Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng

Thứ Tư, 22 Tháng Bảy 20203:01 CH(Xem: 3112)
Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng

Công nghệ "phơi nước" mới này được hy vọng sẽ giải quyết các vấn đề về hạn hán, ô nhiễm nguồn nước của nhiều khu vực trên thế giới.

Ở nhiều nơi trên thế giới, việc tiếp cận với nguồn nước sạch vẫn được coi là một thách thức. Chúng ta vẫn thường mặc nhiên tin vào biện pháp đun sôi để lọc và khử khuẩn nước uống. Tuy nhiên, việc đun sôi nước không có khả năng loại bỏ hóa chất và các độc tố, cũng như những kim loại nặng lắng cặn gây hại cho sức khỏe.

Thông qua sự tài trợ của Quỹ Melinda Gates, Quỹ khoa học Quốc gia và Văn phòng Nghiên cứu Quân đội Mỹ, một dự án sử dụng năng lượng mặt trời để làm sạch nguồn nước đã được các nhà khoa học thuộc trường Đại học Rochester phát triển và công bố mới đây.

Loc nuoc nho anh sang mat troi hieu qua hon nuoc dun soi anh 1

Tấm siêu hấp thụ này có thể tự động quay theo vị trí mặt trời nhằm nhận được nhiều nhiệt năng nhất. Ảnh: University Rochester.

Cụ thể, phương pháp này sử dụng một tấm nhôm được khắc bằng công nghệ Femtosecond Laser cho khả năng hấp thụ năng lượng tối đa. Khi tấm nhôm được đặt trong nước ở vị trí đối diện mặt trời, lớp kim loại sẽ hút một lớp nước mỏng lên trên bề mặt và làm nóng nhanh chóng.

Với khả năng giữ lại 100% nhiệt năng từ mặt trời, phương pháp này có thể thay đổi các liên kết phân tử trong nước, cải thiện đáng kể quá trình bay hơi và làm sạch nước ô nhiễm.

Phương pháp “phơi nước” bằng ánh sáng mặt trời được đánh giá hiệu quả hơn 100% so với đun sôi nước uống truyền thống. Ưu điểm đáng kể nhất là các tấm lọc nước có thể được điều chỉnh liên tục để tối đa hóa khả năng hấp thụ ánh sáng.

Theo Slash Gear, các thử nghiệm được đội ngũ nghiên cứu Đại học Rochester tiến hành đã chứng minh sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm phổ biến như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, nước tiểu, kim loại nặng và tạp chất trong làm đẹp đều đạt chỉ số an toàn phù hợp cho cơ thể con người.

Tuy dự án mới đạt được những thành công khả quan nhất định, rất có thể trong tương lai không xa, công nghệ này sẽ được áp dụng trực tiếp vào trong đời sống, khắc phục những hạn chế của các phương pháp lọc nước thông thường.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Hằng năm, cứ vào đầu tháng 10, Ủy Ban Nobel tổ chức lễ cấp phát giải thưởng cao quí có từ năm 1901. Năm nay, về Y khoa, có 3 nhà khoa học n
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nhà khảo cổ tin rằng họ đã giải mã được một trong những câu hỏi hóc búa nhất của lịch sử: Người Ai Cập cổ đã làm thể nào để vận chuyển
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:00 CH
Tuy nhiên các hào quang này được miêu tả là có các màu sắc khác nhau hay các mức cường độ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người đó.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Robot tình dục giống hệt con người có tên Harmony sẽ chính thức được thương mại hóa và sản xuất hàng loạt vào dịp Giáng sinh năm 2017.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:00 SA
nhưng việc chúng ta đang tự "đồng hóa" là có thật, đang diễn ra, ngay bây giờ, ngay ở đây - trong mỗi người, trong gia đình của chúng ta!
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:33 SA
Sophia có khả năng nghe nói trôi chảy và khôn ngoan như con người. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn robot Sophia do nhà báo Andrew Ross Sorkin hãng tin CNBC News thực hiện.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tiếng khóc của trẻ nhỏ kích hoạt những vùng não đặc trưng, có liên quan đến các chuyển động và lời nói của người mẹ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:09 SA
Trang trại của một người đàn ông ở Hà Lan trở thành “nạn nhân” của một vật thể lạ từ trời rơi xuống. Tưởng gặp phải chuyện đen đủi, nhưng người đàn ông này lại bất ngờ phát hiện
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201711:01 SA
Santos nói Samantha đã cải thiện cuộc hôn nhân 16 năm của ông với vợ Martisa Kissamitaki – một nhà thiết kế.