Đã có cách để giữ bệnh giang mai phát triển trong phòng thí nghiệm

Thứ Ba, 28 Tháng Tư 20209:00 SA(Xem: 3891)
Đã có cách để giữ bệnh giang mai phát triển trong phòng thí nghiệm
vi-khuan-giang-mai-696x372

Trong hơn một thế kỉ, các nhà khoa học đã cố phát triển Treponema pallidum, vi khuẩn hình xoắn ốc gây ra bệnh giang mai. Nhưng khuẩn xoắn cứng đầu này không chịu phát triển ở nơi nào khác ngoài cơ thể người hoặc thỏ trong hơn 18 ngày. Thời gian này không đủ để các nhà nghiên cứu nghiên cứu nó.

Nhà vi trùng học Steven Norris, thuộc Đại học Trung tâm Khoa học Sức khỏe Texas ở Houston, cho biết: “Tôi gần như đã dành cả sự nghiệp quan sát những sinh vật này chết đi”. Cho đến giờ. Norris và các đồng nghiệp đã tạo ra một công thức mới giữ vi khuẩn này sống hàng tháng trời, họ báo cáo trên mBio ngày 26/6.Norris cho biết: “Chúng tôi biết rất ít về sinh vật này”. Có thể nghiên cứu nó lâu dài trên đĩa có thể đem lại những phương pháp điều trị tốt hơn cho hàng triệu người bị lây bệnh giang mai trên toàn thế giới và mở đường cho việc phát triển vắc-xin phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục này.

Thành phần đầu tiên, tế bào biểu mô của thỏ, được phỏng theo từ một phương pháp năm 1981 đã thành công phát triển vi khuẩn trong hai tuần. Nhưng nó cần một dung dịch bí mật, một chất trung gian sẽ kích thích vi khuẩn phát triển trong tế bào của thỏ.

Đầu tiên, đội nghiên cứu đã thử “phương pháp bồn rửa nhà bếp”, thí nghiệm từ 10-20 hỗn hợp các chất dinh dưỡng và phụ gia. Nhưng không gặp may.

Sau đó, nguồn cảm hứng từ vi khuẩn gây bệnh Lyme đã thành công. Dù Borrelia burgdorferi và T. pallidum có hành vi khác nhau và gây ra các bệnh khác nhau, hai loại vi khuẩn này có cùng cấu trúc xoắn ốc. Có lẽ chúng sẽ phát triển trong cùng một môi trường. Tư duy này đã mang lại kết quả. Theo Norris, CMRL 1066, một dung dịch của đường và các vitamin mà khuẩn xoắn Lyme yêu thích, đã giúp giữ T. pallidum sống sót gần tám tháng.

Mỗi tuần, ông đều phấn khích khi chuyển những vi khuẩn sinh sôi nảy nở sang dung dịch mới chế. “Chúng tôi vẫn bất ngờ khi thấy các sinh vật này tiếp tục phát triển”.

Theo Dân Trí
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Chiếc ấn ngọc được chạm khắc tinh xảo đến mức một số chi tiết chỉ có thể nhìn rõ dưới ống kính máy ảnh cực nhạy.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Khi chính thức khai trương vào năm tới, nhà máy sản xuất năng lượng sạch từ chất thải sẽ xử lý 400.000 tấn chất
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Giáo sư Stephen Hawking cảnh báo nhân loại có thể bị tiêu diệt khi Trái đất biến thành một quả cầu lửa khổng lồ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Nếu ai đã từng tới Mỹ và có cơ hội tới thăm các nghĩa trang tại đây đều thấy có 1 sự đặc biệt đó là sự xuất hiện của các đồng xu trên các bia mộ
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20177:00 SA
trong các trang khoa học, có hai khám phá mới. Theo nhà sinh học Pháp Barbara Demaneix, trả lời phỏng vấn báo Le Monde, thì nạn ô nhiễm môi trường có tác động đến bộ não con người.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Tại sao con người ở những vùng khác nhau lại có màu da khác nhau? Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này là gì nhỉ?
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Nước mắt là một phần không thể thiếu với cơ thể mỗi người, đồng thời là một điểm nhấn trong bức tranh cảm xúc của loài người.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:58 SA
sẽ gây ra cơn sóng thần lớn chưa từng thấy đủ sức quét sạch một số cường quốc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Nhà chức trách y tế thủ đô New Delhi Ấn Độ vừa đưa ra cảnh báo tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng khi nồng độ chất độc hại trong không khí...
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Đây là loài "thủy quái" được xếp vào 1 trong những loài kỳ lạ nhất Trái Đất. Các chuyên gia về động vật học đã nghiên cứu