Vi khuẩn ruột đỉa cho ta biết gì về việc kháng thuốc?

Chủ Nhật, 17 Tháng Năm 20209:00 CH(Xem: 4652)
Vi khuẩn ruột đỉa cho ta biết gì về việc kháng thuốc?
con-dia-696x392

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên mBio ngày 24/7, một vi khuẩn được tìm thấy ở ruột đỉa chỉ cần tiếp xúc với 0,01 microgram/ml thuốc kháng sinh ciprofloxacin là sẽ trở nên kháng với loại thuốc này. Đồng tác giả nghiên cứu Joerg Graf, một nhà sinh vật học đến từ Đại học Connecticut ở Storrs cho biết, liều lượng đó ít hơn lượng kháng sinh được cho là gây ra sự kháng thuốc ở loại vi khuẩn này 400 lần.

Những con đỉa nhất định được chấp nhận dùng cho mục đích y khoa bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để giúp bệnh nhân lành bệnh từ phẫu thuật phục hồi. Những sinh vật nhầy nhụa này hút máu và tiết ra chất chống đông, hỗ trợ sự phát triển của mô.

Đầu những năm 2000, các nhà nghiên cứu để ý thấy có một sự gia tăng nhỏ các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh ở những bệnh nhân này gây ra bởi vi khuẩn Aeromononas, được tìm thấy ở Hirudo Verbana, một loài đỉa được dùng làm thuốc. Các nhà khoa học đã phân tích các chất trong ruột đỉa bằng phương pháp khối phổ, và tìm ra vi khuẩn kháng thuốc cũng như các lượng nhỏ ciprofloxacin và enrofloxacin, một loại thuốc kháng sinh thú y được sử dụng ở các trang trại gia cầm. Các nhà nghiên cứu cho hay lũ đỉa có lẽ đã được tiếp xúc với những kháng sinh này qua máu gia cầm được dùng làm thức ăn ở các trại nuôi đỉa.

Graf gợi ý các nông dân nuôi đỉa nên loại bỏ ciprofloxacin và các kháng sinh khác khỏi các hoạt động của họ. Nhưng Aeromonas cũng được tìm thấy trong môi trường nước ngọt. Ông cho biết: “Rất đáng lo ngại vì những lượng nhỏ kháng sinh cũng được phát hiện trong môi trường”.

Chưa rõ liệu một mình Aeromonas có mức kháng thuốc thấp này, hay liệu các vi khuẩn khác cũng có thể trở nên kháng thuốc ở mức thấp hơn hay không. Nếu vậy, điều đó có thể gây rắc rối cho những nỗ lực toàn cầu nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm kháng thuốc.

Theo Dân Trí
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy