Thế giới có thể mất một nửa bãi biển vào năm 2100

Thứ Ba, 10 Tháng Ba 20205:00 SA(Xem: 3940)
Thế giới có thể mất một nửa bãi biển vào năm 2100

Những bãi biển cát, chiếm 1/3 bờ biển toàn cầu, đặc biệt "dễ bị tổn thương" do mực nước biển dâng gây ra bởi biến đổi khí hậu.

Bãi biển Ipanema ở Rio De Janeiro, Brazil. Ảnh: IFL Science.

Bãi biển Ipanema ở Rio De Janeiro, Brazil. Ảnh: IFL Science.

Sử dụng các quan sát từ vệ tinh trong 35 năm qua, kết hợp với mô hình dự đoán biến đổi khí hậu, các chuyên gia cảnh báo Trái Đất có thể mất tới 50% bãi biển cát vào cuối thể kỷ 21, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change hôm 2/3.

Nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay, chỉ trong vòng 30 năm tới, khoảng 14 - 15% bãi biển cát trên thế giới sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. "Nếu mức độ xói mòn vượt quá 100 m, bãi biển đó có thể biến mất", tác giả chính của nghiên cứu Michalis Vousdoukas, nhà hải dương học và cán bộ khoa học tại Ủy ban châu Âu nhấn mạnh.

Mức độ xâm lấn của nước biển, theo nghiên cứu, sẽ có sự khác nhau theo vị trí địa lý. Cụ thể, Gambia và Guinea-Bissau là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 60% bãi biển cát có thể bị nhấn chìm trong 80 năm tới, tiếp theo là Australia, Canada, Chile, Mexico, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Argentina.

Với khoảng 10% dân số thế giới sống ven biển, ước tính 5,3 triệu người sẽ phải di tản nếu mực nước biển dâng thêm 0,8 m. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người, xói mòn bờ biển còn đe dọa các loài động thực vật hoang dã bởi các bãi cát không chỉ cung cấp môi trường sống mà còn đóng vai trò như rào chắn tự nhiên ngăn bão và vòi rồng.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tin rằng con người có thể kiểm soát phần nào những gì sẽ xảy ra với các bãi biển trên thế giới trong 80 năm tới. Bằng cách hạn chế khí thải nhà kính, chúng ta có thể giảm 17% thiệt hại do xói mòn bờ biển vào năm 2050 và 40% vào năm 2100 so với dự đoán trong nghiên cứu.

Đoàn Dương (Theo CNN/IFL Science)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Hằng năm, cứ vào đầu tháng 10, Ủy Ban Nobel tổ chức lễ cấp phát giải thưởng cao quí có từ năm 1901. Năm nay, về Y khoa, có 3 nhà khoa học n
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nhà khảo cổ tin rằng họ đã giải mã được một trong những câu hỏi hóc búa nhất của lịch sử: Người Ai Cập cổ đã làm thể nào để vận chuyển
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:00 CH
Tuy nhiên các hào quang này được miêu tả là có các màu sắc khác nhau hay các mức cường độ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người đó.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Robot tình dục giống hệt con người có tên Harmony sẽ chính thức được thương mại hóa và sản xuất hàng loạt vào dịp Giáng sinh năm 2017.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:00 SA
nhưng việc chúng ta đang tự "đồng hóa" là có thật, đang diễn ra, ngay bây giờ, ngay ở đây - trong mỗi người, trong gia đình của chúng ta!
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:33 SA
Sophia có khả năng nghe nói trôi chảy và khôn ngoan như con người. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn robot Sophia do nhà báo Andrew Ross Sorkin hãng tin CNBC News thực hiện.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tiếng khóc của trẻ nhỏ kích hoạt những vùng não đặc trưng, có liên quan đến các chuyển động và lời nói của người mẹ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:09 SA
Trang trại của một người đàn ông ở Hà Lan trở thành “nạn nhân” của một vật thể lạ từ trời rơi xuống. Tưởng gặp phải chuyện đen đủi, nhưng người đàn ông này lại bất ngờ phát hiện
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201711:01 SA
Santos nói Samantha đã cải thiện cuộc hôn nhân 16 năm của ông với vợ Martisa Kissamitaki – một nhà thiết kế.