Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu

Thứ Năm, 21 Tháng Giêng 20217:00 CH(Xem: 3311)
Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu

Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu - Ảnh 1.

Hạt nano ferritin với các protein bị cắt ngắn - Ảnh: news.stanford.edu

Theo đúng phác đồ, sau khi tiêm liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ nhất cho bệnh nhân, sau 3-4 tuần các cơ sở y tế ở Anh phải tiêm liều thứ hai (khoảng cách 21 ngày đối với vắc xin của Pfizer và 28 ngày đối với vắc xin của AstraZeneca).

Tuy nhiên, chính phủ Anh đã quyết định giãn khoảng cách giữa hai mũi tiêm lên đến 12 tuần để có đủ vắc xin tiêm chủng cho nhiều người hơn.

Để giải quyết tình trạng thiếu vắc xin, các nhà khoa học thuộc khoa hóa sinh Đại học Stanford (Mỹ) đã nghĩ đến giải pháp phát triển một loại vắc xin ngừa COVID-19 hiệu quả chỉ sau một lần tiêm.

Kết quả thử nghiệm trên chuột đã được công bố trên tạp chí khoa học ACS Central Science (Mỹ) ngày 5-1.

Theo trang web khoa học Futura (Pháp), vắc xin thử nghiệm là loại vắc xin tiểu đơn vị.

Loại vắc xin này hoạt động theo nguyên tắc đơn giản. Các nhà khoa học tái tạo trong phòng thí nghiệm một protein kháng nguyên rồi kết hợp với tá dược để protein kháng nguyên kích thích hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học ở Đại học Stanford đã tổng hợp hai dạng protein S (protein S là đoạn gai nằm trên bề mặt virus SARS-CoV-2). Dạng thứ nhất gồm toàn bộ protein S và dạng thứ hai là protein S đã bị cắt ngắn.

Sau đó, họ cho hai protein kháng nguyên này tích hợp với các hạt nano ferritin (protein chịu trách nhiệm dự trữ sắt). 

Họ đã tiêm cho 10 con chuột 10 microgarm vắc xin cùng hai tá dược Quil-A và monophosphoryl lipid A (MPLA). Kết quả quan sát được cho thấy hai loại tiểu đơn vị đã đạt hiệu quả kích thích hệ miễn dịch ngay từ liều đầu tiên.

Số lượng kháng thể trung hòa hình thành tương đương với số lượng kháng thể của 20 bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi bệnh. Phản ứng trung hòa mạnh gấp đôi so với phản ứng quan sát thấy trong huyết thanh của các bệnh nhân.

Nghiên cứu mới: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 đã đủ công hiệu - Ảnh 2.

GS Peter S. Kim - Ảnh: YOUTUBE

Sau mũi tiêm nhắc lại 21 ngày sau, chuột được tiêm vắc xin có protein S cắt ngắn đạt mức kháng thể trung hòa cao nhất.

Kết quả đạt được có thể làm cơ sở để phát triển một loại vắc xin tiểu đơn vị tiềm năng có hiệu quả ngay từ một lần tiêm.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tinh chỉnh ứng viên vắc xin để chuẩn bị cho giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.

GS Peter S. Kim ở Đại học Stanford nhận xét: "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một loại vắc xin chỉ cần tiêm một mũi duy nhất và không cần dây chuyền làm lạnh trong bảo quản hoặc vận chuyển. Nếu thành công, vắc xin cũng sẽ rẻ hơn. Vắc xin của chúng tôi sẽ nhắm đến mục tiêu các nước có thu nhập thấp và trung bình"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Đôi khi những cảnh tượng bí ẩn vô tình được Google Earth chụp lại có thể khiến bạn không thể ngờ tới.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Công ty Max Bogl Wind (Đức) đang xây dựng những tua-bin điện gió cao nhất thế giới tại Gaildorf, gần Stuttgart. Điểm đặc biệt là bên dưới móng các tua-bi