Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học "bó tay

Thứ Ba, 09 Tháng Giêng 20181:00 CH(Xem: 7613)
Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học "bó tay

Trong cuộc sống, có bao giờ bạn tự hỏi “tại sao hươu cao cổ có cái cổ dài ?”, “vì sao chúng ta lại mơ?”… những câu hỏi ngẫu hứng tưởng như đơn giản vậy mà lâu nay vẫn làm đau đầu các nhà khoa học.

Cùng điểm lại một vài câu hỏi tưởng chừng như ai cũng biết - nhưng chưa ai lý giải được dưới đây.

1. Giấc mơ là gì?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Tất cả chúng ta đều mơ, nó dường như là một hoạt động tự nhiên của não bộ trong lúc chúng ta ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi thật ra giấc mơ là gì và tại sao chúng ta lại mơ mỗi khi ngủ - thật đáng buồn là khoa học vẫn chưa giải thích một cách thấu đáo được.

Một số người cho rằng, đó chỉ là những hình ảnh ngẫu nhiên do sự nghỉ ngơi của não. Nhưng một vài người khác lại tin, đó là những gì chúng ta không muốn nghĩ về nó trong ngày như là vấn đề tình dục chẳng hạn…

Dù sao đi nữa, cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết và định nghĩa về giấc mơ vẫn còn là một bí ẩn.

2. Tại sao chúng ta giật mình trong mơ?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Đã bao giờ bạn đang lơ mơ ngủ thì có cảm giác bị ngã và giật mình tỉnh giấc? Cảm giác này cũng giống như khi bạn nghiêng chiếc ghế đến mức bạn cảm nhận được bạn đang rơi. Khoa học hiện vẫn chưa có lời giải thích nào thật sự thỏa đáng cho cảm giác này.

Theo một số lý thuyết, đây có thể là cơ chế giúp bạn có thể ngủ trên cành cây hay những mô đất cao mà không sợ bị ngã. Nhưng nghe có vẻ không hợp lý vì con người hầu như chẳng bao giờ ngủ trên cây. Môt số giả thuyết khác cho rằng, đó là một cơ chế làm chậm quá trình khiến chúng ta rơi vào giấc ngủ.

3. Làm sao bộ não có thể lưu trữ ký ức?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Chúng ta không hề hiểu các bộ phận của não có liên quan như thế nào đến việc lưu trữ và tái tạo ký ức, mặc dù chúng ta biết rất nhiều khu vực của não bộ có liên quan đến quá trình này.

Chúng ta chỉ chắc chắn một điều là có sự kết nối giữa các nơ-ron thần kinh. Khi thấy một vật gợi nhớ, nhiều bộ phận của não sẽ cùng tương tác với nhau làm chúng ta nhớ ra. Những thứ còn lại - vẫn còn là ẩn số.

4. Tại sao mèo kêu grừ grừ?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Chúng ta biết mèo thường kêu grừ grừ khi chúng cảm thấy hạnh phúc, nhưng vấn đề là làm sao chúng có thể kêu như thế?

Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, giả thuyết cho rằng mèo làm điều đó bằng việc rung thanh quản tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về mặt giải phẫu để chứng minh điều này.

5. Tại sao hươu cao cổ có cái cổ dài?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Nhiều nhà khoa học cho rằng, chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp chúng sống sót và có nhiều lợi thế hơn các loài cổ ngắn. Nhưng điều đó không thật sự đúng.

Cổ dài hơn không mang lại lợi lộc gì cho chúng ngoài việc có thể ăn được lá cây ở trên cao. Một số nghiên cứu cho rằng, chiếc cổ dài nặng nề còn gây khó khăn cho chúng khi giao phối. Vậy thì tại sao hươu cao cổ lại có cái cổ dài ? Đó vẫn còn là một câu hỏi làm đau đầu giới khoa học.

6. Chim di cư như thế nào?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Chúng ta biết rằng các loài chim di cư hàng trăm cây số để đẻ trứng hoặc thoát khỏi mùa đông khắc nghiệt. Nhưng điều chúng ta không biết là chúng làm điều đó như thế nào?

Một ví dụ điển hình: Chim cúc cu di cư và đẻ trứng vào tổ chim khác, sau đó bay đi và xây tổ cho riêng mình. Khi chim non lớn lên, bằng cách nào đó chúng tìm về được chính xác nơi tổ tiên chúng đã từng ở mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào.

Các nhà khoa học tin rằng, các loài chim có thể sử dụng những loại la bàn sinh học đặc biệt, tuy nhiên la bàn chỉ giúp định hướng chứ không thể giúp tìm ra một vị trí chính xác được.

7. Điều gì tạo nên lực hấp dẫn?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Hơn 350 năm trước đây, Newton đã nghiên cứu về lực hấp dẫn. Nhưng bản chất của lực hấp dẫn là gì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Chúng ta đã hiểu bản chất của 3 trong 4 lực cơ bản của vũ trụ… trừ lực hấp dẫn.

Có giả thiết cho rằng, nó được tạo ra bởi các hạt Graviton nhưng nhân loại có lẽ vẫn còn lâu lắm mới chứng minh được sự hiện diện của chúng.

8. Chính xác thì nam châm hoạt động như thế nào?

Những câu hỏi đơn giản vẫn khiến khoa học

Từ trường là một hiện tượng không xa lạ trong vũ trụ của chúng ta. Nhưng nhiều điều về nó vẫn chưa giải thích được. Ví dụ như, tại sao một nam châm có thể tạo ra từ trường đủ mạnh để di chuyển các vật từ xa và khi làm điều đó, làm sao chúng có thể chia tách thành 2 cực riêng biệt là Nam - Bắc ?

Cho tới ngày nay, bản chất của môi trường đặc biệt sinh ra quanh các điện tích hay các nam châm mà chúng ta vẫn gọi là “từ trường” vẫn còn là bí ẩn.

Còn bạn, nếu bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này, hãy comment ở bên dưới để chia sẻ cùng bạn đọc nhé!

Cập nhật: 02/01/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Khi tòa nhà Ingalls ra mắt ở Cincinnati, bang Ohio vào năm 1903, không ai tin rằng nó sẽ trụ vững một thế kỷ sau đó.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Một căn bệnh kỳ lạ đã khiến não của người đàn ông này gần như tiêu biến, nhưng ông vẫn sống khỏe mạnh. Chuyện gì đã xảy ra?
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), t
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Chỉ sau vài ngày ra mắt iPhone X, không ít người dùng phàn nàn về việc gặp trục trặc về màn hình khi chúng không hoạt động khi trời trở lạnh. Apple cam kết phát hành bản vá lỗi này.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Thế giới được phen xôn xao vì Sophia- robot thông minh đầu tiên vừa được Arab Saudi cấp quyền công dân. Lập tức có những luồng phản ứng bức xúc. Nào là sao bao lao
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Một nhóm nhà khảo cổ học người Mỹ đã phát hiện ra dãy tường bằng đất dài hàng trăm dặm được đắp trước cả Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng có niên đại 2.500 năm.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20174:00 SA
khủng long đã bị tuyệt chủng trong sự kiện tiểu hành tinh khổng lồ đâm xuống Trái đất cho nên con người không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Nhà máy bia Kernel hoạt động được hơn 5 năm và loại bia được sản xuất ở đây là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tư duy mới và một chút thử nghiệm.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:18 SA
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX sẽ mang theo một thiết bị bí mật có tên Zuma của chính phủ Mỹ bay lên vũ trụ.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Một hóa thạch được phát hiện đã thay đổi hoàn toàn các quan điểm về việc “loài người hình thành như thế nào