Tin chiến sự Ucraine : Ukraine tuyên bố phá hủy 20 xe quân sự Nga gần Kiev( Cập nhật liên tục )

Thứ Năm, 03 Tháng Ba 20224:13 CH(Xem: 5339)
Tin chiến sự Ucraine : Ukraine tuyên bố phá hủy 20 xe quân sự Nga gần Kiev( Cập nhật liên tục )

Đức xem xét cấp hàng nghìn tên lửa cho Ukraine

Đức đang xem xét cung cấp 2.700 tên lửa phòng không cho Ukraine trong lúc nước này tìm cách tự vệ trước cuộc xâm lược của Nga, một nguồn tin chính phủ cho biết hôm 3/3.

Hãng thông tấn Đức DPA trước đó đưa tin rằng Bộ Kinh tế nước này đã chấp thuận cung cấp tên lửa Strela do Liên Xô sản xuất, một phần trong kho của quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây.

Một nguồn tin nói với Reuters rằng Hội đồng An ninh Liên bang vẫn chưa thông qua động thái này. Nguồn tin còn cho biết: “Các tên lửa đã sẵn sàng được vận chuyển.”

Số tên lửa này sẽ bổ sung vào 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger mà Đức cho biết hôm 26/2 rằng họ sẽ cung cấp cho Ukraine, trong một sự thay đổi chính sách sau khi Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine.

(Reuters)

TT Biden: Cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng LHQ cho thấy ‘sự phẫn nộ toàn cầu’ đối với Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi cuộc bỏ phiếu hôm 2/3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm yêu cầu Moscow ngừng ngay lập tức cuộc tấn công vào Ukraine và rút toàn bộ quân đội Nga, trong khi nói rằng điều đó “thể hiện mức độ phẫn nộ toàn cầu trước cuộc tấn công khủng khiếp của Nga đối với một nước láng giềng có chủ quyền.”

Trong một tuyên bố vào tối ngày 2/3, Tổng thống Biden nói cuộc bỏ phiếu của LHQ đã công nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang “tấn công vào chính nền tảng của hòa bình và an ninh toàn cầu – và vào mọi thứ mà Liên Hợp Quốc đại diện cho”.

Cuộc bỏ phiếu về nghị quyết "Cuộc tấn công chống lại Ukraine" đạt tỷ lệ đồng thuận là 141-5, với 35 phiếu trắng.

(AP)

Mỹ áp thêm các chế tài lên Nga và đồng minh Belarus

Nhà Trắng hôm 2/3 công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại Nga và đồng minh Belarus, bao gồm cả việc mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhắm vào các nhà máy lọc dầu của Nga và các thực thể hỗ trợ quân đội của Nga và Belarus.

Trong số các chế tài mới được công bố có các biện pháp trừng phạt nhắm vào 22 thực thể quốc phòng của Nga chuyên chế tạo máy bay chiến đấu, xe chiến đấu bộ binh, hệ thống tác chiến điện tử, tên lửa và phương tiện bay không người lái cho quân đội Nga.

Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố các biện pháp bổ sung về kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị khai thác dầu và khí đốt, có thể làm ảnh hưởng đến năng lực lọc dầu của Nga về lâu dài.

Các biện pháp trừng phạt mới nhất được áp đặt hôm 2/3 cũng bao gồm việc Mỹ đóng cửa không phận đối với tất cả các chuyến bay của Nga.

(AP)

Quân đội Nga tiến vào thành phố cảng chiến lược của Ukraine ở Biển Đen

Quân đội Nga đã tiến vào thành phố Kherson của Ukraine và xâm nhập đuợc vào tòa nhà hội đồng, thị trưởng thành phố cho biết sau một ngày có các tuyên bố mâu thuẫn về việc liệu Moscow có chiếm được thành phố quan trọng đầu tiên trong cuộc xâm lược của họ diễn ra trong 8 ngày qua hay không.

Cảng Kherson ở Biển Đen, một thủ phủ của tỉnh miền nam với khoảng 250.000 dân, có vị trí chiến lược nơi Sông Dnipro chảy vào Biển Đen và sẽ là thành phố quan trọng đầu tiên rơi vào tay Moscow.

Trước đó trong ngày, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv, đã phải hứng chịu trận pháo kích nặng nề trong lúc cuộc xâm lược kéo dài hơn một tuần qua của Nga bị Liên Hợp Quốc lên án trong một cuộc bỏ phiếu lịch sử.

Thiệt hại về người đang tăng lên ở Kharkiv, thành phố có 1,5 triệu dân và là thủ phủ của người Việt ở Ukraine, nơi các vụ đánh bom đã biến trung tâm của thành phố này thành một vùng đất hoang với những tòa nhà đổ nát và những mảnh vỡ.

(Reuters)


Ukraine tuyên bố phá hủy 20 xe quân sự Nga gần Kiev

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết đã phá hủy 20 xe quân sự Nga trong cuộc giao tranh gần căn cứ không quân Gostomel, ngoại ô Kiev.

Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 3/3 đăng Twitter video cho thấy binh sĩ Ukraine kiểm tra các phương tiện quân sự đang bốc cháy có dấu chữ V, cho thấy đây là một phần trong đoàn xe quân sự Nga xuất phát từ Belarus.

Ukraine phá hủy 20 xe quân sự Nga gần căn cứ không quân

Binh sĩ Ukraine kiểm tra xe quân sự bốc cháy hôm 3/3. Video:Twitter/Bộ Quốc phòng Ukraine

"Trong ngày hôm nay, lực lượng đặc nhiệm đã phá hủy 20 phương tiện chiến đấu của đối phương tại Gostomel", tài khoản Twitter của Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo. Cơ quan này cho hay trận chiến do lực lượng đặc nhiệm chính quy phối hợp với dân quân địa phương thực hiện.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin trên.

Theo xác minh của CNN, video được quay tại khu vực cách sân bay Gostomel khoảng 8 km, nơi từng nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng Nga hôm 24/2.

Theo ảnh vệ tinh chụp hôm 1/3 do Maxar Techonologies công bố, khu vực phía bắc căn cứ không quân Gostomel, cách thủ đô Kiev gần 27 km, là nơi bắt đầu của đoàn xe tăng, thiết giáp dài 64 km của Nga.

Bộ Quốc phòng Anh ngày 3/3 cho rằng đoàn xe dài hàng chục km của Nga vẫn cách trung tâm Kiev gần 30 km, đà tiến quân bị chậm lại do tắc đường, hư hỏng khí tài hoặc sự kháng cự của lực lượng Ukraine.

Giới chức phương Tây nhận định mũi tiến công chủ lực của Nga nhằm vào Kiev đã đình trệ suốt những ngày qua, và Moskva sẽ điều chỉnh chiến thuật sang tấn công trực tiếp để kiểm soát các thành phố lớn của Ukraine, trong bối cảnh kế hoạch bao vây những mục tiêu trọng điểm như Kiev chưa thành công.

Quãng đường 64 km kín xe quân sự Nga gần thủ đô Ukraine. Bấm vào ảnh để xem chi tiết. Đồ họa: Telegraph.

Quãng đường 64 km kín xe quân sự Nga gần thủ đô Ukraine. Bấm vào ảnh để xem chi tiết. Đồ họa: Telegraph.

Chiến sự tại Ukraine đã bước sang ngày thứ chín, Nga tuyên bố đã kiểm soát được Kherson, thành phố chiến lược nằm trên cửa ngõ ra Biển Đen ở phía nam Ukraine và cũng là thành phố lớn đầu tiên nằm dưới quyền kiểm soát của Nga. Điều này giúp Nga có bàn đạp tiến sang phía tây để vào Odessa, thành phố có giá trị chiến lược cao hơn.

Giới chức Ukraine cho hay các đơn vị Nga đã bao vây thành phố cảng Maripoul ở đông nam đất nước. Đây là thành phố lớn thứ hai tỉnh Donetsk và lớn thứ 10 ở Ukraine, giáp biển Azov, nơi đặt nhiều cơ sở hạ tầng công nghiệp quan trọng.

Nhiều khu vực tại Kharkov, thành phố ở đông bắc Ukraine với 1,5 triệu dân, đã trở thành đống đổ nát sau các đòn pháo kích của Nga.

Một nhóm xe đa dụng Tigr-M của quân đội Nga bị phá hủy tại thành phố Kharkov ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Một nhóm xe đa dụng Tigr-M của quân đội Nga bị phá hủy tại thành phố Kharkov ngày 28/2. Ảnh: Reuters

Phái đoàn Ukraine và Nga đàm phán vòng hai tại Belarus hôm 3/3, nhưng chỉ đạt được thỏa thuận mở hành lang nhân đạo sơ tán dân thường mà không thể nhất trí được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán, nhưng vẫn sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự khi các cuộc hội đàm diễn ra, bởi Moskva không thể cho phép "cơ sở hạ tầng quân sự" tiếp tục tồn tại ở Ukraine như một mối đe dọa với Nga

Dân Mỹ, Canada tình nguyện sang Ukraine chống Nga xâm lược

Reuters

Một kỹ sư phần mềm tại Texas và một đầu bếp tại British Columbia nằm trong số hàng chục người dân Mỹ và Canada đáp ứng khi Ukraine kêu gọi tình nguyện viên nước ngoài tới Ukraine cùng chiến đấu chống lại Nga xâm lược.

Các chính phủ Mỹ và Canada không gởi quân đến Ukraine vì sợ gây ra thế chiến. Người dân Mỹ và Canada nói với Reuters họ bị thôi thúc bởi sức kháng chiến mạnh mẽ của Ukraine. Nhiều người tin rằng các quyền dân chủ tại quê hương họ có thể bị tổn hại nếu họ không làm gì để bảo vệ châu Âu.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, ngày 27/2 kêu gọi thành lập một đội quân “tình nguyện quốc tế”.

Một số tình nguyện viên trẻ đã đi thẳng đến Ukraine để ghi tên nhập ngũ.

Những người khác đăng ký tại các tòa đại sứ và lãnh sự Ukraine trước khi bỏ việc hay rời trường đại học.

Cuộc động viên diễn ra trong lúc pháo binh Nga nã pháo vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

“Tôi cảm thấy mặc cảm tội lỗi nếu không đi,” anh Dax, 26 tuổi, một cựu chiến binh của sư đoàn bộ binh không vận 82 tinh nhuệ Mỹ, dự trù sẽ triển khai cùng với các binh sĩ Mỹ khác. Giống như nhiều người tình nguyện, cư dân Alabama này từ chối cho biết tên vì lý do an ninh.

Ông Bryson Woolsey, một đầu bếp Canada, đã bỏ việc làm hôm 27/2 sau khi nghe lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine dù chưa được huấn luyện quân sự. Ông dự trù mua vé máy bay đi Ba Lan rồi vào Ukraine để tình nguyện chiến đấu.

“Tôi cảm thấy phải làm một việc gì đó,” ông Woolsey, 33 tuổi, ở vùng Powell River, British Columbia, nói. Ông cho biết cảm thấy bất an khi nhìn thấy hình ảnh phụ nữ và trẻ em bị thương tại Ukraine.

Ngoại trưởng Canada, Melanie Joly, ngày 27/2 nói công dân Canada tuỳ ý quyết định có muốn gia nhập lữ đoàn quốc tế Ukraine hay không. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, trong một email gởi Reuters, nói công dân Mỹ được yêu cầu chớ nên đến Ukraine.

Không phải tất cả những người tình nguyện đều muốn chiến đấu.

Tại Quebec, ông Julien Auger, một bác sĩ 35 tuổi, đang chuẩn bị rời gia đình để trở thành nhân viên cứu thương cho Bộ y tế Ukraine để cung cấp trợ giúp nhân đạo “trung lập”.

Trong những nhóm online, các cựu chiến binh cảnh báo các tình nguyện viên thiếu huấn luyện tác chiến rằng họ đang đi vào vùng xung đột nơi mà sự thiếu kinh nghiệm có thể là gánh nặng cho chính họ và cho những người khác.

Chuyện này không cản chân những người như anh Tai B, 23 tuổi, học về báo chí tại New York.

“Tôi không muốn trở thành anh hùng, hay là một người tử vì đạo, tôi chỉ muốn cuối cùng làm việc gì đó đúng đắn,” anh Tai nói. Anh có thể nấu nướng, sửa chữa cơ khí căn bản và biết cách sử dụng vũ khí. Anh nói đã liên lạc Tòa đại sứ Mỹ tại Ukraine để đăng ký vào “đoàn quân tình nguyện quốc tế”.

Ông Hyde, 28 tuổi, ở trung tây nước Mỹ, cho hay đã có mặt tại Kyiv và sẽ bắt đầu huấn luyện quân sự ngày 2/3.

“Tôi không cam tâm để châu Âu lại một lần nữa lâm vào cảnh chiến tranh,” anh Hyde nói.

Tại Austin, Texas (Mỹ), một chuyên viên phát triển phần mềm cho hay sẽ dùng kinh nghiệm là một học viên quân sự để chiến đấu cho Ukraine.

“Nếu họ sẵn sàng bảo vệ dân chủ thì tôi nghĩ những người được hưởng lợi từ một xã hội dân chủ phải có nhiệm vụ hỗ trợ họ,” một bạn trẻ 25 tuổi không muốn nêu tên nói. “Tôi sẽ không cho cha mẹ mình biết cho tới khi nào đi ra phi trường.”


Ngày thứ tám chiến sự Ukraine: Kiev muốn mở hành lang nhân đạo


Nga tiếp tục pháo kích và bao vây các thành phố lớn của Ukraine, trong khi phái đoàn đại diện Kiev yêu cầu mở hành lang nhân đạo để sơ tán người dân.

Liên Hợp Quốc hôm 3/3 cho biết hơn một triệu người tị nạn đã rời Ukraine sau một tuần chiến sự và khủng hoảng nhân đạo tại nước này ngày càng xấu đi.

Phái đoàn đàm phán Ukraine họp với đại diện Nga tại Belarus, yêu cầu lập tức ngừng bắn và mở các hành lang nhân đạo để sơ tán người dân khỏi những khu vực bị bao vây. Cả hai bên đều không mong đợi đột phá sau khi vòng đàm phán đầu tiên tổ chức hồi đầu tuần không mang lại kết quả.

Lính Nga trên một tuyến đường ở Ukraine trong hình ảnh công bố ngày 3/3. Ảnh: BQP Nga.

Lính Nga trên một tuyến đường ở Ukraine trong hình ảnh công bố ngày 3/3. Ảnh: BQP Nga.

Thống đốc tỉnh Kherson Hennadiy Laguta cho biết lực lượng Nga đã có mặt ở tòa nhà hành chính tỉnh đặt tại thành phố cùng tên. Hôm 2/3, Nga đã tuyên bố kiểm soát thành phố này.

Kherson có tầm quan trọng chiến lược trên cửa ngõ ra Biển Đen, nằm ở phía nam Ukraine. Kherson thất thủ có thể là bước ngoặt trong cuộc xung đột, đánh dấu thành phố lớn đầu tiên của Ukraine nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng Nga. Điều này giúp các đơn vị Nga có bàn đạp tiến sang phía tây để tấn công Odessa, thành phố có giá trị chiến lược cao hơn.

Nhiều khu vực tại Kharkov, thành phố ở đông bắc Ukraine với 1,5 triệu dân, đã trở thành đống đổ nát sau các đòn pháo kích của Nga.

Anton Herashchenko, cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, hôm nay cho biết các đơn vị Nga đã bao vây thành phố cảng Mariupol ở đông nam đất nước. Đây là thành phố lớn thứ hai ở tỉnh Donetsk và lớn thứ 10 của Ukraine, nằm giáp biển Azov, cũng là nơi đặt nhiều cơ sở hạ tầng công nghiệp quan trọng.

Hội đồng thành phố Mariupol cáo buộc lực lượng Nga pháo kích các cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, khiến địa phương này không có điện, nước và khí đốt để sưởi ấm, cũng như nhu yếu phẩm cho người dân.

Cơ quan tình trạng khẩn cấp tỉnh Chernihiv ở phía đông cho biết 22 người đã thiệt mạng sau một cuộc không kích của Nga.

Bộ Quốc phòng Anh cho rằng đoàn xe dài hàng chục km của Nga vẫn cách trung tâm Kiev khoảng 30 km, đà tiến quân bị chậm lại do tắc đường, hư hỏng khí tài hoặc sự kháng cự của lực lượng Ukraine.

Giới chức phương Tây nhận định mũi tiến công chủ lực của Nga nhằm vào Kiev đã đình trệ suốt những ngày qua, và Moskva sẽ điều chỉnh chiến thuật sang tấn công trực tiếp để kiểm soát các thành phố lớn của Ukraine, trong bối cảnh kế hoạch bao vây những mục tiêu trọng điểm như Kiev chưa thành công.

"Chúng tôi đang nhận thấy sự thay đổi trong chiến lược từ phía Nga. Họ ít tập trung bao vây các thành phố hơn và dồn lực để cố gắng tiến vào", một quan chức Mỹ giấu tên nói với CNN.

Các điểm nóng chiến sự Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Hai tàu hàng bị tấn công khi ở trong các cảng Ukraine. 6 người được giải cứu sau khi tàu hàng Helt thuộc sở hữu một công ty ở Estonia phát nổ ngoài khơi Odessa, nghi do vướng phải thủy lôi. Một kỹ sư trên tàu hàng Bangladesh thiệt mạng khi nó bị tập kích bằng pháo hoặc tên lửa ở cảng miền nam Olvia, 28 người còn lại không bị thương.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay điện đàm lần thứ ba với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, trong đó ông vạch rõ những cách tiếp cận cơ bản và điều kiện trong đàm phán với Kiev. Ông xác nhận điều đầu tiên là phi quân sự hóa và bảo đảm trạng thái trung lập của Ukraine, nhằm ngăn những mối đe dọa từ lãnh thổ nước này nhằm vào Nga", Điện Kremlin ra thông cáo cho biết sau sự kiện.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm nay cảnh báo "lính đánh thuê nước ngoài ở phía Kiev sẽ không được hưởng quy chế tù binh", cáo buộc phương Tây cử nhiều nhà thầu quân sự tư nhân đến Ukraine để đối đầu với lực lượng Nga.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng mọi lính đánh thuê giúp chính quyền Kiev không phải lực lượng chiến đấu theo quy định quốc tế về nhân đạo. Họ không có quyền hưởng quy chế tù binh chiến tranh. Điều tốt nhất họ có thể mong đợi khi bị bắt là bị truy tố hình sự. Chúng tôi khuyến cáo công dân nước ngoài muốn chiến đấu cho Kiev suy nghĩ kỹ trước khi xuất phát", tướng Konashenkov cho hay.

Nhà Trắng hôm nay cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đề xuất quốc hội Mỹ cấp thêm ngân sách 32,5 tỷ USD cho ứng phó Covid-19 và hỗ trợ Ukraine.

Theo đó, Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMA) thuộc Nhà Trắng kêu gọi quốc hội Mỹ đưa ngân sách 22,5 tỷ USD ứng phó Covid-19 cùng 10 tỷ USD viện trợ nhân đạo và quân sự khẩn cấp cho Ukraine vào dự luật chi tiêu chính phủ dự kiến công bố ngày 11/3.

Vũ Anh (Theo Reuters)


ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine


ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 1.

Khu dân cư ở Irpin, thuộc vùng Kiev (Ukraine) bị trúng đạn pháo ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS

* Báo Washington Post cho biết Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD cho viện trợ nhân đạo vào quân sự khẩn cấp cho Ukraine, nhiều hơn 3,6 tỉ USD so với mức mà Nhà Trắng đề xuất hôm 25-2, một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại vùng Donbass (miền Đông Ukraine).

* Ngày 3-3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm mới kéo dài 90 phút với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, là cuộc điện đàm thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Một phụ tá của Tổng thống Macron cho biết nhà lãnh đạo Pháp đã nói chuyện với Tổng thống Putin, sau đó đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết nước này sẽ đề xuất một nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong ngày 3-3 nhằm yêu cầu một lệnh ngừng bắn ở Ukraine.

* Ngày 3-3, các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi chấm dứt các hành động quân sự ở Ukraine, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng "vẫn có chỗ cho một cuộc đối thoại hòa bình". ASEAN cũng khẳng định sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi, bằng mọi cách thức có thể, cho đối thoại hòa bình.

* Cùng ngày, lãnh đạo nhóm "Bộ tứ" (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) dự kiến tiến hành họp trực tuyến vào 13h ngày 3-3 (tức 20h giờ Việt Nam) để thảo luận tình hình tại Ukraine. Nhà Trắng cho biết cuộc họp sẽ có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi và Nhật Bản Kishida Fumio.

* Hãng tin AFP dẫn nguồn tin chính phủ cho biết chính quyền Đức đã chấp nhận tăng thêm viện trợ vũ khí cho Ukraine với việc gửi thêm 2.700 súng phóng tên lửa phòng không. Nguồn tin cho biết đây là loại súng phóng tên lửa vác vai STRELA làm thời Liên Xô và lấy ra từ kho dự trữ của quân đội Đông Đức sau khi hai miền thống nhất năm 1990.

Hãng tin DPA của Đức cũng xác nhận Bộ Kinh tế Đức đã đồng ý với quyết định này. Còn hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết Hội đồng an ninh Liên bang Đức đã phê chuẩn và số vũ khí tăng thêm này đã chuẩn bị sẵn sàng để chuyển giao.

Trước đó, chính quyền Đức đã quyết định chuyển cho Ukraine 1.000 vũ khí chống tăng và 500 súng bắn tên lửa Stinger.

* Chiều 3-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận các thông tin cho rằng Bắc Kinh đã trao đổi và phối hợp với Matxcơva trước khi Nga đưa quân vào Ukraine. Người phát ngôn Vương Văn Bân nhấn mạnh đây là “tin giả” và việc chuyển hướng sự chú ý cũng như đổ lỗi cho người khác là cách hành xử “đáng khinh”, theo Hãng tin Reuters.

* Ngày 3-3, Hàn Quốc xác nhận đã chuyển đại sứ quán tại Ukraine tới một khu vực an toàn “không tiết lộ”. Chính quyền Hungary cùng ngày cũng cho biết đã sơ tán 32 người tại đại sứ quán ở Kiev về nước. Các nhà ngoại giao Ukraine tại Nga cũng đã rời khỏi nước này và được chào đón tại Latvia ngày 3-3, theo Reuters.

* Theo nhà chức trách TP Kharkov ngày 3-3, các vụ không kích của Nga trong 24 giờ qua đã khiến ít nhất 34 dân thường thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Tại thành phố Mariupol ở phía nam Ukraine, thị trưởng nơi này cho biết điện và nước đã bị cắt đứt vì giao tranh ác liệt.

ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 2.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (phải) gặp người Ukraine tị nạn ở điểm biên giới Korczowa-Krakovets thuộc Korczowa, Ba Lan ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS

* Ngày 3-3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cảnh báo quân đội Nga có thể sẽ áp dụng chiến thuật bao vây Kiev, Kharkov và Mariupol do đã không đạt được chiến thắng nhanh chóng như mong đợi. Bộ Ngoại giao Pháp cùng ngày khuyến cáo công dân rời khỏi Nga lập tức nếu không cần thiết có mặt, theo hãng tin AFP.

* Ngày 3-3, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, tuyên bố quân đội Nga đã “giải phóng” thành phố Balakliya thuộc tỉnh Kharkov. Phía Nga cũng xác nhận đã không kích một trung tâm truyền hình ở tỉnh Kiev và thông báo người dân ở Borodyanka (cũng ở Kiev) có thể rời đi theo “hành lang nhân đạo”.

* Lực lượng biên phòng Ba Lan ước tính khoảng 575.100 người đã vào nước này từ hướng Ukraine kể từ ngày 24-2 đến nay. Trong đó riêng ngày 2-3, có tới 95.000 người chạy từ Ukraine vào Ba Lan.

* Ngoài tiếng nổ lớn được ghi nhận gần nhà ga trung tâm thủ đô Kiev vào chiều tối 2-3 được cho là từ một tên lửa, nhà báo Jérémie Paire của Đài BFMTV cho biết đã nghe thấy nhiều hồi còi báo động có không kích trong đêm 2 đến sáng 3-3.

Đặc phái viên của đài truyền hình Bỉ kể lại: "Tôi nghe thấy đến hồi còi thứ năm. Đêm qua tôi có nghe một hồi còi chính xác vào lúc 1h22 sáng. Đúng 23 phút sau thì tôi nghe thấy có tiếng nổ inh tai. Hồi còi báo cuối cùng là vào lúc 4h27 sáng".

Trước đó quân đội Nga đã phát cảnh báo nhắm vào thường dân ở thủ đô Kiev của Ukraine rằng họ sẽ tiến hành không kích nhắm vào các mục tiêu quân sự.

ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 3.

Khu dân cư ở Irpin, thuộc vùng Kiev (Ukraine) bị trúng đạn pháo ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS

* Theo đại diện chính quyền Cộng hòa nhân dân Lugansk (tự xưng) ngày 3-3, cường độ pháo kích của quân đội Ukraine vào khu vực này đã giảm đáng kể trong mấy ngày qua khi Nga tiến gần các thành phố khác ở Ukraine. Hơn 140.000 người ở hai vùng Donestk và Lugansk đã được sơ tán sang Nga tính từ ngày 18-2 đến ngày 2-3, theo hãng thông tấn Tass của Nga.

* Dù đã có thông tin thành phố quan trọng Kherson ở phía nam đã thất thủ nhưng tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn khen ngợi việc đã ngăn cản được những kế hoạch "mưu mô" của phía Nga và cho biết cảm thấy tự hào về sự kháng cự anh dũng của người dân Ukraine.

Trong đoạn ghi hình phát biểu rồi phát trên tài khoản Telegram lúc rạng sáng 3-3, ông Zelensly nói:  "Chúng ta là quốc gia đã bẻ gãy được những kế hoạch của đối phương trong một tuần lễ".

ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 4.

Ảnh vệ tinh của công ty Maxar chụp ngày 27-2 và công bố ngày 2-3 cho thấy đoàn xe người tị nạn Ukraine đang chờ qua biên giới Hungary - Ảnh: REUTERS

Ngày 3-3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã chuyển 30 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine ở gần biên giới phía đông. Thượng tướng Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm Quản lý quốc phòng quốc gia Nga, tiết lộ Nga đã chuẩn bị hơn 10.500 tấn hàng hóa nhân đạo cho dân thường Ukraine gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng và các nhu yếu phẩm khác.

Một đoàn xe chở hàng nhân đạo đã xuất phát từ Crimea và đang đến miền nam Ukraine. Các đoàn xe khác cũng đang tập hợp ở các vùng Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Rostov của Nga, theo Hãng thông tấn Tass.

* Ngày 3-3, Bộ Ngoại giao Ấn Độ phủ nhận thông tin sinh viên nước này đang bị bắt làm con tin ở thành phố Kharkov và cho biết nhiều người đã rời khỏi Ukraine trong ngày 2-3. Đài NDTV đưa tin 3 vận tải cơ quân sự C-17 đã chở gần 650 công dân Ấn về nước từ các sân bay của Ba Lan ngày 2-3.

Các nước Ba Lan, CH Czech, Bulgaria, Slovakia và Romania đã quyết định rời khỏi hai ngân hàng quốc tế lớn mà Nga là cổ đông lớn nhất, trong bối cảnh Matxcơva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Bộ tài chính của các nước nói trên đã đồng loạt công bố quyết định này vào ngày 2-3.

ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 5.

Các tòa nhà ở Kiev, Ukraine, bị hư hại sau một vụ tấn công ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ Blinken có kế hoạch công du các nước châu Âu, gồm Bỉ, Ba Lan, Moldova, Latvia, Litva và Estonia từ ngày 3 đến 8-3. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, chuyến thăm nhằm tiếp tục các cuộc tham vấn và phối hợp sâu rộng với các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đối tác châu Âu trước việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

Bỉ sẽ là chặng dừng chân đầu tiên của Ngoại trưởng Blinken trong chuyến công du. Dự kiến tại đây ông sẽ gặp các đối tác Liên minh châu Âu (EU), tham gia hội nghị ngoại trưởng các nước NATO và hội nghị cấp bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng một số cuộc họp khác nhằm thảo luận phản ứng toàn cầu đối với chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang triển khai tại Ukraine.

* Trong cuộc họp báo rạng sáng 3-3 (giờ Việt Nam), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẵn sàng cho các giải pháp ngoại giao nhưng chỉ khi Nga rút quân khỏi Ukraine. “Ngoại giao khó thành công hơn nhiều khi súng vẫn nổ, xe tăng vẫn lăn bánh và máy bay vẫn còn bay. Nhưng nếu Nga rút lui và theo đuổi ngoại giao, chúng tôi sẵn sàng làm điều tương tự”, trang web Bộ Ngoại giao Mỹ trích lời ông Blinken.

* Theo Hãng tin AFP ngày 3-3, Bộ Quốc phòng Nga đã mở “hành lang nhân đạo” cho dân thường rời khỏi các thành phố Ukraine đang là điểm nóng giao tranh gồm Kiev, Kharkov và Mariupol.

Tây Ban Nha sẽ gửi 1.370 súng chống tăng, 700.000 súng trường và súng máy hạng nhẹ cho Ukraine, theo Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles ngày 2-3. Hai máy bay quân sự sẽ chở vũ khí tới một địa điểm gần biên giới Ba Lan - Ukraine, nơi Kiev sẽ tiếp nhận và chuyển về nước, Hãng tin Reuters trích lời bà Robles.

ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 6.

Người Ukraine tị nạn đến TP Zahony của Hungary ngày 2-3 - Ảnh: AP

Hơn 1 triệu người đã bỏ chạy khỏi Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 24-2 đến nay, theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, ông Filippo Grandi. “Nhiều triệu người khác vẫn còn ở Ukraine đang chờ tiếng súng im bặt để được hỗ trợ nhân đạo”, ông Grandi viết trên Twitter ngày 3-3.

* Ông Vladimir Medinsky, cố vấn Tổng thống Vladimir Putin kiêm trưởng đoàn đàm phán Nga, xác nhận phái đoàn Nga đã đến địa điểm diễn ra vòng đàm phán thứ 2. "Phía Ukraine cũng đã rời Kiev. Chúng tôi dự kiến họ sẽ đến vào sáng thứ năm (ngày 3-3)", ông Medinsky nói.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Medinsky cho biết vòng đàm phán thứ 2 sẽ bàn về vấn đề ngừng bắn. Hãng tin Tass của Nga đưa tin hai phái đoàn sẽ gặp nhau ở Belovezhskaya Pushcha trên biên giới Belarus - Ba Lan nhưng Điện Kremlin từ chối xác nhận địa điểm.

* Điện Kremlin nói Nga hy vọng sẽ có tiến triển tại vòng hòa đàm thứ 2 và phái đoàn của ông Medinsky sẽ tập trung vào các điều kiện cho hòa bình do ông Putin đặt ra. Vòng đàm phán đầu tiên giữa hai bên, diễn ra ngày 28-2 tại vùng Gomel ở biên giới giữa Belarus và Ukraine, không đạt được kết quả đột phá.

* Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói Nga phải dừng đánh bom các thành phố của Ukraine trước khi đàm phán về đình chiến. Phía Kiev cũng cảnh báo sẽ không chấp nhận "tối hậu thư" của Matxcơva.

* Thông tin thành phố Kherson thất thủ được xác nhận từ phía Nga nhưng Ukraine nói khác. Ông Igor Konachenkov - người phát ngôn quân đội Nga - khẳng định: "Các đơn vị quân đội Nga đã kiểm soát hoàn toàn thủ phủ của vùng Kherson". Nhưng theo Đài France Info, vài phút trước tuyên bố này, thị trưởng của Kherson, ông Igor Kolykhayev lại tuyên bố thành phố vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine.

Kherson với gần 300.000 dân nằm ở phía nam Ukraine, gần bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập. Đây là nơi diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt nhiều giờ qua.

* Trên thực địa ở Ukraine, giao tranh vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, bao gồm một tháp truyền hình ở Kiev. Nga tuyên bố đang kiểm soát thành phố duyên hải miền nam Kherson nhưng phía Ukraine bác bỏ. Cảng Mariupol ở phía đông nam của Ukraine cũng đang bị pháo kích liên tục.

ĐỌC NHANH 3-3: Nhà Trắng muốn chi 10 tỉ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine - Ảnh 7.

Người dân ở Kiev, Ukraine, xếp hàng chờ lên tàu di tản khỏi thành phố ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS

* Rạng sáng nay 3-3 (giờ Việt Nam), Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine ngay lập tức.

Nghị quyết nhận được 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước thành viên LHQ, đạt tỉ lệ đồng thuận 73%. Trung Quốc là một trong 35 quốc gia bỏ phiếu trắng và 5 nước bỏ phiếu chống gồm Eritrea, Triều Tiên, Syria, Belarus và Nga. Nghị quyết được thông qua sau khi hơn 100 quốc gia thành viên LHQ đã lên tiếng phát biểu quan điểm của mình trong 3 ngày diễn ra phiên họp đặc biệt.

Nghị quyết kêu gọi Nga ngừng việc sử dụng vũ lực với Ukraine và "rút tất cả lực lượng quân sự ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện". "Hãy chấm dứt chiến sự ở Ukraine, ngay bây giờ", Hãng tin AFP dẫn lời Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói, cho biết thông điệp của LHQ rất "to và rõ".

Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc thực thi nhưng thể hiện sự nhất trí của cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho các vấn đề xung đột.

* Bộ Quốc phòng Nga công bố có 498 binh sĩ nước này đã thiệt mạng ở Ukraine. Ngoài ra, 1.597 người khác bị thương. Đây là lần đầu tiên Nga xác nhận con số thương vong kể từ khi mở "chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine". Phía Ukraine cho rằng số thương vong của Nga cao hơn con số mà nước này công bố.

* Ukraine kêu gọi lập vùng cấm bay. Ông Andriy Yermak, chánh Văn phòng Tổng thống Zelensky, viết trên tờ New York Times kêu gọi phương Tây lập vùng cấm bay ở Ukraine dù "điều này sẽ là một động thái leo thang nghiêm trọng trong cuộc chiến và có thể đưa NATO vào xung đột trực tiếp với Nga". Trước đó, ông Zelensky cũng hối thúc việc cấm tên lửa, máy bay Nga trên bầu trời Ukraine và cấm Nga tiếp cận các cảng, sân bay... trên toàn thế giới.

Ngân hàng Thế giới thông báo sẽ ngừng ngay lập tức mọi chương trình ở Belarus và Nga, dù đã không còn cấp các khoản vay và đầu tư ở Nga từ năm 2014 và ở Belarus từ năm 2020.


Trung Quốc phủ nhận biết trước kế hoạch của Nga ở Ukraine


Thứ năm, 3/3/2022, 18:09 (GMT+7)

Trung Quốc bác bỏ "thông tin sai sự thật" rằng nước này biết trước kế hoạch quân sự của Nga ở Ukraine và đã đề nghị Moskva hoãn chiến dịch tới khi Olympic kết thúc.

Báo cáo của một cơ quan tình báo phương Tây cho biết các quan chức cấp cao Trung Quốc hồi đầu tháng 2 đề nghị Nga không phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine trước khi Olympic Bắc Kinh kết thúc, NY Times ngày 2/3 dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ và châu Âu.

Báo cáo trên cho rằng phía Trung Quốc "đã biết một số thông tin trực tiếp về các kế hoạch hoặc ý định của Nga trước khi phát động chiến dịch quân sự hồi tuần trước". Các quan chức phương Tây đánh giá báo cáo này "đáng tin cậy".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 3/3 bác bỏ và gọi đây là "thông tin hoàn toàn sai sự thật". Ông Uông nói thông tin trên nhằm đánh lạc hướng, đồng thời cho biết "Mỹ đáng bị đổ lỗi trong xung đột vì tiến trình mở rộng NATO đe dọa lợi ích an ninh của Nga".

Khi được hỏi về thông tin mà các quan chức Mỹ và phương Tây đưa ra, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ cho biết đây là "những thông tin mang tính suy đoán, vô căn cứ nhằm chuyển hướng đổ lỗi và bôi nhọ Trung Quốc".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.

Trong phiên họp khẩn ngày 2/3 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, do Hội đồng Bảo an triệu tập, Trung Quốc là một trong 35 nước bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. 141 trong số 193 thành viên LHQ bỏ phiếu thuận, 5 nước bỏ phiếu chống là Nga, Syria, Belarus, Triều Tiên và Eritrea.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 với mục tiêu "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine". Sau một tuần triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đến nay đã kiểm soát được thành phố Berdyansk và Kherson ở miền nam Ukraine, đồng thời cùng phe ly khai bao vây thành phố Mariupol.

Phái đoàn Nga cho biết vòng đàm phán thứ hai với Ukraine dự kiến diễn ra trong ngày 3/3 tại Belovezhskaya Pushcha, Belarus. Bộ Ngoại giao Belarus xác nhận thông tin này. Trong khi đó, phía Ukraine thông báo địa đàm phán "sẽ diễn ra ở địa điểm khác", không phải Belovezhskaya Pushcha.

Nga và Ukraine ngày 28/2 đàm phán lần đầu tại Belarus trong khoảng 5 giờ, nhưng chưa đạt kết quả rõ ràng nào. Vòng đàm phán thứ hai được kỳ vọng là cơ hội để hai nước đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc xung đột.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Trương Quân trong phiên họp ngày 1/3 kêu gọi Nga và Ukraine đối thoại, đồng thời bày tỏ tin tưởng căng thẳng hiện nay có thể hạ nhiệt.

Ông Trương nói đối thoại là cách cuối cùng để giải quyết xung đột, đồng thời nói cộng đồng quốc tế nên "ưu tiên hòa bình, ổn định khu vực và an ninh chung cho tất cả".

Nguyễn Tiến (Theo NY Times)

rfi.fr

Ukraina : Nga chiếm được thành phố lớn đầu tiên, tiếp tục đẩy mạnh tấn công

Anh Vũ

Một tuần sau cuộc tấn công xâm lược toàn diện Ukraina, đến hôm nay, 03/03/2022, quân Nga đã chiếm được thành phố lớn đầu tiên, đó là thành phố Kherson ở miền nam Ukraina, đồng thời tiếp tục tăng cường pháo kích vào các thành phố khác trước các cuộc đàm phán hôm nay về lệnh ngừng bắn.

Các quan chức của Ukraina xác nhận trong đêm qua và sáng hôm nay, quân đội Nga đã tràn vào khắp nơi trong Kherson, thành phố có 290 nghìn dân nằm sát cạnh bán đảo Crimée. Matxcơva cũng đã thông báo đã kiểm soát được hoàn toàn thành phố sau các trận pháo kích dữ dội.

Theo AFP, thị trưởng thành phố, Igor Kolykhaiev cho biết ông đã thảo luận tại một trụ sở cơ quan thành phố với những « vị khách có vũ trang », có thể hiểu là quân đội Nga. Ông cũng cho biết không hứa hẹn gì với người Nga và « chỉ yêu cầu họ không bắn vào người dân ». Thị trưởng thành phố cũng thông báo lệnh giới nghiêm ban đêm và hạn chế di chuyển bằng xe cộ trong thành phố.

Ở cách xa về phía đông, thành phố Marioupol, tình hình ngày càng tồi tệ hơn, theo lời một người dân địa phương. Theo quân đội Ukraina, thành phố chiến lược nằm giữa miền đông bắc và đông nam Ukraina vẫn tiếp tục « kháng cự ».

Ở phía bắc, Kharkov, thành phố lớn thứ 2 của Ukraina nằm gần biên giới Nga, tiếp tục bị pháo kích dữ dội trong suốt đêm hôm qua. Quân Nga cũng mở các đợt oanh kích vào Izoum, một địa điểm cách Kharkov 12 km về hướng đông nam, làm 8 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em, theo chính quyền địa phương. Quân Nga tiếp tục siết chặt vòng vây xung quanh thủ đô Kiev và tăng cường các đợt tấn công bằng tên lửa vào các vị trí lân cận thành phố. 

Thông tín viên Sthéphane Siohan từ Kiev tóm lược tình hình chiến sự xung quanh thủ đô Kiev :

Sáng thứ Tư, đã có một trận pháo kích vào Jitomyr, thành phố có 260 nghìn dân, cách Kiev 150 km về phía tây. Một quả tên lửa đã bắn xuống sát cạnh một nhà trẻ, làm ít nhất ba người thiệt mạng và hơn chục người bị thương.

Ngoài thảm họa, giai đoạn mới của cuộc chiến tranh cho thấy hai chuyện : Một mặt, quân Nga, thất vọng với đà tiến quân bị chậm lại, đã bắt đầu đánh nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng dân sự. Mặt khác, qua hướng bắc Ukraina, quân Nga tăng sức ép lên tuyến đường E40 nối Kiev với thành phố Lviv ở phía tây.

Xa lộ lớn này là con đường sống của Ukraina kết nối nước này với Ba Lan và Liên Hiệp Châu Âu. Các xe tải vẫn vẫn qua tuyến đường này để chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm về thủ đô.

Nhưng cũng qua con đường đó, trong những tuần qua, vũ khí từ Ba Lan và các nước đồng minh được chuyển đến Ukraina.

Nếu Kiev bị cắt đứt hậu cứ ở phía tây và chỉ còn các tuyến đường về hướng nam không an toàn, thì thành phố sẽ bị bao vây khốc liệt. Trong khi đó việc cung cấp lượng thực thực phẩm cơ bản đang ngày càng khó khăn.

Quân Nga gia tăng cường độ tấn công trong khi các cuộc thương lượng Ukraina – Nga thứ 2 dự kiến diễn ra hôm nay tại một địa điểm chưa được xác nhận tại Belarus, gần biên giới với Ba Lan. Cuộc thương lượng lần thứ nhất không mang lại kết quả nào, vì Kiev đòi chấm dứt ngay lập tức cuộc xâm lược, còn Matxcova dường như chờ đợi quân đội Ukraina đầu hàng.

Liên Hiệp Quốc: Hơn 1 triệu người tị nạn

Ngày 02/03/2022, Cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc thông báo, số thường dân thiệt mạng trong chiến tranh Ukraina tính đến tối thứ Ba 01/03 đã lên đến 227 người. Ngoài ra còn có 525 người bị thương.

Trong khi đó, Phủ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR) tối thứ Tư 02/03/2022 thông báo trong vòng 1 tuần, kể từ khi quân đội Nga tấn công Ukraina, đã có hơn 1 triệu người chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Trả lời RFI sáng hôm nay 03/03, phát ngôn viên HCR tại Pháp cho biết một nửa số người nói trên đã đến Ba Lan, số còn lại đến Hungary, Rumani, Moldavia và Slovakia. Biên phòng Rumani ghi nhận hơn 139.000 người đến từ Ukraina tính từ ngày 24/02/2022.

Những khu vực gần Kiev bị Nga oanh kích

Maxar Technologies công bố ảnh chụp vệ tinh cho thấy thiệt hại ở những khu vực phía bắc Kiev sau vài ngày quân đội Nga oanh tạc.

Anh-ve-tinh-Ukraine-1-1646298518

Cây cầu bắc qua sông Stryzhen, nối từ tỉnh Chernihiv phía đông bắc Kiev đến thủ đô bị phá hủy ngày 28/2, nhà cửa dân thường và một nhà máy gần đó dường như cũng chịu thiệt hại. Nga tập trung một đoàn xe quân sự gần khu vực.

Anh-ve-tinh-Ukraine-3-1646298539

Phương tiện cơ giới của quân đội Nga bị bắn cháy ở thị trấn Bucha, phía bắc Kiev ngày 28/2.

Ngày 28/2, các quan chức Ukraine khẳng định đã chặn một mũi tiến công bằng phương tiện cơ giới của quân đội Nga hướng vào thủ đô Kiev qua khu dân cư Bucha.

Anh-ve-tinh-Ukraine-2-1646298538

Nhà cửa dân thường bị cháy ở làng Rivnopillya thuộc tỉnh Chernihiv, cách thủ đô Kiev khoảng 80 km về phía bắc, ngày 28/2.

Sau ngày 28/2, vệ tinh của Maxar Technologies không thể tiếp tục ghi nhận những hình ảnh rõ hơn trên thực địa do mây dày đặc.

Anh-ve-tinh-Ukraine-4-1646298539

Hố đạn pháo giữa tuyến đường qua thị trấn Sukachi, cách thủ đô Kiev khoảng 70 km về phía tây bắc.

Anh-ve-tinh-Ukraine-5-1646298540

Người dân xếp hàng dài mua nhu yếu phẩm tại một cửa hàng tạp hóa của thành phố Kiev ngày 28/2.

Chien-su-Kiev-2-1646298540

Cảnh sát thành phố Kiev thu dọn thi thể một dân thường thiệt mạng khi Nga tấn công tên lửa vào tháp truyền hình thành phố ngày 2/3.

Giới chức Ukraine cho biết vụ oanh tạc khiến 5 người thiệt mạng, Moskva chưa bình luận về thông tin này. Quân đội Nga đang tăng cường bao vây các thành phố lớn của Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev và thành phố Kharkov ở phía đông bắc.

Chien-su-Kiev-1646298541

Tòa nhà của dân thường ở Irpin, thành phố thuộc tỉnh Kiev (bao quanh nhưng không bao gồm thủ đô Kiev), trúng pháo kích từ quân đội Nga và bị phá hủy một phần vào ngày 2/3.

Chien-su-o-Kiev-3-1646298542

Nhà cửa tại Borodyanka, khu dân cư thuộc tỉnh Kiev, bị phá hủy sau một trận pháo kích của quân đội Nga vào ngày 2/3.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ ngày 24/2. Sau 7 ngày triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đến nay đã kiểm soát được Berdyansk, thành phố duyên hải ở đông nam Ukraine và thành phố Kherson ở miền nam nước này.

Lực lượng Nga bao vây thành phố cảng Mariupol


Giới chức Ukraine cho biết lực lượng Nga đang bao vây và pháo kích dữ dội vào Mariupol, thành phố lớn thứ 10 nước này.

Anton Herashchenko, cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, hôm nay cho biết các đơn vị Nga đã bao vây thành phố cảng Mariupol ở đông nam đất nước. Đây là thành phố lớn thứ hai ở tỉnh Donetsk và lớn thứ 10 của Ukraine, nằm giáp biển Azov, cũng là nơi đặt nhiều cơ sở hạ tầng công nghiệp quan trọng.

Hội đồng thành phố Mariupol cáo buộc lực lượng Nga pháo kích các cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, khiến địa phương này không có điện, nước và khí đốt để sưởi ấm, cũng như nhu yếu phẩm cho người dân.

Đoàn xe cơ giới Nga tại Ukraine trong hình ảnh công bố hôm nay. Ảnh: BQP Nga.

Đoàn xe cơ giới Nga tại Ukraine trong hình ảnh công bố hôm nay. Ảnh: BQP Nga.

Tàu hàng Banglar Samriddhi mang quốc tịch Bangladesh bị hỏng nặng do trúng bom hoặc tên lửa khi neo tại cảng phía nam Olvia, nằm giữa thành phố Kherson và Mykolaiv. "Chưa rõ loại vũ khí tấn công cũng như bên nào khai hỏa. Một kỹ sư đã thiệt mạng, 28 người còn lại trong thủy thủ đoàn không bị thương", Pijush Dutta, giám đốc điều hành hãng vận tải Bangladesh Shipping, cho biết.

Đại sứ quán Nga tại Bangladesh cho biết đang tìm hiểu thông tin về sự việc. "Chúng tôi chia buồn với người thân của nạn nhân thiệt mạng. Phía Nga cam kết thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm tàu Bangladesh rời cảng an toàn", bài viết trên trang Facebook của đại sứ quán Nga có đoạn.

Thống đốc tỉnh Kherson Hennadiy Laguta cho biết lực lượng Nga đã có mặt ở tòa nhà hành chính tỉnh đặt tại thành phố cùng tên. Bộ Quốc phòng Nga hôm qua thông báo đã kiểm soát thành phố Kherson, trong khi giới chức Ukraine nói rằng giao tranh vẫn tiếp diễn.

Kherson là thành phố có tầm quan trọng chiến lược trên cửa ngõ ra Biển Đen, nằm ở phía nam Ukraine. Kherson thất thủ có thể là bước ngoặt trong cuộc xung đột, đánh dấu thành phố lớn đầu tiên của Ukraine nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng Nga. Điều này giúp các đơn vị Nga có bàn đạp tiến sang phía tây để tấn công Odessa, thành phố có giá trị chiến lược cao hơn.

Quan chức NATO giấu tên cho biết Nga đang chuyển sang chiến thuật tấn công trực tiếp vào các thành phố lớn của Ukraine, trong bối cảnh kế hoạch bao vây những mục tiêu trọng điểm như Kiev chưa thành công.

"Họ đang thay đổi chiến lược, ít tập trung vào bao vây và chú trọng tiến thẳng vào đô thị. Các đợt pháo kích và không kích dữ dội là một phần trong sự chuyển dịch này", quan chức NATO nói, thêm rằng đà tiến quân chậm và thiệt hại lớn trong những ngày đầu chiến dịch là nguyên nhân thúc đẩy Moskva điều chỉnh kế hoạch.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm mục tiêu "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine". Sau 7 ngày triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đến nay đã kiểm soát được Berdyansk, thành phố duyên hải ở đông nam Ukraine, cũng như thành phố Kherson ở miền nam nước này.

Quân đội Nga đang tăng cường bao vây các thành phố lớn khác của Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev và thành phố Kharkov ở phía đông bắc.

Mỹ cùng các nước Liên minh châu Âu (EU) cũng như Anh, Canada, Nhật Bản và một số nước khác đã áp lệnh loạt lệnh trừng phạt Nga, như loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT, làm tê liệt tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga và đóng cửa không phận với máy bay Nga. Trong khi đó, Mosvka khẳng định lệnh trừng phạt không thể làm thay đổi lập trường của họ về Ukraine.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn