Không chiến với trí tuệ nhân tạo cuả Mỹ, phi công F-16 thua trắng 5 hiệp

Thứ Bảy, 29 Tháng Tám 20203:00 SA(Xem: 3277)
Không chiến với trí tuệ nhân tạo cuả Mỹ, phi công F-16 thua trắng 5 hiệp

Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã tổ cuộc thi mang tên AlphaDogfight và trận chung kết đã diễn ra hôm thứ Năm vừa qua 20/8, khi đưa một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty Heron Systems thiết kế để chống lại một phi công là con người trong một tình huống mô phỏng không chiến.

Đối thủ của AI là một sinh viên tốt nghiệp Khóa học về vũ khí của Lực lượng Phòng không với biệt danh "Banger", theo Breaking DefenseMột nhà bình luận chuyên nghiệp, Justin Mock của DARPA, nói rằng thuật toán AI đã thể hiện "khả năng ngắm bắn siêu phàm" trong trận không chiến. Trong suốt cả cuộc chiến mô phỏng, phi công là con người không bắn trúng đích đối thủ được lần nào.

Theo ban tổ chức, cuộc giao chiến mô phỏng này dựa trên "kịch bản chiến đấu một chọi một", trong đó người tham gia sẽ trải nghiệm cuộc chiến theo kiểu cổ điển như thời Thế chiến II, với các máy bay gắn súng ở phía trước. Điều này cũng cho thấy rằng mặc dù trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng, thì cần phải làm việc nhiều hơn nữa trước khi sẵn sàng cho các hệ thống AI này đối mặt với những phức tạp của chiến tranh hiện đại.

Không chiến với trí tuệ nhân tạo, phi công F-16 của Mỹ thua trắng 5 hiệp - Ảnh 1.

Theo Ben Bell, kỹ sư máy học cấp cao của Heron, thì môi trường mô phỏng giúp cho chiến binh AI có lợi thế hơn đối thủ của nó. Tuy nhiên, ngược lại thì môi trường ảo cũng cho phép phi công con người thực hiện các thao tác chiến đấu với cường độ cao, thứ mà họ không thể làm trong thế giới thực.

"Dù sao đi nữa, thành tựu đạt được là rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống AI", Bell nói. "Chương trình này đã bắt đầu chưa đầy một năm trước và AI đã học hỏi rất nhanh, đạt được tri thức tương đương khoảng '12 năm kinh nghiệm' trong suốt quá trình bao gồm 4 tỷ mô phỏng".

Trước đó tại các vòng đấu loại, AI này đã đánh bại các phi công là con người khác cũng như các thuật toán AI khác.

Năm ngoái, DARPA giải thích rằng mặc dù AI có thể đánh bại con người trong các trò chơi như cờ vua, nhưng không có AI nào đang tồn tại "có thể vượt qua con người trong một cuộc thi chiến đấu không chiến tốc độ cao". Đây cũng là động lực thúc đẩy cơ quan này cố gắng thay đổi và đưa AI vào các hoạt động máy bay không người lái trong tương lai.

Không chiến với trí tuệ nhân tạo, phi công F-16 của Mỹ thua trắng 5 hiệp - Ảnh 2.

Trong tương lai, đồng đội của các phi công Mỹ có thể là những thuật toán AI.

Theo mô tả của DARPA, trong tương lai, một chương trình mang tên ACE của họ có thể "cung cấp khả năng cho phép phi công tham gia các nhiệm vụ chỉ huy không quân trên toàn cầu ở quy mô rộng lớn hơn, trong khi máy bay và các hệ thống không người lái sẽ là đồng đội của họ để tham gia vào các nhiệm vụ chiến thuật riêng lẻ."

Bình luận về các mục tiêu đầy tham vọng của chương trình ACE, Đại tá Dan Javorsek, giám đốc chương trình tại Văn phòng Công nghệ Chiến lược của DARPA, cho biết năm ngoái cơ quan này đã hình dung về "một tương lai trong đó AI xử lý việc điều động trong tích tắc trong các trận không chiến, giữ cho các phi công con người an toàn hơn và chiến đấu hiệu quả hơn, bằng cách sắp xếp một số lượng lớn các hệ thống không người lái thành một mạng lưới các hiệu ứng chiến đấu áp đảo."

Với sự quan tâm ngày càng tăng của Bộ Quốc phòng Mỹ đối với AI, DARPA không phải là đơn vị duy nhất theo đuổi các loại cơ hội này. Hồi đầu tháng 6 vừa qua, Trung tướng Không quân Jack Shanahan, người đứng đầu Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Liên hợp, cho biết Không quân Mỹ cũng đang xem xét việc đưa một máy bay không người lái tự động điều khiển bằng AI để chống lại một máy bay chiến đấu có người lái, trong một trận không chiến vào năm tới.

Tham khảo BI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy