Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt trời

Thứ Ba, 16 Tháng Giêng 20181:00 SA(Xem: 5706)
Đây là cách NASA cố phá hủy con tàu Parker, chuẩn bị đưa nó lên thăm dò Mặt trời

"Yêu cho roi cho vọt" có thể được dùng trong trường hợp này.

Cuối năm 2018 này, Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA đã trên chặng đường thám hiểm chưa con tàu nào trong lịch sử khám phá Vũ trụ của nhân loại có thể làm được. Nhưng trước khi nó có thể đương đầu với nhiệt lượng khủng khiếp từ quả cầu lửa kia, nó phải được xử lý đặc biệt và trải qua bài thử khắc nghiệt để xem nó có thể thăm dò Mặt Ttrời không.

Trong hai tháng vừa rồi, các kỹ sư tại NASA đã có khoảng thời gian tuyệt vời, sử dụng loa kích cỡ lớn, lò nướng và tia laser cực mạnh hòng hủy diệt con tàu Parker.

Tàu thăm dò Mặt trời Parker.
Tàu thăm dò Mặt trời Parker.

Cần nhiều hơn thế để làm hỏng được con tàu mất tới 8 năm để phát triển và hoàn thiện. Đáng ngạc nhiên là phát triển tận 8 năm rồi, tới tháng Mười Một cuối năm ngoái, con tàu mới được mang ra để thử nghiệm.

Bài thử đầu tiên là bài thử rung tại Phòng khoa học Vật lý Ứng dụng John Hopkins tại Maryland. Tại đó, họ rung lắc con tàu một cách dữ dội để chắc chắn được rằng nó sẽ sống sót qua giai đoạn phóng tàu, khi nằm yên vị trên hệ thống tên lửa Delta IV Heavy.

Một trong các hệ thống tên lửa đẩy Delta Heavy sẽ đưa Parker lên quỹ đạo Mặt Trời.
Một trong các hệ thống tên lửa đẩy Delta Heavy sẽ đưa Parker lên quỹ đạo Mặt trời.

Tiếp đó, nó được chuyển tới Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA. Tại đó, nó lại được đắm mình trong âm thanh khủng khiếp 150 decibel (dB) tới từ một dàn loa cao 1,8 mét. Để so sánh, thì tại giới hạn 85 dB, tai con người đã có thể gặp chấn thương vĩnh viễn. Tàu thăm dò Parker sẽ phải nghe âm thanh to kinh hoàng ấy trong quá trình cất cánh.

Parker được thử nghiệm độ chống chịu âm thanh.
Parker được thử nghiệm độ chống chịu âm thanh.

Tuy nhiên, sống sót qua quá trình phóng tàu mới là một phần nhỏ của chuyến bay lịch sử lên Mặt trời. Tại quỹ đạo của ngôi sao sáng choi ấy, con tàu sẽ phải chịu được bức xạ nhiệt Mặt trời cực mạnh và cùng lúc đó, thu thập tia cực tím để lấy về năng lượng cho tàu sử dụng. Để thử nghiệm các tấm pin Mặt trời trên tàu Parker, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chùm tia laser mạnh để làm sáng từng dải trong 44 dải pin Mặt trời sẽ được lắp đặt trên tàu.

Xong lần này này, người ta sẽ tiến hành bài thử cuối cùng: xem tàu Parker có chịu được nhiệt lượng khổng lồ không. Nó sẽ bay xuyên qua bầu khí quyển bên ngoài Mặt trời, nơi mà nhiệt độ có thể lên tới hơn 1.300 độ C. Tàu Parker được đưa vào một buồng đốt nóng chân không để xác định xem khiên chắn nhiệt của nó có hoạt động đúng như dự kiến.

Còn đây là bài thử nghiệm nhiệt độ.
Còn đây là bài thử nghiệm nhiệt độ.

Để có thể bảo vệ được các thành phần điện tử bên trong Parker – những thứ hoàn toàn có thể bị hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cực cao từ Mặt trời, các nhà nghiên cứu tại NASA đã phát triển một loại khiên nhiệt carbon "mang tính cách mạng", gắn vào bên ngoài con tàu Parker để nó có thể thực hiện sứ mệnh Mặt trời một cách an toàn.

Tấm khiên nhiệt đã chống chịu được cả nhiệt độ lạnh cóng lẫn cái nóng kinh hoàng.

Nếu như mọi sự vẫn tiến triển tốt đệp vậy, Tàu thăm dò Mặt trời Parker sẽ cho ta những dữ liệu chưa từng có về gió Mặt trời, về những dòng hạt điện tích có thể vừa tạo ra cực quang lại vừa có thể làm tiêu biến cả một tầng khí quyển. Ta sống nhờ Mặt trời nhưng lại chẳng biết gì nhiều về nó, đã đến lúc ta phải thay đổi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Ông Philippe Cornu là đương kim Chủ tịch Đại học Phật giáo Âu châu, Giảng sư tại Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Inalco) của Pháp
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:30 SA
Hằng năm, cứ vào đầu tháng 10, Ủy Ban Nobel tổ chức lễ cấp phát giải thưởng cao quí có từ năm 1901. Năm nay, về Y khoa, có 3 nhà khoa học n
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Các nhà khảo cổ tin rằng họ đã giải mã được một trong những câu hỏi hóc búa nhất của lịch sử: Người Ai Cập cổ đã làm thể nào để vận chuyển
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 201712:00 CH
Tuy nhiên các hào quang này được miêu tả là có các màu sắc khác nhau hay các mức cường độ khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân của người đó.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Robot tình dục giống hệt con người có tên Harmony sẽ chính thức được thương mại hóa và sản xuất hàng loạt vào dịp Giáng sinh năm 2017.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201711:00 SA
nhưng việc chúng ta đang tự "đồng hóa" là có thật, đang diễn ra, ngay bây giờ, ngay ở đây - trong mỗi người, trong gia đình của chúng ta!
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:33 SA
Sophia có khả năng nghe nói trôi chảy và khôn ngoan như con người. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn robot Sophia do nhà báo Andrew Ross Sorkin hãng tin CNBC News thực hiện.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tiếng khóc của trẻ nhỏ kích hoạt những vùng não đặc trưng, có liên quan đến các chuyển động và lời nói của người mẹ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20175:09 SA
Trang trại của một người đàn ông ở Hà Lan trở thành “nạn nhân” của một vật thể lạ từ trời rơi xuống. Tưởng gặp phải chuyện đen đủi, nhưng người đàn ông này lại bất ngờ phát hiện
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 201711:01 SA
Santos nói Samantha đã cải thiện cuộc hôn nhân 16 năm của ông với vợ Martisa Kissamitaki – một nhà thiết kế.