Chính phủ Ấn Độ tẩy chay công nghệ TQ trong thử nghiệm 5G

Thứ Bảy, 22 Tháng Chín 20188:00 CH(Xem: 6159)
Chính phủ Ấn Độ tẩy chay công nghệ TQ trong thử nghiệm 5G

Theo Thời báo Kinh tế của Ấn Độ, Bộ Viễn thông Ấn Độ (DoT) đã loại trừ Huawei và ZTE của Trung Quốc khỏi danh sách các công ty tham gia thử nghiệm 5G tại Ấn Độ, điều này cho thấy Ấn Độ có thể noi theo Mỹ và Úc hạn chế sự tham gia của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc trong sự ra mắt các công nghệ truyền thông thế hệ tiếp theo.

Ấn Độ noi theo Mỹ và Úc

“Chúng tôi đã viết thư cho Cisco, Samsung, Ericsson và Nokia, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác để hợp tác với chúng tôi trong thử nghiệm công nghệ 5G, đã nhận được phản hồi tích cực”, Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Aruna Sundararajan chia sẻ với Thời báo Kinh tế của Ấn Độ.

Sundararajan nói: “Chúng tôi đã loại bỏ Huawei ra khỏi kế hoạch thử nghiệm này”. Hiện nay Chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch thử nghiệm công nghệ 5G ở Ấn Độ vào trước đầu năm 2019.

Nguồn tin cũng chỉ ra rằng, ngoài Huawei, Chính phủ Ấn Độ cũng không tiến hành thử nghiệm 5G với ZTE của Trung Quốc.

Cả Mỹ và Úc đã có hành động chống lại Huawei và ZTE vì lo ngại vấn đề an ninh mạng từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Tháng trước, Úc đã cấm Huawei và ZTE ra mắt mạng 5G ở Úc. Trước đó, Mỹ đã cấm các cơ quan Chính phủ sử dụng thiết bị của hai nhà sản xuất Trung Quốc này. Chính phủ Anh cũng phát hiện rằng công nghệ của Huawei có “sơ hở”, còn Huawei thì cho biết họ đang cố gắng giải quyết vấn đề này.

“Cân nhắc đến tính nhạy cảm của vấn đề an ninh, đặc biệt là sau khi vấn đề này đã xảy ra ở một số nước, Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế quan hệ với nhà sản xuất thiết bị của Trung Quốc”, một giám đốc điều hành (giấu tên) trong ngành công nghệ cao Ấn Độ cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc gặp phải vấn đề an ninh ở Ấn Độ. Ngay từ năm 2010, Chính phủ Ấn Độ đã từng có lần cấm nhập khẩu thiết bị của các hãng điện thoại di động Trung Quốc cũng như việc sử dụng các thiết bị viễn thông của Trung Quốc, bởi vì Chính phủ Ấn Độ nghi ngờ những thiết bị Trung Quốc có thể đã có vấn đề giúp nhà cầm quyền Trung Quốc do thám thông tin nhạy cảm.

“Chúng tôi sẽ thành lập một nhóm nòng cốt trong lĩnh vực viễn thông để tích cực xúc tiến việc thử nghiệm 5G, hy vọng vào đầu năm tới có thể sử dụng 5G tại Ấn Độ”, Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Sundararajan nói.

Giới phân tích chỉ ra, Chính phủ Ấn Độ tự tin rằng sẽ ra mắt 5G song song với thị trường toàn cầu vào năm 2020, điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế hơn 1 nghìn tỷ USD tại Ấn Độ.

“Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện kế hoạch 5G tại Ấn Độ dưới ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ, 5G sẽ phủ sóng Ấn Độ vào năm 2020”, Tổng Giám đốc Ericsson Ấn Độ Nitin Bansal cho biết. Công ty của Thụy Điển này đang tìm kiếm phát triển hệ sinh thái 5G ở Ấn Độ thông qua sự phát triển của quan hệ đối tác công nghệ ở Ấn Độ.

Huawei tuyên bố duy trì liên lạc chặt chẽ với Chính phủ Ấn Độ

Động thái mới nhất của Chính phủ Ấn Độ có thể gây những trở ngại lớn cho hai công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Khi ngày càng nhiều quốc gia cố gắng ngăn chặn các công ty Trung Quốc này tham gia chương trình 5G của họ, khả năng cạnh tranh toàn cầu của Huawei phải đối mặt với những thách thức to lớn.

Tại Ấn Độ, do sự hội nhập nhanh chóng của thị trường viễn thông, Huawei đã phải đối mặt với áp lực lớn về doanh thu, còn số lượng các công ty viễn thông đã giảm hơn một nửa trên thị trường viễn thông Ấn Độ. Năm 2018, doanh thu của Huawei tại thị trường Ấn Độ giảm 40%, buộc tập đoàn này phải ngừng lắp ráp sản phẩm tại các nhà máy ở Ấn Độ. Năm nay, doanh thu của Huawei ở Ấn Độ có thể giảm từ khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 2017 xuống chỉ còn khoảng 700 triệu USD đến 800 triệu USD.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (13/9), Huawei cho biết: “Chúng tôi luôn duy trì liên lạc chặt chẽ với Bộ Viễn thông Ấn Độ và các quan chức chính phủ liên quan. Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ Huawei, cũng đã bày tỏ cảm ơn đối với các giải pháp công nghệ mang tính đột phá của chúng tôi”. Đại diện tập đoàn này cũng nói rằng họ tự tin công nghệ 5G của họ sẽ giành được sự hợp tác với Chính phủ Ấn Độ cũng như nhiều tổ chức khác.

Xuân Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Dựa vào phân tích gương mặt ứng viên, các nhà khoa học có thể đưa ra dự đoán khá chính xác về nhà lãnh đạo được cử tri yêu thích.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Arrivo, công ty được thành lập bởi Brogan BamBrogan, cựu kỹ sư của SpaceX và Hyperloop One, cho biết họ đang hợp tác với chính quyền
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Dựa trên nhiều tiêu chí, công ty nghiên cứu thị trường Juniper Reserach đã chọn ra 5 thành phố thông minh nhất thế giới bao gồm Singapore, Barcelona, Luân Đôn, San Francisco và Oslo.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Không phải lúc nào cũng cần test IQ để biết trí thông minh, bởi có những đặc điểm của người thông minh đã được khoa học kiểm chứng
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Những robot này đều là các nguyên mẫu tiền đề để Hanson Robotics tạo ra Sophia.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Trạm quan sát Nam Âu (ESO) ngày 15/11 cho biết đã phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có các điều kiện về lý thuyết con người có thể sinh sống được.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20177:00 CH
Các kỹ sư cơ khí ở Đại học Carnegie Mellon đã phát triển một loại transitor ở thể lỏng từ hợp kim của indium và gallium mở ra tiềm năng sản xuất các thiết bị máy tính mềm dẻo, dễ uốn và có thể gấp gọn.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Dựa trên sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện một thám tử robot có thể phá án chính xác và nhanh chóng.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Joe Walker có lẽ là một trong những nhà du hành vũ trụ vĩ đại nhất mà bạn chưa từng nghe tiếng.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Khi tòa nhà Ingalls ra mắt ở Cincinnati, bang Ohio vào năm 1903, không ai tin rằng nó sẽ trụ vững một thế kỷ sau đó.