Chính phủ Ấn Độ tẩy chay công nghệ TQ trong thử nghiệm 5G

Thứ Bảy, 22 Tháng Chín 20188:00 CH(Xem: 6157)
Chính phủ Ấn Độ tẩy chay công nghệ TQ trong thử nghiệm 5G

Theo Thời báo Kinh tế của Ấn Độ, Bộ Viễn thông Ấn Độ (DoT) đã loại trừ Huawei và ZTE của Trung Quốc khỏi danh sách các công ty tham gia thử nghiệm 5G tại Ấn Độ, điều này cho thấy Ấn Độ có thể noi theo Mỹ và Úc hạn chế sự tham gia của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc trong sự ra mắt các công nghệ truyền thông thế hệ tiếp theo.

Ấn Độ noi theo Mỹ và Úc

“Chúng tôi đã viết thư cho Cisco, Samsung, Ericsson và Nokia, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác để hợp tác với chúng tôi trong thử nghiệm công nghệ 5G, đã nhận được phản hồi tích cực”, Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Aruna Sundararajan chia sẻ với Thời báo Kinh tế của Ấn Độ.

Sundararajan nói: “Chúng tôi đã loại bỏ Huawei ra khỏi kế hoạch thử nghiệm này”. Hiện nay Chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch thử nghiệm công nghệ 5G ở Ấn Độ vào trước đầu năm 2019.

Nguồn tin cũng chỉ ra rằng, ngoài Huawei, Chính phủ Ấn Độ cũng không tiến hành thử nghiệm 5G với ZTE của Trung Quốc.

Cả Mỹ và Úc đã có hành động chống lại Huawei và ZTE vì lo ngại vấn đề an ninh mạng từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Tháng trước, Úc đã cấm Huawei và ZTE ra mắt mạng 5G ở Úc. Trước đó, Mỹ đã cấm các cơ quan Chính phủ sử dụng thiết bị của hai nhà sản xuất Trung Quốc này. Chính phủ Anh cũng phát hiện rằng công nghệ của Huawei có “sơ hở”, còn Huawei thì cho biết họ đang cố gắng giải quyết vấn đề này.

“Cân nhắc đến tính nhạy cảm của vấn đề an ninh, đặc biệt là sau khi vấn đề này đã xảy ra ở một số nước, Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế quan hệ với nhà sản xuất thiết bị của Trung Quốc”, một giám đốc điều hành (giấu tên) trong ngành công nghệ cao Ấn Độ cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên một nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc gặp phải vấn đề an ninh ở Ấn Độ. Ngay từ năm 2010, Chính phủ Ấn Độ đã từng có lần cấm nhập khẩu thiết bị của các hãng điện thoại di động Trung Quốc cũng như việc sử dụng các thiết bị viễn thông của Trung Quốc, bởi vì Chính phủ Ấn Độ nghi ngờ những thiết bị Trung Quốc có thể đã có vấn đề giúp nhà cầm quyền Trung Quốc do thám thông tin nhạy cảm.

“Chúng tôi sẽ thành lập một nhóm nòng cốt trong lĩnh vực viễn thông để tích cực xúc tiến việc thử nghiệm 5G, hy vọng vào đầu năm tới có thể sử dụng 5G tại Ấn Độ”, Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Sundararajan nói.

Giới phân tích chỉ ra, Chính phủ Ấn Độ tự tin rằng sẽ ra mắt 5G song song với thị trường toàn cầu vào năm 2020, điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế hơn 1 nghìn tỷ USD tại Ấn Độ.

“Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện kế hoạch 5G tại Ấn Độ dưới ủng hộ của Chính phủ Ấn Độ, 5G sẽ phủ sóng Ấn Độ vào năm 2020”, Tổng Giám đốc Ericsson Ấn Độ Nitin Bansal cho biết. Công ty của Thụy Điển này đang tìm kiếm phát triển hệ sinh thái 5G ở Ấn Độ thông qua sự phát triển của quan hệ đối tác công nghệ ở Ấn Độ.

Huawei tuyên bố duy trì liên lạc chặt chẽ với Chính phủ Ấn Độ

Động thái mới nhất của Chính phủ Ấn Độ có thể gây những trở ngại lớn cho hai công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Khi ngày càng nhiều quốc gia cố gắng ngăn chặn các công ty Trung Quốc này tham gia chương trình 5G của họ, khả năng cạnh tranh toàn cầu của Huawei phải đối mặt với những thách thức to lớn.

Tại Ấn Độ, do sự hội nhập nhanh chóng của thị trường viễn thông, Huawei đã phải đối mặt với áp lực lớn về doanh thu, còn số lượng các công ty viễn thông đã giảm hơn một nửa trên thị trường viễn thông Ấn Độ. Năm 2018, doanh thu của Huawei tại thị trường Ấn Độ giảm 40%, buộc tập đoàn này phải ngừng lắp ráp sản phẩm tại các nhà máy ở Ấn Độ. Năm nay, doanh thu của Huawei ở Ấn Độ có thể giảm từ khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 2017 xuống chỉ còn khoảng 700 triệu USD đến 800 triệu USD.

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (13/9), Huawei cho biết: “Chúng tôi luôn duy trì liên lạc chặt chẽ với Bộ Viễn thông Ấn Độ và các quan chức chính phủ liên quan. Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ Huawei, cũng đã bày tỏ cảm ơn đối với các giải pháp công nghệ mang tính đột phá của chúng tôi”. Đại diện tập đoàn này cũng nói rằng họ tự tin công nghệ 5G của họ sẽ giành được sự hợp tác với Chính phủ Ấn Độ cũng như nhiều tổ chức khác.

Xuân Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20174:00 SA
ĐH. Dartmouth, Mỹ đã chế ra một dụng cụ có hình dáng đặc biệt và phủ nhôm bên ngoài, có thể cải thiện phạm vi truyền dẫn sóng không dây và tăng cường bảo mật Wi-Fi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) mới đây tuyên bố, phương pháp bảo mật sử dụng vân tay vẫn có thể bị tin tặc qua mặt
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Thông điệp bằng sóng vô tuyến truyền được gửi tới hệ sao láng giềng, bất chấp nguy cơ bị người ngoài hành tinh xâm lược.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:00 SA
Để xe tự lái có thể trở thành hiện thực, chúng sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn nhất của mình: những khuyết điểm của con người.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chiếc te tải của Tesla là một đầu xe kéo to bản, dữ dằn và ít nhiều giống "hung thần xa lộ" – đường viền đen của nó được The Verge
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Mỹ đẩy mạnh việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Sản phẩm đầu tiên là chiến đấu cơ F-22 có nhiều tính năng đáng kể, tuy nhiên, loại máy bay này vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Cộng đồng thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic, Nga sử dụng hệ thống giả lập Astro-Model để xây dựng
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) giờ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nó là thứ được sử dụng để trả lời email tự động trên Gmail, học cách lái xe cho chúng ta ngồi chơi, sắp xếp l
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Giới truyền thông Mỹ vừa cung cấp những hình ảnh cho thấy máy bay do thám thế hệ mới nhất của Lầu Năm Góc đã xuất hiện tại Vùng 51 chứ không chỉ dừng lại ở bản vẽ thiết kế.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Facebook đã quyết định đầu tư 430 triệu USD để xây một trang trại điện gió cung cấp năng lượng cho một trung tâm dữ liệu của công ty vận hành mạng xã hội lớn nhất thế giới này ở bang Nebrask, Mỹ.