Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu

Thứ Năm, 21 Tháng Giêng 20217:00 CH(Xem: 3363)
Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu

Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu - Ảnh 1.

Hạt nano ferritin với các protein bị cắt ngắn - Ảnh: news.stanford.edu

Theo đúng phác đồ, sau khi tiêm liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ nhất cho bệnh nhân, sau 3-4 tuần các cơ sở y tế ở Anh phải tiêm liều thứ hai (khoảng cách 21 ngày đối với vắc xin của Pfizer và 28 ngày đối với vắc xin của AstraZeneca).

Tuy nhiên, chính phủ Anh đã quyết định giãn khoảng cách giữa hai mũi tiêm lên đến 12 tuần để có đủ vắc xin tiêm chủng cho nhiều người hơn.

Để giải quyết tình trạng thiếu vắc xin, các nhà khoa học thuộc khoa hóa sinh Đại học Stanford (Mỹ) đã nghĩ đến giải pháp phát triển một loại vắc xin ngừa COVID-19 hiệu quả chỉ sau một lần tiêm.

Kết quả thử nghiệm trên chuột đã được công bố trên tạp chí khoa học ACS Central Science (Mỹ) ngày 5-1.

Theo trang web khoa học Futura (Pháp), vắc xin thử nghiệm là loại vắc xin tiểu đơn vị.

Loại vắc xin này hoạt động theo nguyên tắc đơn giản. Các nhà khoa học tái tạo trong phòng thí nghiệm một protein kháng nguyên rồi kết hợp với tá dược để protein kháng nguyên kích thích hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học ở Đại học Stanford đã tổng hợp hai dạng protein S (protein S là đoạn gai nằm trên bề mặt virus SARS-CoV-2). Dạng thứ nhất gồm toàn bộ protein S và dạng thứ hai là protein S đã bị cắt ngắn.

Sau đó, họ cho hai protein kháng nguyên này tích hợp với các hạt nano ferritin (protein chịu trách nhiệm dự trữ sắt). 

Họ đã tiêm cho 10 con chuột 10 microgarm vắc xin cùng hai tá dược Quil-A và monophosphoryl lipid A (MPLA). Kết quả quan sát được cho thấy hai loại tiểu đơn vị đã đạt hiệu quả kích thích hệ miễn dịch ngay từ liều đầu tiên.

Số lượng kháng thể trung hòa hình thành tương đương với số lượng kháng thể của 20 bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi bệnh. Phản ứng trung hòa mạnh gấp đôi so với phản ứng quan sát thấy trong huyết thanh của các bệnh nhân.

Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu - Ảnh 2.

GS Peter S. Kim - Ảnh: YOUTUBE

Sau mũi tiêm nhắc lại 21 ngày sau, chuột được tiêm vắc xin có protein S cắt ngắn đạt mức kháng thể trung hòa cao nhất.

Kết quả đạt được có thể làm cơ sở để phát triển một loại vắc xin tiểu đơn vị tiềm năng có hiệu quả ngay từ một lần tiêm.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tinh chỉnh ứng viên vắc xin để chuẩn bị cho giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.

GS Peter S. Kim ở Đại học Stanford nhận xét: "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loại vắc xin chỉ cần tiêm một mũi duy nhất và không cần dây chuyền làm lạnh trong bảo quản hoặc vận chuyển. Nếu thành công, vắc xin cũng sẽ rẻ hơn. Vắc xin của chúng tôi sẽ nhắm đến mục tiêu các nước có thu nhập thấp và trung bình"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 03 Tháng Ba 201812:00 CH
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sau hơn 8 năm, Waymo, công ty con của Google, tin rằng công nghệ của mình đã sẵn sàng để đưa xe hơi tự lái hoàn toàn ra đường mà không cần con người ngồi ở ghế lái.
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20178:27 SA
Câu hỏi về việc có nên để máy tính chạy suốt ngày đêm hay là nên tắt khi không sử dụng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Trả lời cho câu hỏi này hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:01 CH
Trong thời gian qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã có những phát hiện bất ngờ gây chấn động giới khảo cổ trên thế giới.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:48 SA
Theo như dư đoán thì ngày 19 tháng 11 tới đây sẽ được cho là ngày tận thế...Điều này được gây ta bởi 1 hành tinh có tên là Nibiru bí ẩn. Tuy nhiện mới đây cơ quan NASA đã phải lên tiếng chấn an dư luận về việc hành tinh n