Dự án chuột tai - bước ngoặt cho ngành phẫu thuật cấy ghép ( Bác Hồ là loại mặt dơi tai chuột )

Thứ Ba, 26 Tháng Tư 20221:00 CH(Xem: 2645)
Dự án chuột tai - bước ngoặt cho ngành phẫu thuật cấy ghép ( Bác Hồ là loại mặt dơi tai chuột )
Chú thích ảnh
Chuột mang tai người trên lưng gây kinh ngạc cho thế giới. Ảnh: Bệnh viện tổng hợp Massachusetts

Trong suốt thế kỷ 20, nhân loại đã chứng kiến những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học. Khi công nghệ ngày càng tiến bộ, y học cũng sẽ đạt đến mức mọi bộ phận trên cơ thể con người được tái tạo riêng rẽ ở bên ngoài và cấy ghép vào cơ thể dễ dàng như thay bộ phận hỏng của một cỗ máy. 

Phẫu thuật thẩm mỹ cũng phát triển và nhanh chóng trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 20. Tuy vậy, trên cơ thể người, tai vẫn là bộ phận khó tái tạo nhất vì tai được làm từ sụn và sụn thì rất khó để được tái tạo từ tế bào cơ thể người. Chính khó khăn này đã khiến nhiều người gặp tai nạn liên quan đến bộ phận tai phải sống chung với hình dạng tai bất thường hoặc là không có tai đến hết đời.

Dự án đầy tranh cãi

Cuối những năm 1990, nhóm bác sĩ bao gồm Charles Vacanti, Joseph Vacanti và Bob Langer muốn tái tạo các cơ quan nội tạng của con người trong phòng thí nghiệm. Họ thử nghiệm kỹ thuật gọi là “cấu trúc khung có thể phân hủy sinh học”. Cấu trúc khung này có thể dễ dàng tan biến trong cơ thể người sau một thời gian.

Một ngày, bác sĩ Joseph Vacanti nghe đồng nghiệp phàn nàn về việc rất khó để tạo ra đôi tai mới cho những bệnh nhân gặp nạn vì hình dáng tai quá kỳ quặc và phức tạp.

Câu chuyện đã thúc đẩy sự ra đời của dự án “chuột-tai” vào những năm 1990, được Charles Vacanti - một chuyên gia về kỹ thuật mô và tế bào gốc - dẫn dắt.

Charles Vacanti với sự giúp đỡ của anh trai Joseph Vacanti, chuyên gia về tái tạo mô, đã tìm cách nuôi cấy một mảnh sụn nhỏ của con người trên một “cấu trúc khung phân hủy sinh học”.

Các nhà khoa học quyết định làm một cấu trúc có hình dạng giống tai người và đặt các tế bào sụn của một con bò lên đó. Sau đó, các nhà khoa học thí nghiệm trên những con chuột bị suy giảm miễn dịch vì hệ miễn dịch của những con chuột này không đào thải các tế bào bò ngoại lai.

Nhóm nghiên cứu gây mê chuột, rạch thân và đặt một cấu trúc tai dưới da con vật. Đúng như kỳ vọng, cơ thể chuột nuôi các tế bào sụn bò lấp đầy cấu trúc khung. Khi cấu trúc tan biến vào cơ thể chuột, trên con chuột chỉ còn lại hình dạng phần bên ngoài tai nhân tạo.

Vào thời điểm đó, dư luận thế giới đã vô cùng kinh ngạc khi hình ảnh chú chuột có tai trên thân (được đặt biệt danh “chuột Vacanti” hay chuột tai) đăng tải trên mọi mặt báo. Một số người tỏ ra vui mừng nhưng tâm ly số đông vẫn là sợ hãi. Một số khác lại thể hiện sự phẫn nộ và cho rằng cuộc thí nghiệm đã đi ngược lại mọi khía cạnh đạo đức. Làn sóng phản đối kịch liệt kỹ thuật di truyền đã nổ ra ở các quốc gia phương Tây.

Họ hiểu nhầm rằng thí nghiệm của bác sĩ Vacanti liên quan đến kỹ thuật di truyền - ADN của chuột được biến đổi gen để tạo ra tai người trên lưng chúng. Lý do khiến thông tin sai lệch lan truyền rộng rãi là do một số hãng truyền thông đã sử dụng những từ khóa trên để chú thích cho bức ảnh chuột tai. Các nhà khoa học đã không sử dụng bất kỳ kỹ thuật di truyền nào trong thí nghiệm.

Cấu trúc khung được làm từ một vật liệu tổng hợp có tên gọi axit polyglycolic thường được sử dụng trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Các sợi của vật liệu này tạo thành một khung lưới có hình dạng giống đến 97% tại người. Khi được đưa vào cơ thể vật thí nghiệm, tế bào sẽ lấp kín cấu trúc khung. Vật liệu này sẽ hòa tan trong cơ thể thành carbon dioxide và nước, để lại phần mô được đúc theo hình dáng chiếc tai.

Loài chuột đặc biệt

Loài chuột được sử dụng cho thí nghiệm này đặc biệt ở chỗ nó không có lông. Do đột biến tự nhiên nên chúng không có lông và hệ miễn dịch. Đặc điểm thiếu hệ miễn dịch đã giúp loài chuột này trở thành đối tượng nghiên cứu hoàn hảo của nhóm bác sĩ Vacanti. Nếu không có hệ miễn dịch đào thải dị vật, sụn đúc có thể ở trong cơ thể cho đến khi tế bào lấp kín và phát triển hoàn toàn thành hình dáng một chiếc tai.

Phải mất 12 tuần để các tế bào lấp đầy cấu trúc sụn. Chiếc tai được cấy vào cơ thể chuột giống đến 90% so với tai người tự nhiên. Điều này càng làm cho giới khoa học ngạc nhiên hơn vì thí nghiệm không liên quan đến bất kỳ kỹ thuật di truyền nào hoặc ADN của người.

Bất chấp những hiểu lầm và chỉ trích trong quá khứ, thành công từ thí nghiệm chuột tai đã đem đến ứng dụng nhất định trong cuộc sống hiện đại.

Chú thích ảnh
Sau khi tham gia nghiên cứu, những em bé bị dị tật ở tai đã có hai bên tai bình thường. Ảnh: EBioMedicine

Tháng 1/2018, các bác sĩ ở Trung Quốc và Nhật Bản đã công bố một nghiên cứu thực hiện vào năm 2015. Họ mời 5 em bé bị dị tật tai tham gia nghiên cứu. Các nhà khoa học đã quét bên tai bình thường của các em, đảo ngược hình dạng bằng máy tính và in 3D một cấu trúc khung phân hủy sinh học. Sau đó, nhóm nghiên cứu thêm tế bào sụn của bệnh nhân và đặt các cấu trúc khung dưới da. Nhờ vậy, những trường hợp dị tật một bên tai đã có hai bên tai gần như bình thường.

Rõ ràng nếu không có thí nghiệm chuột tai đầy tranh cãi, những tiến bộ y học như trong nghiên cứu trên có lẽ đã không bao giờ xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy