807)
Tại sao máu khô lại được chọn để tách chiết ADN?

Thu thập, lưu trữ và phân tích ADN là một phần quan trọng trong nhiều ngành và lĩnh vực y khoa.

Để đạt được những kết quả khả thi, bất kể ngành nào cũng đều cần có các mẫu xét nghiệm chất lượng cao và ổn định để từ đó tiến hành chiết tách ADN. Các mẫu máu tươi thường không được sử dụng do những khó khăn trong quá trình thu thập, vận chuyển hoặc lưu trữ. Tuy nhiên, các mẫu ADN tách chiết từ máu khô vẫn có thể tồn tại được và ổn định.

ADN thường được lấy từ tế bào má hoặc tế bào bạch cầu.ADN thường được lấy từ tế bào má hoặc tế bào bạch cầu.

ADN thường được lấy từ một trong hai nguồn chính: tế bào má (cheek cells) hoặc tế bào bạch cầu. Các mẫu tế bào má có nguy cơ cao nhiễm bệnh bởi virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố môi trường. Vì thế, máu là nguồn lấy mẫu ADN được ưa thích hơn cả.

Tuy nhiên, các mẫu máu cũng có những hạn chế riêng của nó và nếu không được vận chuyển và bảo quản chuẩn xác, các mẫu thử sẽ bắt đầu không sử dụng được trong một khung thời gian rất ngắn. Chiết xuất ADN từ máu tươi là một quá trình phức tạp và tốn nhiều tài nguyên, không phù hợp với môi trường thiếu thốn vật tư, bao gồm cả nghiên cứu tại thực địa.

Mẫu máu khô lại không có những hạn chế về thời gian và nhiệt độ như máu ướt. Chúng ta có thể thu thập hiệu quả ngay tại nguồn lấy và vận chuyển, lưu trữ để chiết xuất ADN sau này mà không cần phải trải qua bước ướp lạnh.

Phương pháp sử dụng giấy lọc và kính hiển vi.Phương pháp sử dụng giấy lọc và kính hiển vi.

Theo truyền thống, ADN thường được tách chiết bằng cách sử dụng các đốm máu khô trên giấy lọc. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy phương pháp này đòi hỏi nhiều người phối hợp thực hiện và qua nhiều bước trích xuất, khó áp dụng nghiên cứu ngay tại thực địa. Công nghệ trên kính hiển vi như là hấp thụ thể tích đã loại bỏ được nhiều rào cản đối với việc thu thập hiệu quả ADN, vốn đã khúc mắc từ lâu trong các phương pháp trước đây.

Một lợi ích khác của việc sử dụng vết máu khô để tách chiết ADN là "tuổi thọ" của chúng trong máu khô. Một số nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng ADN trong vệt máu có thể tồn tại đến vài tháng. Những kết quả cho thấy ít sự biến đổi ngay cả khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tăng. Không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng ADN được chiết xuất từ đốm máu chịu tác động bởi độ ẩm tương đối là 93% hoặc nhiệt độ 35 độ C. Các xét nghiệm này được thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất 3 tháng mà không làm suy giảm đáng kể ADN khi chiết xuất.

Điều kiện trong phòng thí nghiệm cũng được áp dụng để đánh giá sự suy biến của các mẫu máu khô thu được. Kết quả cho thấy ADN không hề bị giảm giá trị, bất kể phương pháp chiết đó là gì khi các mẫu được bảo quản ở 4 độ C trong 24 giờ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện phòng thí nghiệm tiêu chuẩn, bao gồm cả khả năng làm lạnh đáng kể các mẫu là không cần thiết đối với sự ổn định hoặc thời gian tồn tại của ADN trong các đốm máu khô thu được từ kỹ thuật vi mô.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Hằng năm, cứ vào đầu tháng 10, Ủy Ban Nobel tổ chức lễ cấp phát giải thưởng cao quí có từ năm 1901. Năm nay, về Y khoa, có 3 nhà khoa học n
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nhà khảo cổ tin rằng họ đã giải mã được một trong những câu hỏi hóc búa nhất của lịch sử: Người Ai Cập cổ đã làm thể nào để vận chuyển
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:00 CH
Tuy nhiên các hào quang này được miêu tả là có các màu sắc khác nhau hay các mức cường độ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người đó.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Robot tình dục giống hệt con người có tên Harmony sẽ chính thức được thương mại hóa và sản xuất hàng loạt vào dịp Giáng sinh năm 2017.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:00 SA
nhưng việc chúng ta đang tự "đồng hóa" là có thật, đang diễn ra, ngay bây giờ, ngay ở đây - trong mỗi người, trong gia đình của chúng ta!
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:33 SA
Sophia có khả năng nghe nói trôi chảy và khôn ngoan như con người. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn robot Sophia do nhà báo Andrew Ross Sorkin hãng tin CNBC News thực hiện.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tiếng khóc của trẻ nhỏ kích hoạt những vùng não đặc trưng, có liên quan đến các chuyển động và lời nói của người mẹ