Nga khiến Mỹ hài lòng bằng hoả tiễn Angara.

Thứ Tư, 28 Tháng Mười Một 20181:00 SA(Xem: 6541)
Nga khiến Mỹ hài lòng bằng hoả tiễn Angara.

Theo người đứng đầu Công ty không gian Roscosmos, Dmitry Rogozin, Nga sẽ tạo ra hệ thống vận tải thường xuyên lên Mặt Trăng sử dụng tên lửa đẩy Angara.

7900
Gia đình tên lửa Angara của Nga.

Lên Mặt Trăng như đi chợ

Ông Dmitry Rogozin cho biết trong cuộc trò chuyện với truyền thông Nga: "Ra mắt vào năm 2014 và hiện đang được thử nghiệm, tên lửa Angara A5 được dự kiến sẽ trở thành nền tảng của chương trình Mặt Trăng Nga.

Trên thực tế, kế hoạch của chúng ta về việc tạo ra một hệ thống vận chuyển hàng hóa từ Trái Đất đến Mặt Trăng sử dụng tên lửa đẩy hạng nặng Angara A5 đang được khẩn trương tiến hành", vị giám đốc này cho biết.

Tên lửa Angara A5 không được thiết kế cho người lái. Tên lửa này có thể chịu được tải trọng lên tới 24,5 tấn và có thể thay thế cho tên lửa chở vệ tinh Proton của Nga.

Nói về khả năng của Angara A5, Viện sĩ Igor Marinin Viện Vũ trụ Tsiolkovsky nhấn mạnh: "Angara A5 là thế hệ tên lửa độc đáo. Nó sẽ thay thế vị trí các tên lửa Proton. Nhờ tên lửa này, chúng ta sẽ nắm cơ hội độc lập tiếp cận vũ trụ và vận chuyển hàng phục vụ Bộ Quốc phòng.

Angara A5 có nhiều triển vọng lớn. Khối hydrogen và oxygen đang được nghiên cứu chế tạo sẽ cho phép nâng cao tải trọng của tên lửa. Điều này cùng với nhiều yếu tố khác chứng tỏ bước đột phá mới trong ngành nghiên cứu không gian của Nga".

Theo tiết lộ của Viện sĩ Igor Marinin, Angara A5 là tên lửa đẩy thiết kế kiểu module, có thể lắp ghép với số lượng động cơ khác nhau, đưa các loại trọng lượng hàng lên quỹ đạo địa tĩnh cũng như quỹ đạo gần Trái Đất. Một động cơ cho phương án trọng tải nhẹ, ba động cơ cho hạng trung và năm động cơ đối với trọng tải hạng nặng.

Tính module làm cho tên lửa Angara có hiệu quả kinh tế cao. Một phương diện độc đáo khác của tên lửa mới là sự thân thiện môi trường. Angara không dùng heptyl độc hại mà sử dụng nhiên liệu dầu hỏa và oxy với chức năng gây oxy hóa.

Hiện nay, Moskva đặt rất nhiều kỳ vọng vào tên lửa đẩy Angara A5. Theo kế hoạch, Nga dự định sẽ phóng tất cả các loại phương tiện không gian từ lãnh thổ để bảo đảm khả năng tiếp cận vũ trụ của mình. Tên lửa đẩy Angara A5 là một trong những dự án ưu tiên hàng đầu của công nghiệp vũ trụ của Nga hiện nay.

Nga khiến Mỹ hài lòng

Ngay khi được tiếp nhận những tên lửa Angara A5 đầu tiên, Nga đã công khai tuyên bố sẽ dùng dòng tên lửa thế hệ mới này để thay thế Proton - tên lửa đẩy Mỹ và phương Tây đang muốn sở hữu. Và để mời chào khách hàng, Nga còn cho phương Tây dùng thử.

Hồi tháng 8/2015, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M mang theo vệ tinh viễn thông Inmarsat-5 F3 của Anh lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonur, do Nga thuê của Kazhastan.

Đây là lần phóng tên lửa đẩy Proton-M đầu tiên sau sự cố khiến vệ tinh của Mexico bị phá hủy. Theo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, vụ phóng được thực hiện đúng như kế hoạch và tất cả các hệ thống hoạt động tốt.

Vụ phóng mang tính quyết định đối với Inmarsat - nhà điều hành vệ tinh lớn nhất của Anh, vì Inmarsat-5 F3 cùng với hai vệ tinh khác sẽ tạo thành hệ thống băng thông rộng di động tốc độ cao đầu tiên trên toàn cầu được phát qua một nhà cung cấp duy nhất.

Trước đó hồi năm 2012, tên lửa Proton-M của Nga cũng đã đưa vệ tinh viễn thông Mỹ Intelsat-22 vào quỹ đạo. Vụ phóng tên lửa này được thực hiện theo một hợp đồng của Công ty liên doanh Dịch vụ phóng tên lửa Quốc tế (ILS) Nga - Mỹ.

Đây là vụ phóng tên lửa Proton-M lần thứ 2 của ILS trong năm 2012 và là vụ phóng vệ tinh Intelsat lần thứ 4 trên tên lửa Proton-M, ILS cho biết trên website của họ - những vệ tinh có ý nghĩa tối quan trọng với Mỹ hiện nay.

Theo Phó Tổng giám đốc Trung tâm vũ trụ Khrunichev kiêm Thiết kế trưởng của Cục Thiết kế Salyut của Nga, ông Yuri Bakhvalov, sau khi được dùng thử, kiểm nghiệm độ tin cậy và sức mạnh của Proton-M, Mỹ đã công khai kế hoạch muốn mua sản phẩm này để độc lập trong việc phóng vệ tinh của mình.

Nếu thương vụ này được thực hiện thành công, Proton-M mang lại sự hài lòng cho cả Nga và khách hàng. Bởi trong khi Proton-M không thực sự cần thiết với Moscow nhưng vẫn mang lại nguồn lợi khổng lồ thì Mỹ lại hài lòng vì được sở hữu dòng tên lửa đủ mạnh giúp thực hiện những kế hoạch trong không gian của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn