Người khiếm thị đầu tiên lấy lại thị lực nhờ ghép tế bào da

Thứ Hai, 19 Tháng Ba 201811:59 SA(Xem: 8072)
Người khiếm thị đầu tiên lấy lại thị lực nhờ ghép tế bào da

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố thành công ca cấy ghép tế bào da trên mắt người, mở ra hy vọng cho rất nhiều người khiếm thị trên toàn thế giới.

Bệnh nhân là một phụ nữ 70 tuổi, đuợc chẩn đóan mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già hay còn đuợc gọi là bệnh AMD. AMD là nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Bệnh nhân được điều trị thử nghiệm vào năm 2014 như một phần của nghiên cứu sơ bộ và 2 năm sau khi ca cấy ghép đuợc thực hiện, các nhà khoa học mới bắt đầu chia sẻ các thành quả của họ.

Các nhà nghiên cứu thực hiện việc cấy ghép bằng cách lấy một mảnh da nhỏ trên cánh tay của bệnh nhân (đuờng kính 4mm) và biến đổi tế bào của nó, sau đó, họ tái thiết lập các tế bào này để biến chúng thành các tế bào gốc đa năng cảm ứng, gọi tắt là iPSC.

Các tế bào gốc đa năng có khả năng biệt hóa thành gần như bất kì loại mô nào trong cơ thể, đó là lý do tại sao các tế bào da đuợc lấy từ cánh tay có thể được tái sử dụng cho mô võng mạc.

ác nhà khoa học hi vọng có thể nhanh chóng áp dụng phương pháp điều trị này cho nhiều bệnh nhân hơn.
Các nhà khoa học hi vọng có thể nhanh chóng áp dụng phương pháp điều trị này cho nhiều bệnh nhân hơn. (Ảnh: Getty Images/Metro.co.uk).

Khi các tế bào được nuôi duỡng để phát triển thành lớp biểu mô sắc tố (retinal pigment epithelium – RPE), tức là lớp cách ly võng mạc với lớp mạch máu phía sau võng mạc, RPE đựơc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để phát triển thành một tấm siêu mỏng và đuợc dùng để cấy vào phía sau võng mạc của bệnh nhân.

Phát biểu tại cuộc họp báo năm 2014, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Masayo Takahashi thuộc Trung tâm Sinh học phát triển Riken cho biết: "Tôi rất hài lòng rằng không có biến chứng nào khi phẫu thuật cấy ghép. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu trong việc sử dụng các tế bào iPSC vào y học tái tạo. Tôi sẽ nỗ lực hết mình trong công cuộc dẫn đầu cho đến khi phương pháp điều trị này có thể áp dụng cho tất cả các bệnh nhân". "Đây là một kết quả của những nỗ lực lâu dài. Theo đó, nhóm đã đạt được một bước tiến trong một khoảng thời gian ngắn khoảng bảy năm từ khi tế bào iPS được tạo ra. Tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhóm".

Vẫn còn rất sớm để nói về những điều chắc chắn của thí nghiệm này. Tuy nhiên, những dấu hiệu tốt cho đến nay đã và đang mang đến nhiều hứa hẹn cho các bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu đã dời thời gian thông báo kết quả cho đến nay để theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân cũng như đánh giá tiến trình biến đổi của các tế bào thành công kéo dài như thế nào. Họ cũng vừa thông báo rằng, các tế bào được cấy ghép đã sống sót mà không có bất kì tác dụng phụ nào hơn một năm qua, kết quả là đã cải thiện đuợc một phần thị giác của nguời bệnh.

Nhóm nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố vào tuần này: "Các màng RPE được cấy ghép đã sống sót tốt mà không có bất kì biểu hiện hoặc dấu hiệu của việc từ chối miễn dịch hay những bất lợi không mong muốn nào trong vòng một năm rưỡi qua, chúng tôi đã đạt được mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ này".

Các nhà nghiên cứu thực hiện việc cấy ghép bằng cách lấy một mảnh da nhỏ trên cánh tay của bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu thực hiện việc cấy ghép bằng cách lấy một mảnh da nhỏ trên cánh tay của bệnh nhân.

Bệnh nhân bày tỏ với Thời báo Nhật Bản rằng, bà rất vui vì đuợc điều trị bằng phương pháp này và cảm nhận được đôi mắt đã sáng lên và tầm nhìn được mở rộng rất tốt.

Phương pháp này không giúp khôi phục hoàn toàn thị lực của bệnh nhân, nhưng nghiên cứu đã cho thấy một bước tiến đáng kể trong việc sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng. Các nhà khoa học tin rằng iPSC có thể đựơc sử dụng không chỉ để điều trị cho các vấn đề liên quan đến thị lực mà còn một loạt các căn bệnh khác như Alzheimer và Parkinson.

Một loạt các nghiên cứu khác cũng đang đưa đến nhiều kết quả tích cực trong việc phục hồi thị giác với phuơng pháp điều trị tế bào gốc. Vào đầu năm nay các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc và Hoa Kì cũng vừa tìm ra cách thức cải thiện thị giác của các em bé bị đục thủy tinh thể bằng cách điều chỉnh nồng độ protein trong tế bào gốc. Đáng chú ý hơn, một nguời phụ nữ tại Baltimore, Hoa Kì, bị mù hơn 5 năm đã phục hồi thị lực bằng cách sử dụng các tế bào gốc chiết xuất từ tủy xuơng sau đó được tiêm vào mắt của bà. Nhiều câu hỏi đã đựơc đặt ra về phuơng pháp điều trị đặc biệt này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc nghiên cứu về tế bào gốc là một lĩnh vực cực kì thú vị trong nghiên cứu khoa học.

* Các kết quả này đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội nghiên cứu về Thị giác và Nhãn khoa (the Association for Research in Vision and Ophthalmology - ARVO), Hoa Kì.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy