Lịch sử lâu đời về thói quen dọn dẹp của người Nhật

Thứ Hai, 22 Tháng Năm 20233:00 SA(Xem: 1160)
Lịch sử lâu đời về thói quen dọn dẹp của người Nhật

Không phải tự nhiên mà Nhật trở thành một trong những quốc gia sạch sẽ nhất thế giới, việc dọn dẹp từ lâu đã gắn liền với một phần tín ngưỡng Nhật Bản.

“Hãy mang hết đồ đạc ra khỏi phòng và dọn dẹp thật sạch sẽ”. “Bạn chỉ nên giữ lại những thứ cần thiết, đừng ngần ngại vứt bỏ những món đồ không khả dụng”. Khi đọc những trích dẫn này, chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng tới một trong số những cuốn sách bán chạy nhất của Marie Kondo.

Marie Kondo được coi là biểu tượng của việc dọn dẹp nhà thời hiện đại.Marie Kondo được coi là biểu tượng của việc dọn dẹp nhà thời hiện đại.

Cô đã viết rất nhiều cuốn sách liên quan đến chủ đề dọn dẹp, sắp xếp nội thất, và cũng là người đứng sau vô số các phương pháp dọn dẹp độc đáo, với trọng tâm hướng đến lối sống tinh giản vật chất.

Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng thiền sư Shunryu Suzuki, người sáng lập Trung tâm Thiền tập San Francisco, mới chính là đã người viết những điều này vào năm 1970, tức là hơn một thập kỷ trước khi Kondo ra đời. Lối sống gọn gàng, tối giản từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong tín ngưỡng Nhật Bản.

Lối sống sạch sẽ của người Nhật luôn được đề cao

Người Nhật đề cao việc dọn dẹp đến mức biến nó thành nghệ thuật. Người Nhật đề cao việc dọn dẹp đến mức biến nó thành nghệ thuật.

Từ những giây phút tiếp xúc đầu tiên, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra người Nhật luôn cố gắng duy trì một lối sống sạch sẽ hết mức có thể. Phó đề đốc của Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry khi vào Nhật Bản năm 1854 đã vô cùng ngạc nhiên khi lần đầu nhìn thấy một thành phố cảng Shimoda rất sạch sẽ và trong lành.

Trong cuốn “Tường thuật về Ba năm Cư trú tại Nhật Bản” (Narrative of a Three Years Residence in Japan) được xuất bản năm 1863 của nhà ngoại giao người Anh Sir Rutherford Alcock, ông đã không giấu nổi sự ngưỡng mộ, yêu mến dành cho tính cách gọn gàng và sạch sẽ của người Nhật. Vài năm sau đó, nhà giáo dục người Mỹ William Elliot Griffis đã khen ngợi thói quen tắm gội hàng ngày và các phương pháp vệ sinh khác của họ.

Ở Nhật Bản, trẻ em ngay từ lúc học tiểu học đã phải tham gia hoạt động vệ sinh lớp học hằng ngày. Mặc dù trường học có thuê lao công để lau dọn khu vực chung, nhà vệ sinh, và phòng chờ của giáo viên, nhưng ngày nay, việc giữ gìn vệ sinh lớp học cũng chính là nhiệm vụ của học sinh. Mỗi ngày, sau khi tan học, các em đều chia thành từng nhóm để thay phiên nhau lau bàn, quét sàn và vứt rác.

Biến việc dọn dẹp thành nghệ thuật

Người Nhật đề cao việc dọn dẹp đến mức biến nó thành nghệ thuật. Nghệ thuật dọn dẹp đã được ghi lại hơn một thiên niên kỷ trước trong cuốn sách có tên Engishiki, cụ thể là vào năm 927 sau Công nguyên.

Đây là cuốn sổ tay do chính phủ ghi lại với mục đích hướng dẫn cách dọn dẹp của Cung điện Hoàng gia Kyoto. Ngay từ thời kỳ đầu văn hóa lau dọn, việc dọn dẹp không chỉ gói gọn trong môi trường sống xung quanh, mà còn mang dáng dấp của một nghi lễ tẩy uế, quét sạch những điều xui rủi trong năm để chào đón một khởi đầu mới.

Việc dọn dẹp còn mang dáng dấp của một nghi lễ tẩy uế, xua đi những điều xui rủi.Việc dọn dẹp còn mang dáng dấp của một nghi lễ tẩy uế, xua đi những điều xui rủi.

Hình thức dọn dẹp mang hơi hướng tâm linh này đã được các ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo áp dụng rộng rãi từ thế kỷ 13, sau đó dần dần lan rộng ra khắp đất nước, và cũng từ đây mà xã hội Nhật cổ đại bắt đầu lễ hội Ohsoji - một dịp để mọi người sắp xếp lại nhà cửa.

Vào thế kỷ 17, đa số người dân, từ võ sĩ đạo đến dân thường, đều xem tháng 12 là tháng vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, họ dọn dẹp bàn thờ gia tiên, sẵn sàng chào đón vị thần năm mới Toshigami.

Nghi thức dọn dẹp hàng năm được gọi là Susu-harai.Nghi thức dọn dẹp hàng năm được gọi là Susu-harai.

Trước khi được biết đến là Ohsoji, nghi thức dọn dẹp hàng năm được gọi là Susu-harai, nghĩa là quét bồ hóng. Thời xưa, người Nhật thường dùng lửa đốt củi để sưởi ấm và dùng nến để thắp sáng phòng khi trời tối. Vì vậy, rất nhiều bụi bẩn đã tích tụ trên tường và trần nhà.

Ngày nay, mọi người dùng khăn và chổi đặc biệt để tẩy sạch bụi bẩn trong nhà. Mặc dù là việc nhà, nhưng đây không phải là một công việc tẻ nhạt mà chính là hình thức xua đuổi tai ương của người Nhật.

Thần đạo tồn tại một khái niệm là Kegare (tức tạp chất, bụi bẩn), đối lập với sự tinh khiết, Kegare mang đến bệnh tật vì thế mà người Nhật cổ càng muốn tống khứ Kegare. Trong nhiều bức tranh khắc gỗ Nhật Bản xuất hiện hình ảnh các hộ gia đình ăn mừng sau khi vệ sinh sạch sẽ nhà cửa bằng cách tung người khác lên một cách đắc thắng.

Người Nhật cổ đại còn tin rằng thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên và thậm chí cả địa hình cũng có linh hồn - gọi chung là kami. Các tín đồ coi mình là một phần của trật tự tự nhiên và siêu nhiên thông qua việc công nhận và tôn thờ những sinh vật linh thiêng này.

Kegare mang đến bệnh tật vì thế mà người Nhật cổ càng muốn tống khứ Kegare.Kegare mang đến bệnh tật vì thế mà người Nhật cổ càng muốn tống khứ Kegare.

Kami rất đa dạng. Một ví dụ rất thú vị về Kami chính là Tsukumo-gami, linh hồn của những món đồ vật bị ma ám. Có thể nhiều người sẽ cho rằng chỉ có Marie Kondo mới có ý nghĩ tâm linh là đồ dùng trong bếp sẽ “tức giận” khi bị lãng quên trong tủ bếp, nhưng thật ra đây là một niềm tin có từ xa xưa.

Các tín đồ Kami truyền tai nhau rằng đồ vật khi tồn tại quá lâu sẽ có linh hồn đến trú ngụ, và khi không được đối xử tử tế, chúng sẽ cơn thịnh nộ. Các đồ vật có tri giác, từ đôi dép rơm, chiếc ô đã cũ đến bộ yên cương và các loại nhạc cụ, lần đầu tiên xuất hiện trong truyện ngụ ngôn Phật giáo vào thế kỷ 16.

Các bức vẽ của về những loại đồ vật này đã được sản xuất hàng loạt thành sách in và bán rất chạy vào thế kỷ 18. Sau này, chúng còn trở thành các linh vật dễ thương trong nền văn hóa Nhật Bản (truyện tranh, phim anime).

Ngoài Tsukumo-gami, ta còn có thêm Bimbo-gami, linh hồn đại diện cho những nỗi bất hạnh mà người nghèo, hoặc người không lau chùi nhà vệ sinh, phải gánh chịu.

Thói quen dọn dẹp nhà cửa của người Nhật có đang dần mất đi?

Một cuộc khảo sát gần đây của nhà cung cấp dịch vụ vệ sinh Duskin tiết lộ: chỉ có 52% người tham gia khảo sát dọn dẹp nhà cửa kỹ lưỡng hằng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do những sự thay đổi trong lối sống và nhân khẩu học của xã hội Nhật Bản hiện đại (số người già nhiều hơn người trẻ).

Quay trở lại những năm 1970 và 1980, dường như toàn bộ Nhật Bản đều đóng cửa để tận hưởng, ngưng làm việc để trọn vẹn tận hưởng kỳ nghỉ lễ năm mới. Ít nhất là từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng Giêng, hoặc có thể lâu hơn tùy theo lịch, các văn phòng đều đóng cửa và nhân viên ồ ạt trở về quê hương sum họp cùng gia đình.

Thậm chí, những cơ sở kinh doanh đồ dùng thiết yếu như của hàng tạp hóa cũng đều đóng cửa trong dịp lễ, đường phố vắng tanh. Các thành viên trong gia đình tụ tập và cùng nhau thưởng thức Osechi: bữa ăn truyền thống chào đón năm mới của người Nhật. Bữa ăn mang ý nghĩa “thịnh vượng” cho năm mới.

Vào dịp lễ, ngoại trừ việc ăn, uống và xem các chương trình phát sóng trên TV thì chẳng có việc gì để làm. Hiện nay, có nhiều chuỗi bán lẻ lớn đã mở rộng quy mô, nhiều cửa hàng vẫn mở cửa phục vụ dịp lễ lớn, thậm chí những cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản sẽ không bao giờ đóng cửa. Hơn thế, hơn 1/3 hộ gia đình tại đất nước này là những người độc thân.

Do đó, dù trẻ hay già, thói quen dọn dẹp nhà cửa cuối năm đang dần biến mất cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, đại dịch dường như đã đảo ngược xu hướng, Covid-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thói quen vệ sinh trên toàn thế giới và Nhật Bản cũng không ngoại lệ.

Thói quen dọn dẹp nhà cửa cuối năm đang dần biến mấtThói quen dọn dẹp nhà cửa cuối năm đang dần biến mất.

Xã hội Nhật Bản ngày nay luôn có các biện pháp, công nghệ để giúp người dân luôn giữ sạch sẽ. Khi bạn đã sống đủ lâu tại đây, một ngày bạn sẽ nhận ra mình sẽ ngừng xì mũi ở nơi công cộng, luôn sử dụng chất khử trùng tại các cửa hàng và văn phòng, đồng thời học cách phân loại rác sinh hoạt thành 10 loại khác nhau để thuận tiện cho việc tái chế.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn