Sóng siêu âm có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Thứ Hai, 15 Tháng Mười Một 202111:00 SA(Xem: 2270)
Sóng siêu âm có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Các chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachussets (MIT) đã tiến hành các nghiên cứu về cách thức tiêu diệt virus thuộc phân họ coronavirus, trong đó có SARS-CoV-2.

Kết quả, nhóm đã phát hiện ra sóng siêu âm ở tần số chụp ảnh y tế thông thường có thể phá vỡ vỏ bọc và các gai protein của virus này trong mô phỏng thí nghiệm.

Những gai protein là bộ phận virus thường bám vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể vật chủ và kích hoạt quá trình xâm lấn RNA virus, tấn công tế bào vật chủ.

Nghiên cứu được các chuyên gia khoa Cơ khí của MIT thực hiện, chỉ ra loại virus này mẫn cảm với nhưng rung động siêu âm trong khoảng tần số sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y tế.

Trong các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã mô phỏng phản ứng cơ học của virus với các hoạt động ở những khoảng tần số siêu âm khác nhau. Kết quả chỉ ra, những rung động trong khoảng tần số giữa 25 và 100 megahertz có thể khiến vỏ bọc và gai potein của virus bị vỡ thành từng mảnh trong khoảng thời gian 1 giây. Các mô phỏng cũng cho thấy trong môi trường nước hay môi trường không khí thì việc tác động sóng siêu âm ở tần số trên đều có thể phá vỡ cấu trúc ngoài của virus.

MIT nhấn mạnh những kết quả trên là sơ bộ và mô hình được xây dựng dựa trên những dữ liệu giới hạn về cầu trúc vật lý của virus. Các nhà khoa học sẽ vẫn phải nghiên cứu sâu hơn để xác định cách sử dụng sóng siêu âm để tiêu diệt virus và hiệu quả của biện pháp này khi sử dụng trong cơ thể người. Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn tin tưởng những kết quả trên là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sóng siêu âm có thể được sử dụng để ngăn chặn virus.

Theo Khoa học

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Joe Walker có lẽ là một trong những nhà du hành vũ trụ vĩ đại nhất mà bạn chưa từng nghe tiếng.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Khi tòa nhà Ingalls ra mắt ở Cincinnati, bang Ohio vào năm 1903, không ai tin rằng nó sẽ trụ vững một thế kỷ sau đó.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.