Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 30 -03 -2024

Thứ Bảy, 30 Tháng Ba 20244:27 SA(Xem: 985)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 30 -03 -2024
HoaLuc 7
****************
rfi.fr

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa bỏ rơi các thành phố lớn nếu bầu cho đối lập

Thu Hằng

Ngày 31/03/2024, Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức bầu cử cấp địa phương. Tái đắc cử tổng thống vào năm 2023, ông Recep Tayyip Erdogan hy vọng giành chiến thắng trọn vẹn bằng cách chiếm lại các thành phố lớn từ tay đối lập, đặc biệt là Istanbul. Để mất thành phố hơn 16 triệu dân cách đây 5 năm là thất bại chưa từng có của tổng thống và đảng AKP cầm quyền.

Đăng ngày:

2 phút

Để chắc thắng lần này, ông Erdogan sử dụng cả cách vận động kiểu « tống tiền », theo ghi nhận qua phóng sự của thông tín viên RFI Anne Andlauer tại Istanbul :

« Zafer, 49 tuổi, là một cử tri trung thành với tổng thống Erdogan. Trong cuộc bầu cử ở Istanbul, ông sẽ bỏ phiếu cho Murat Kurum, ứng viên của đảng cầm quyền, chứ không bầu cho thị trưởng mãn nhiệm, nhà đối lập Ekrem Imamoglu.

Ông cho rằng mọi người dân thành phố Istanbul nên làm như thế : « Murat Kurum chắc chắn sẽ là thị trưởng hoàn hảo nhất vì ông ấy sẽ phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu Nhà nước. Trong khi thị trưởng hiện nay lại không như vậy, ông ấy liên tục xung đột với tổng thống. Tình hình cũng sẽ như vậy với tất cả những thị trưởng đối lập khác ».

Trong suốt thời gian vận động bầu cử, ông Erdogan nhiều lần vận dụng hình thức « tống tiền ». Ở Istanbul, ông tuyên bố là phe đối lập không có « tiền » để phát triển thành phố bởi vì « chính chúng tôi mới là bên điều hành đất nước ». Còn ở Ordu, ông lại nói với cử tri : « Làm việc với chúng tôi, các thành phố có khí đốt. Không có chúng tôi thì cũng không có khí đốt ». Ở Hatay, thành phố bị tàn phá vì trận động đất năm ngoái, tổng thống lại ám chỉ rằng người dân nhận được ít hỗ trợ bởi vì thị trưởng thuộc phe đối lập.

Đối với nhà báo chính trị Kemal Can, phát biểu này cho thấy những lo ngại của ông Erdogan, nhất là về thành phố Istanbul : « Cả ứng viên được ông Erdogan chọn lẫn những lời hứa mới từ chính quyền có lẽ cũng không khiến cử tri nhiệt tình bỏ phiếu hơn cho đảng AKP vì lý do thực dụng chứ không phải ý thức hệ. Vì thế mà ông Erdogan nói rõ : Nếu các vị đi theo đối lập, các vị sẽ chẳng nhận được bất kỳ hỗ trợ nào ! »

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định chỉ một thị trưởng thuộc đảng AKP mới là người duy nhất có thể chuẩn bị cho Istanbul đối phó với một trận động đất đe dọa phá hủy thành phố ».


*************
rfi.fr

Nga : Quân đội thông báo bắt đầu đợt đăng ký nghĩa vụ quân sự mùa xuân

Anh Vũ

Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga hôm qua, 29/03/2024, cho biết từ chiến dịch đăng ký nghĩa vụ quân sự mùa xuân sẽ bắt đầu vào thứ Hai tuần tới. Đối tượng của đợt tuyển quân này là hàng chục ngàn thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 30. Phần đông người dân Nga lo ngại sẽ có một làn sóng động viên quân thứ 2, trong khi hơn 600 nghìn quân Nga đã được đưa sang chiến trường Ukraina.

Đăng ngày:

2 phút

Mỗi năm quân đội Nga có hai đợt tuyển quân. Phó đô đốc Vldimir Tsimlianski, một chỉ huy trong Bộ Tham Mưu quân đội Nga cho báo chí biết « chiến dịch đăng ký nghĩa vụ quân mùa xuân sẽ bắt đầu ngày 01/04 ».

Tuy nhiên, quân đội bảo đảm rằng các tân binh sẽ không bị đưa đến Ukraina. Ông Vladimir Tsimlianski khẳng định, tất cả các lính mới đăng ký sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong một năm, trên « lãnh thổ của Liên Bang Nga », họ « sẽ không bị đưa đến các vị trí quân đội đang triển khai tại các vùng mới của Nga », tức 4 vùng của Ukraina Donetsk, Lougansk, Kheson và Zaporijjia, mà Nga đã sáp nhập hồi 2022, đồng thời họ cũng « sẽ không tham gia chiến dịch đặc biệt » của Nga.

Cuộc chiến tranh mà Nga phát động tại Ukraina đã kéo dài hơn hai năm. Hồi mùa thu năm 2022, Nga đã ban hành lệnh động viên hơn 300 nghìn người. Người dân Nga lo sợ sẽ có đợt động viên quân lần thứ 2, cho dù tổng thống Vladimir Putin, vừa tái đắc cử trong tháng này, đã trấn an rằng lệnh động viên quân là « không cần thiết ».

Trong năm 2023, hai đợt đăng ký nghĩa vụ quân sự mùa xuân và mùa thu đã có hơn 270 nghìn người gia nhập quân đội Nga, theo số liệu Bộ Quốc Phòng Nga công bố. Vẫn chưa thể biết có bao nhiêu thanh niên phải đi lính trong đợt đăng ký lần này. Hồi mùa hè năm ngoái, chính quyền Nga đã thông qua bộ luật, theo đó từ ngày 01/01/2024, giới hạn tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự từ 27 tuổi sẽ được kéo dài lên 30 tuổi.

Những tháng gần đây, quân Nga cho biết đã tiến thêm trên nhiều mặt trận ở Ukraina, trong hoàn cảnh quân đội Ukraina đang thiếu vũ khí, đạn dược do viện trợ của phương Tây bị đình trệ. Trong cuộc họp báo hồi tháng 12 vừa qua, tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận có 617 nghìn quân tham gia chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraina.


************

Hoa Kỳ siết chặt thêm xuất khẩu chip điện tử sang Trung Quốc

Anh Vũ

Theo hãng tin Reuters, trong nỗ lực ngăn chặn Bắc Kinh phát triển công nghiệp chế tạo bán dẫn, ngày 29/03/2024, chính quyền Joe Biden đã điều chỉnh lại nhiều quy định liên quan đến xuất khẩu sang Trung Quốc các loại vi mạch điện tử có thể được sử dụng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo vì lý do an ninh quốc gia .

Đăng ngày:

2 phút

Lo ngại Bắc Kinh phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự, từ hồi tháng 10 năm ngoái, chính phủ Mỹ đã thông báo một loạt quy định nhằm cắt nguồn cung cấp cho Trung Quốc các loại vi mạch tiên tiến dùng cho trí tuệ nhân tạo, chủ yếu do tập đoàn Nvidia chế tạo.

Những quy định mới trong thông báo hôm qua của Bộ Thương Mại Mỹ, có hiệu lực từ ngày 04/04 tới đây, đã cụ thể hóa và điều chỉnh thêm những quyết định đã triển khai từ năm trước.

Theo các quy định mới, việc cung cấp chip hiện đại hơn dùng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ được mở rộng ra đối với cả các loại máy tính xách tay có trang bị công nghệ AI.

Bộ Thương Mại Mỹ, cơ quan giám sát kiểm tra xuất khẩu, cho biết dự kiến tiếp tục cập nhật các biện pháp mới nhằm hạn chế cung ứng công nghệ cho Trung Quốc để các quyết định có hiệu quả.

Giới quan sát nhận thấy, những tháng gần đây, cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày  căng thẳng. Washington lo ngại mất thế thượng phong về công nghệ cao sẽ tác động xấu tới cuộc cạnh tranh địa chiến lược với Bắc Kinh. Trong khi Trung Quốc đang có những bước tiến nhanh trong lĩnh vực chủ chốt là chế tạo bán dẫn.

Theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc ( Australian Strategic Policy Institute), Trung Quốc đã đứng đầu thế giới trong 37 trên 44 loại công nghệ mũi nhọn, từ công nghệ trong lĩnh vực không gian đến tự động hóa và công nghệ sinh học. Trung Quốc còn đặt mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, sẽ tự chủ hoàn toàn về công nghệ.


*************
voatiengviet.com

Nguồn tin Reuters: Mỹ đã đồng ý chuyển thêm bom, máy bay chiến đấu tới Israel

Reuters

Hoa Kỳ trong những ngày gần đây đã duyệt việc chuyển giao bom và máy bay chiến đấu trị giá hàng tỷ đô la cho Israel, hai nguồn tin nắm sự việc cho biết hôm thứ Sáu 29/3, cho dù Washington công khai bày tỏ lo ngại về dự định của Israel sẽ tấn công quân sự ở Rafah.

Hai nguồn tin xác nhận một bài báo trên tờ Washington Post và nói rằng các gói vũ khí mới bao gồm hơn 1.800 quả bom MK84 2.000 cân Anh và 500 quả bom MK82 500 cân Anh.

Washington cung cấp viện trợ quân sự lên đến 3,8 tỷ đô la hàng năm cho Israel, đồng minh lâu năm của Mỹ.

Gói viện trợ nêu trên được thực hiện trong bối cảnh Israel đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế về chiến dịch ném bom và tấn công trên bộ không ngừng ở Gaza, cũng như giữa lúc một số thành viên trong cùng đảng của Tổng thống Joe Biden kêu gọi ông cắt viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đã gấp gáp chuyển vũ khí phòng không và đạn dược cho Israel, nhưng một số đảng viên Dân chủ và các nhóm người Mỹ gốc Ả rập đã chỉ trích sự ủng hộ kiên định của chính quyền Biden dành cho Israel, họ cho rằng làm như vậy tạo cho Israel cảm giác không bị trừng phạt.

Hôm 29/3, ông Biden công nhận có nỗi đau mà rằng nhiều người Mỹ gốc Ả rập cảm thấy về cuộc chiến ở Gaza cũng như về việc Hoa Kỳ trợ giúp Israel và cuộc tấn công quân sự của nước này.

Mặc dù vậy, ông vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Israel bất chấp có sự bất đồng ngày rõ rệt giữa ông và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.


************
rfi.fr

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa bỏ rơi các thành phố lớn nếu bầu cho đối lập

Thu Hằng

Ngày 31/03/2024, Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức bầu cử cấp địa phương. Tái đắc cử tổng thống vào năm 2023, ông Recep Tayyip Erdogan hy vọng giành chiến thắng trọn vẹn bằng cách chiếm lại các thành phố lớn từ tay đối lập, đặc biệt là Istanbul. Để mất thành phố hơn 16 triệu dân cách đây 5 năm là thất bại chưa từng có của tổng thống và đảng AKP cầm quyền.

Đăng ngày:

2 phút

Để chắc thắng lần này, ông Erdogan sử dụng cả cách vận động kiểu « tống tiền », theo ghi nhận qua phóng sự của thông tín viên RFI Anne Andlauer tại Istanbul :

« Zafer, 49 tuổi, là một cử tri trung thành với tổng thống Erdogan. Trong cuộc bầu cử ở Istanbul, ông sẽ bỏ phiếu cho Murat Kurum, ứng viên của đảng cầm quyền, chứ không bầu cho thị trưởng mãn nhiệm, nhà đối lập Ekrem Imamoglu.

Ông cho rằng mọi người dân thành phố Istanbul nên làm như thế : « Murat Kurum chắc chắn sẽ là thị trưởng hoàn hảo nhất vì ông ấy sẽ phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu Nhà nước. Trong khi thị trưởng hiện nay lại không như vậy, ông ấy liên tục xung đột với tổng thống. Tình hình cũng sẽ như vậy với tất cả những thị trưởng đối lập khác ».

Trong suốt thời gian vận động bầu cử, ông Erdogan nhiều lần vận dụng hình thức « tống tiền ». Ở Istanbul, ông tuyên bố là phe đối lập không có « tiền » để phát triển thành phố bởi vì « chính chúng tôi mới là bên điều hành đất nước ». Còn ở Ordu, ông lại nói với cử tri : « Làm việc với chúng tôi, các thành phố có khí đốt. Không có chúng tôi thì cũng không có khí đốt ». Ở Hatay, thành phố bị tàn phá vì trận động đất năm ngoái, tổng thống lại ám chỉ rằng người dân nhận được ít hỗ trợ bởi vì thị trưởng thuộc phe đối lập.

Đối với nhà báo chính trị Kemal Can, phát biểu này cho thấy những lo ngại của ông Erdogan, nhất là về thành phố Istanbul : « Cả ứng viên được ông Erdogan chọn lẫn những lời hứa mới từ chính quyền có lẽ cũng không khiến cử tri nhiệt tình bỏ phiếu hơn cho đảng AKP vì lý do thực dụng chứ không phải ý thức hệ. Vì thế mà ông Erdogan nói rõ : Nếu các vị đi theo đối lập, các vị sẽ chẳng nhận được bất kỳ hỗ trợ nào ! »

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định chỉ một thị trưởng thuộc đảng AKP mới là người duy nhất có thể chuẩn bị cho Istanbul đối phó với một trận động đất đe dọa phá hủy thành phố ».


**********
voatiengviet.com

Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam ‘có thể giúp bình ổn’ quan hệ Mỹ-Trung

VOA Tiếng Việt

Việt Nam ở vị trí đặc biệt có thể giúp bình ổn cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại một viện nghiên cứu ở Mỹ, đồng thời đề cao đường lối ngoại giao cây tre và kêu gọi Washington giúp nâng vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ từ ngày 23-27/3 để đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất với người tương nhiệm Mỹ Anthony Blinken, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đã có buổi nói chuyện về mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diệt Việt-Mỹ tại Viện Brookings ở thủ đô Washington hôm 26/3.

Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội hồi tháng 9 năm ngoái. Kể từ đó, hai nước đã có nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao.

Ông Sơn đã nhân cơ hội buổi nói chuyện này để quảng cáo về ngoại giao cây tre của Việt Nam cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ về kinh tế trong khuôn khổ quan hệ mới, theo quan sát của VOA.

Trả lời câu hỏi của người điều phối về làm thế nào chính sách đối ngoại Việt Nam thích nghi với cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, ông Sơn nhắc đến thuật ngữ ‘realpolitik’, có nghĩa là ‘ngoại giao thực dụng’ đối với giới chuyên ngành.

Không lâu sau khi đón tiếp Tổng thống Mỹ Biden, Việt Nam đã đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, cũng là chuyến thăm cấp nhà nước, trong đó Hà Nội và Bắc Kinh tuyên bố cùng tham gia cộng đồng chia sẻ tương lai. Những diễn biến đó khiến Việt Nam trở thành nước duy nhất ở đông nam Á có mối quan hệ ở cấp cao nhất với hai siêu cường.

“Chúng tôi có thể xử lý cạnh tranh giữa các siêu cường”, ông Sơn nói bằng tiếng Anh và cho rằng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn là điều đương nhiên nhưng ‘xung đột không phải không thể tránh khỏi’.

Ngoại trưởng Sơn giải thích rằng quốc gia của ông ‘rất quý trọng hòa bình và ổn định’ từ những trải nghiệm đau thương trong chiến tranh nên luôn ‘thể hiện mong muốn tha thiết, chân thành xây dựng hòa bình và ồn định’ trong khu vực cũng như trên thế giới.

“Chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc ổn định quan hệ giữa các cường quốc”, ông nói và cho rằng các nước dù lớn hay nhỏ đều có mục tiêu chung là ‘hòa bình, ổn định và thịnh vượng’.

Ông chỉ ra việc Việt Nam vừa nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật, Úc và sắp tới sẽ là một số nước khác trong khu vực và thế giới để cho thấy Hà Nội đã ‘trở thành bạn tốt và đáng tin cậy của các nước’ để có thể đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ngay sau chuyến công du Washington, ông Sơn sẽ có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 3-4/4 theo lời mời của Ngoại trưởng Vương Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Đức Thắng cho biết hôm 29/3.

Tuy nhiên, trước câu hỏi của người điều phối về khả năng ‘cây tre cũng có thể bị gãy’ nếu gặp những sức ép quá lớn đe dọa đến lợi ích quốc gia và tình huống nào, chẳng hạn như trên Biển Đông, có thể khiến ngoại giao cây tre của Việt Nam bị gãy, ông Sơn đã không trả lời thẳng vào vấn đề mà nói vòng vo để giải thích về ngoại giao cây tre.

Theo ông Sơn, cây tre có rễ chắc, thân cứng cáp, cành lá uyển chuyển. Rễ chính là tượng trưng cho nguyên tắc của ngoại giao Việt Nam là ‘độc lập, tự chủ, lợi ích quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi’, trong khi thân cứng cáp thể hiện phương châm công bằng, nhân bản và tôn trọng luật pháp quốc tế, còn ‘cành lá uyển chuyển’ ý nói ‘đường lối đối ngoại sáng tạo trên cơ sở hiểu mình, hiểu người’.

“Ngoại giao Việt Nam kiên định nguyên tắc nhưng linh hoạt trong cách thực hiện. Ngoại giao cây tre thể hiện rõ nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước lớn”, ông Sơn lý giải.

Ông khẳng định cho dù tình hình thế giới có thay đổi thế nào thì nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam cũng không thay đổi – đó là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

Chính nhờ ngoại giao cây tre mà Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước trên thế giới, theo ông Sơn, trong đó có tất cả 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ông nói sự hợp tác và ủng hộ của các nước lớn là rất quan trọng để Việt Nam thực hiện được hai mục tiêu trăm năm là trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo là khu vực đông nam Á ‘không nên xem hòa bình và ổn định là điều hiển nhiên’ vì khu vực này đã trở thành vũ đài cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong đó có điểm nóng tiềm tàng là Biển Đông.

“Chúng tôi hy vọng tất cả các nước, nhất là các nước lớn hành xử có trách nhiệm đối với nhau vì tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực và trên thế giới”, ông bày tỏ.

Ông kêu gọi các nước lớn tôn trọng hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, quyền và lợi ích hợp pháp của các nước trong khu vực trong phát biểu ngụ ý nhắm đến Trung Quốc – quốc gia có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc tế và xâm phạm lợi ích của Việt Nam.

Riêng đối với Mỹ, ông Sơn nói Việt Nam ‘hoan nghênh những đóng góp tích cực của Mỹ cho hòa bình và ổn định trong khu vực’ mặc dù lâu nay Bắc Kinh luôn chỉ trích Mỹ ‘quấy rối’ trong khu vực.

Về mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mới được thiết lập với Mỹ, ông Sơn khẳng định nước này là ‘một trong những đối tác hàng đầu’ của Việt Nam trên cơ sở ‘tôn trọng độc lập, chủ quyền và thể chế chính trị của nhau’.

“Hướng về tương lai, chúng tôi quyết tâm làm việc với Mỹ để làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, ông nói và nêu ra những giải pháp như củng cố hơn nữa lòng tin chính trị, thúc đẩy trao đổi cấp cao, duy trì đối thoại thường xuyên và nhất là thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư mà ông cho là ‘lực đẩy’ của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ.

Trong hợp tác kinh tế, ông nói trọng tâm là xây dựng khả năng chống chịu cho chuỗi cung ứng, kết nối cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh và hậu cần.

“Chúng tôi rất coi trọng hệ sinh thái chất bán dẫn, đất hiếm và trí tuệ nhân tạo”, ông Sơn nói và cho rằng việc Mỹ giúp nâng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là ‘có lợi cho Mỹ và các đối tác khác’.

Nhân dịp này, Ngoại trưởng Việt Nam cũng kêu gọi Washington sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, điều mà cho đến nay giới chức Mỹ vẫn dè dặt bất chấp nhiều lần các lãnh đạo Việt Nam đã đặt vấn đề với phía Mỹ.


**************

Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam ‘có thể giúp bình ổn’ quan hệ Mỹ-Trung

VOA Tiếng Việt

Việt Nam ở vị trí đặc biệt có thể giúp bình ổn cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại một viện nghiên cứu ở Mỹ, đồng thời đề cao đường lối ngoại giao cây tre và kêu gọi Washington giúp nâng vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ từ ngày 23-27/3 để đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất với người tương nhiệm Mỹ Anthony Blinken, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đã có buổi nói chuyện về mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diệt Việt-Mỹ tại Viện Brookings ở thủ đô Washington hôm 26/3.

Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội hồi tháng 9 năm ngoái. Kể từ đó, hai nước đã có nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao.

Ông Sơn đã nhân cơ hội buổi nói chuyện này để quảng cáo về ngoại giao cây tre của Việt Nam cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ về kinh tế trong khuôn khổ quan hệ mới, theo quan sát của VOA.

Trả lời câu hỏi của người điều phối về làm thế nào chính sách đối ngoại Việt Nam thích nghi với cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, ông Sơn nhắc đến thuật ngữ ‘realpolitik’, có nghĩa là ‘ngoại giao thực dụng’ đối với giới chuyên ngành.

Không lâu sau khi đón tiếp Tổng thống Mỹ Biden, Việt Nam đã đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, cũng là chuyến thăm cấp nhà nước, trong đó Hà Nội và Bắc Kinh tuyên bố cùng tham gia cộng đồng chia sẻ tương lai. Những diễn biến đó khiến Việt Nam trở thành nước duy nhất ở đông nam Á có mối quan hệ ở cấp cao nhất với hai siêu cường.

“Chúng tôi có thể xử lý cạnh tranh giữa các siêu cường”, ông Sơn nói bằng tiếng Anh và cho rằng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn là điều đương nhiên nhưng ‘xung đột không phải không thể tránh khỏi’.

Ngoại trưởng Sơn giải thích rằng quốc gia của ông ‘rất quý trọng hòa bình và ổn định’ từ những trải nghiệm đau thương trong chiến tranh nên luôn ‘thể hiện mong muốn tha thiết, chân thành xây dựng hòa bình và ồn định’ trong khu vực cũng như trên thế giới.

“Chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc ổn định quan hệ giữa các cường quốc”, ông nói và cho rằng các nước dù lớn hay nhỏ đều có mục tiêu chung là ‘hòa bình, ổn định và thịnh vượng’.

Ông chỉ ra việc Việt Nam vừa nâng cấp quan hệ với Mỹ, Nhật, Úc và sắp tới sẽ là một số nước khác trong khu vực và thế giới để cho thấy Hà Nội đã ‘trở thành bạn tốt và đáng tin cậy của các nước’ để có thể đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ngay sau chuyến công du Washington, ông Sơn sẽ có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 3-4/4 theo lời mời của Ngoại trưởng Vương Nghị, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Đức Thắng cho biết hôm 29/3.

Tuy nhiên, trước câu hỏi của người điều phối về khả năng ‘cây tre cũng có thể bị gãy’ nếu gặp những sức ép quá lớn đe dọa đến lợi ích quốc gia và tình huống nào, chẳng hạn như trên Biển Đông, có thể khiến ngoại giao cây tre của Việt Nam bị gãy, ông Sơn đã không trả lời thẳng vào vấn đề mà nói vòng vo để giải thích về ngoại giao cây tre.

Theo ông Sơn, cây tre có rễ chắc, thân cứng cáp, cành lá uyển chuyển. Rễ chính là tượng trưng cho nguyên tắc của ngoại giao Việt Nam là ‘độc lập, tự chủ, lợi ích quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi’, trong khi thân cứng cáp thể hiện phương châm công bằng, nhân bản và tôn trọng luật pháp quốc tế, còn ‘cành lá uyển chuyển’ ý nói ‘đường lối đối ngoại sáng tạo trên cơ sở hiểu mình, hiểu người’.

“Ngoại giao Việt Nam kiên định nguyên tắc nhưng linh hoạt trong cách thực hiện. Ngoại giao cây tre thể hiện rõ nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước lớn”, ông Sơn lý giải.

Ông khẳng định cho dù tình hình thế giới có thay đổi thế nào thì nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam cũng không thay đổi – đó là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

Chính nhờ ngoại giao cây tre mà Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước trên thế giới, theo ông Sơn, trong đó có tất cả 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ông nói sự hợp tác và ủng hộ của các nước lớn là rất quan trọng để Việt Nam thực hiện được hai mục tiêu trăm năm là trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo là khu vực đông nam Á ‘không nên xem hòa bình và ổn định là điều hiển nhiên’ vì khu vực này đã trở thành vũ đài cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong đó có điểm nóng tiềm tàng là Biển Đông.

“Chúng tôi hy vọng tất cả các nước, nhất là các nước lớn hành xử có trách nhiệm đối với nhau vì tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực và trên thế giới”, ông bày tỏ.

Ông kêu gọi các nước lớn tôn trọng hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, quyền và lợi ích hợp pháp của các nước trong khu vực trong phát biểu ngụ ý nhắm đến Trung Quốc – quốc gia có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc tế và xâm phạm lợi ích của Việt Nam.

Riêng đối với Mỹ, ông Sơn nói Việt Nam ‘hoan nghênh những đóng góp tích cực của Mỹ cho hòa bình và ổn định trong khu vực’ mặc dù lâu nay Bắc Kinh luôn chỉ trích Mỹ ‘quấy rối’ trong khu vực.

Về mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mới được thiết lập với Mỹ, ông Sơn khẳng định nước này là ‘một trong những đối tác hàng đầu’ của Việt Nam trên cơ sở ‘tôn trọng độc lập, chủ quyền và thể chế chính trị của nhau’.

“Hướng về tương lai, chúng tôi quyết tâm làm việc với Mỹ để làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, ông nói và nêu ra những giải pháp như củng cố hơn nữa lòng tin chính trị, thúc đẩy trao đổi cấp cao, duy trì đối thoại thường xuyên và nhất là thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư mà ông cho là ‘lực đẩy’ của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ.

Trong hợp tác kinh tế, ông nói trọng tâm là xây dựng khả năng chống chịu cho chuỗi cung ứng, kết nối cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh và hậu cần.

“Chúng tôi rất coi trọng hệ sinh thái chất bán dẫn, đất hiếm và trí tuệ nhân tạo”, ông Sơn nói và cho rằng việc Mỹ giúp nâng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là ‘có lợi cho Mỹ và các đối tác khác’.

Nhân dịp này, Ngoại trưởng Việt Nam cũng kêu gọi Washington sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, điều mà cho đến nay giới chức Mỹ vẫn dè dặt bất chấp nhiều lần các lãnh đạo Việt Nam đã đặt vấn đề với phía Mỹ.


*************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(Reuters) – Việt Nam : Kinh tế tăng 5,66% trong quý I nhờ xuất khẩu tăng mạnh, dù cước vận chuyển tăng do khủng hoảng ở Hồng Hải. Theo dữ liệu được chính phủ Việt Nam công bố ngày 29/03/2024, trong ba tháng đầu năm, tăng trưởng của Việt Nam tăng 3,41% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng 6,72% của quý IV/2023. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I đạt 2,1 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

(AFP) – Nga oanh kích 3 nhà máy điện ở Ukraina. Các nhà máy bị nhắm đến nằm ở các vùng Dnipropetrovsk, Poltava và Cherkasy. Ukraina cho biết đã bắn hạ 84 trong tổng số 99 tên lửa và drone do Nga phóng đi trong đêm 28-29/03/2024. Trong khi đó, Ba Lan cho biết đã điều chiến đấu cơ tăng cường bảo vệ không phận sau khi Nga phóng tên lửa sang Ukraina. 

(AFP) – Ngoại trưởng Pháp công du Trung Quốc. Theo bộ Ngoại Giao Pháp ngày 29/03/2024, ông Stéphane Sejourné đến Bắc Kinh ngày 01/04 theo lời mời của đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Chuyến công du của ngoại trưởng Pháp cũng nhằm đánh dấu kỉ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

(Reuters) – Tư lệnh hải quân Đài Loan thăm Hoa Kỳ vào tuần tới. Theo 6 nguồn tin, được Reuters trích dẫn ngày 29/03/2024, tư lệnh Hải Quân Tang Hua sẽ thăm Hawai, trụ sở của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Sau đó, từ ngày 08-10/03, ông tham dự một hội thảo về Biển - Hàng Không - Không Gian gần Washington và có thể gặp đô đốc Lisa Franchetti, người đứng đầu các hoạt động hải quân Hoa Kỳ. Ông Tang Hua sẽ thảo luận với các đối tác Mỹ về cách tăng cường hợp tác hải quân song phương trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các mối đe dọa đối với Đài Loan. 

(Reuters) – Du khách háo hức đón xem nhật thực toàn phần ở thác Niagara. Từ những chuyến tham quan bằng tàu cổ điển có giá gần 4.000 đô la/người cho đến các phòng khách sạn ở mức 1.600 đô la/đêm, các doanh nghiệp trong và xung quanh thác Niagara hùng vĩ đang chuẩn bị bội thu nhờ nhật thực toàn phần vào ngày 08/04/2024. Khu vực có thác nước nằm dọc theo biên giới Canada-Mỹ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng một triệu du khách trong dịp này. 

(AFP) – Xiaomi ra mắt ô tô điện. Tập đoàn khổng lồ về công nghệ Xiaomi của Trung Quốc, hôm qua 28/03/2024, đã trình làng chiếc ô tô điện đầu tiên tại Bắc Kinh, chính thức bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xe hơi. Tổng giám đốc Xiaomi Lôi Quân (Lei Jun) cho biết trên mạng xã hội rằng “dòng xe Xiaomi SU7 hiện đã mở nhận đơn đặt hàng”

(AP) – Mỹ : Phải mất nhiều năm để xây lại cây cầu bị sập ở Baltimore. Việc xây dựng lại cây cầu Francis Scott Key bị sập ở Baltimore, bang Maryland có thể mất ít nhất từ 18 tháng cho đến vài năm, trong khi chi phí có thể lên tới ít nhất 400 triệu đô la hoặc thậm chí nhiều hơn thế, khi các chuyên gia còn phải thẩm định rất nhiều công đoạn từ việc thiết kế cây cầu mới cho đến việc các quan chức chính phủ phải thúc đẩy bộ máy quan liêu cấp giấy phép thi công… Theo Ben Schafer, giáo sư kỹ thuật tại đại học Johns Hopkins, dự án này có thể mất từ 5 đến 7 năm. 


**********
rfi.fr

Khủng bố tại Matxcơva : Sóng ngầm từ các lực lượng Hồi Giáo vũ trang

Thanh Hà

Một lần nữa Nga trở thành mục tiêu của các nhóm thánh chiến Hồi Giáo cực đoan : Tại sao vào thời điểm này ? Quan trọng hơn nữa là câu hỏi phải chăng các phong trào Hồi Giáo vũ trang đang trở thành những « lực lượng độc lập và đủ mạnh để làm khuynh đảo bàn cờ địa chính trị quốc tế ? »

Vẫn chưa thể giải đáp nhiều câu hỏi một tuần lễ sau vụ khủng bố nhắm vào nhà hát Crocus City Hall ở Matxcơva hôm 22/03/2024. Điện Kremlin tập trung tìm cách quy trách nhiệm cho Ukraina đứng đằng sau vụ tấn công đẫm máu nhất từ nhiều năm qua cho dù tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo /Daech/IS-K nhận là tác giả. 

Nga và tổ chức Hồi Giáo Daech/ISRAEL : mối thâm thù

Công luận Nga có thể là đã quên Daech từ sau vụ khủng bố hồi năm 2017 đánh vào một trạm xe điện ngầm ở thành phố Saint Petersbourg, làm 15 người thiệt mạng. Đó là đợt gần đây nhất phong trào thánh chiến Hồi Giáo cực đoan tiến hành trên lãnh thổ Nga. Nhưng nước Nga luôn là một mục tiêu ám ảnh các toán thánh chiến Hồi Giáo vũ trang.

Giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, Jean de Gliniasty, hôm 26/03/2024 trong một bài tham luận trên trang chủ của viện này nêu bật Afghanistan, Tchetchenia và Syria : ba lý do khiến các mạng lưới Hồi Giáo cực đoan nhắm vào Matxcơva.

Từ khi đưa quân xâm chiếm Afghanistan năm 1979 và trong suốt mười năm hiện diện tại quốc gia Hồi Giáo Nam Á này, Matxcơva luôn « vấp phải lực lượng Hồi Giáo Afghanistan được Mỹ trang bị vũ khí và một phần trong số đó đã trở thành Al Qaeda sau này. Hai cuộc chiến tại Tchetchenia năm 1996 và 2000 nuôi dưỡng cho phong trào thánh chiến trong vùng Capkaz. Rồi tại Syria, từ khi yểm trợ chính quyền Damas, Nga phải đối mặt với Daech. Từ 2021 khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, Taliban và Daech đã lao vào một cuộc đối đầu và mối quan hệ tương đối tốt giữa Matxcơva với lực lượng Taliban, khiến nước Nga trở thành mục tiêu tấn công trong mắt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ».

Từ khi lên cầm quyền năm 2000 Vladimir Putin đã nhiều lần phải đối mặt với các vụ khủng bố tàn bạo (hơn 300 người chết trong vụ bắt giữ con tin tại một trường học ở Beslan, cách thủ đô Matxcơva hơn 1700 km về hướng đông nam, hồi năm 2004) nhắm vào các công dân Nga. Gần đây nhất là vào tháng 9/2022 khi Daech tấn công tòa đại sứ Nga ở Kabul, Afghanistan, làm 10 người thiệt mạng.

Về câu hỏi tại sao Daech ra tay vào thời điểm này, tất cả giới trong ngành đều đưa ra cùng một nhận định : IS/ Daech tận dụng thời cơ nhân viên an ninh và tình báo Nga được huy động theo dõi Ukraina và của chính các công dân Nga đề phòng mọi mầm mống nổi loạn chống Vladimir Putin.

Trả lời tạp chí Le Grand Continent hôm 25/03/2024 Hugo Micheron, chuyên gia về Trung Đông giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po. bổ sung thêm ba ý. 

Một là hình ảnh tang tóc và nhà hát Crocus City Hall cháy rụi phủ nhận luận điểm cho rằng tất cả các kẻ thù của phương Tây đều là những đồng minh của nước Nga, đồng thời Daech thách thức nước Nga « cận thị » không nhìn thấy đâu là những mối đe dọa thực sự.

Điểm thứ nhì theo chuyên gia Micheron là dưới nhãn quan của Daech, trên thế giới như thể chỉ có hai phe : những người trung thành với phe thánh chiến và những kẻ « ngoại đạo ». Trong danh sách « những kẻ ngoại đạo » đó thì không chỉ có Nga mà ngay cả những nước Hồi giáo như Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng là « những mục tiêu chính đáng như là Mỹ hay châu Âu ».

Điểm thứ ba giáo sư trường Sciences Po. Paris ghi nhận trong bài trả lời phỏng vấn của báo Le Grand Continent, là « chiến lược chống khủng bố của Nga không hiệu quả hơn so với của các nước phương Tây ».

Hai mươi năm sau khi tuyên chiến với quân thánh chiến Hồi Giáo, Matxcơva lại là mục tiêu khủng bố tấn công.

Hugo Micheron giải thích : Matxcơva đã phải đương đầu với các nhóm thánh chiến từ những năm 1990, vào thời điểm mà nước Nga còn đang trong thế yếu, phải gầy dựng lại cả hệ thống chính trị và kinh tế sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ. Khi đó « các phong trào Hồi Giáo thánh chiến năng động tại Tchetchenia đã thừa thắng xông lên ». Nhưng chính quyền Vladimir Putin đã mạnh tay giải quyết vụ bắt giữ con tin tại một nhà hát ở Matxcơva năm 2002. Tổng thống Putin « khai thác » thảm họa này để trục lợi về mặt chính trị.

Hai mươi năm sau báo chí phương Tây vẫn còn nhớ đến câu nói để đời của nguyên thủ Nga : ông sẽ « truy lùng những kẻ khủng bố đến tận trong nhà xí », ngụ ý những kẻ gây ra tội ác, thì có chạy đằng trời cũng không thoát !

Sự bành trướng và sức mạnh từ các tác nhân phi nhà nước

Điều đáng tiếc là theo như ghi nhận của giáo sư Micheron, « một cách cơ bản, quốc tế vẫn không  hiểu được rằng thánh chiến Hồi Giáo là những tác nhân địa chính trị thực thụ, là một lực lượng hoàn toàn độc lập ».

Loạt khủng bố tại Hoa Kỳ ngày 11/09/2001 đã chứng minh rằng các mạng lưới thánh chiến Hồi Giáo là « một tác nhân địa chính trị, khi mà họ làm thay đổi cục diện quốc tế. Thực chất mục tiêu chống khủng bố của Hoa Kỳ đã thay đổi sau biến cố nói trên. Giờ đây thế giới tiếp tục phạm sai lầm cũ (…)  vẫn không trông thấy vai trò càng lúc càng lớn của các tác nhân phi nhà nước ».

Để minh chứng cho sự cận thị đó của các nhà quan sát phương Tây, giáo sư Hugo Micheron nêu lên nhiều thí dụ cụ thể : « Từ đầu cuộc nội chiến ở Syria, năm 2011, vai trò càng lúc càng lớn của Al Qaeda, rồi của Daech kể từ 2013 trở đi đã quá rõ rằng. Nhưng mãi đến 2014 và khi mà tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo được thành lập sau khi chiếm được Raqqa và Mossul, thì giới quan sát mới công nhận phe thánh chiến Hồi Giáo là những tác nhân hàng đầu (…) » trên hồ sơ này. 

Tương tự như vậy, người ta cũng đã có cái nhìn sai lệch về những chuyển biến và vị trí trung tâm của các nhóm phi nhà nước này. « Taliban, trước khi Mỹ rởi khỏi Afghanistan, lực lượng này đã chiếm lại và kiểm soát quyền lực » tại quốc gia Nam Á này.

Trong trường hợp của tập đoàn « Wagner tại Nga, chính quyền vẫn để ý tới, và từ lâu nay Matxcơva vẫn sử dụng các nhóm phi nhà nước  như công cụ để thực hiện một số mục tiêu về mặt địa chính trị ở Châu Phi và những nơi khác nữa ». Nhưng đó là một lực lượng có tổ chức độc lập... 

Nhìn sang Cận Đông vụ tấn công hôm 07/10/2023 Hamas tiến hành đã khiến từ « Iran đến Israel bất ngờ ». Phong trào Hồi Giáo Palestine này đẩy toàn bộ khu vực vào thế kẹt vì phá hỏng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel với các nước trong vùng Vịnh.

Biến cố 07/10 năm ngoái tác động trực tiếp đến bang giao quốc tế. Giáo sư Micheron xem đây là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy các tổ chức phi nhà nước « có hẳn những tính toán riêng » của họ và vào thời điểm mà quốc tế tập trung vào chiến tranh Ukraina thì « các nhóm thánh chiến Hồi Giáo đang chỉ rõ ra rằng cộng đồng quốc tế bắt buộc phải nhìn nhận vai trò và tầm mức quan trọng của số này trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng mà mọi người không trông thấy ở trước mắt ».   


********

Caracas cáo buộc Mỹ "làm mất uy tín" cuộc bầu cử tổng thống Venezuela

Thu Hằng

Tại Venezuela, chỉ có một ứng viên đối lập được phép ghi danh tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 07/2024. Đây là lựa chọn thứ ba của phe đối lập sau khi thủ lĩnh là bà Maria Corina Machado và ứng viên thứ hai Corina Yoris đều bị loại. Trong buổi họp báo chung tại Brasilia ngày 28/03, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Brazil Lula da Silva chỉ trích quyết định loại đối lập của Caracas.

Đăng ngày:

2 phút

Trước đó, nhiều nước trong khu vực cũng bày tỏ quan ngại. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Mathiew Miller cho rằng « Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất quan ngại sâu sắc mà nhiều đối tác của Mỹ ở trong vùng cũng quan ngại tương tự ». Theo ông Miller, Washington kêu gọi chính quyền Caracas tổ chức các cuộc bầu cử « tự do và công bằng ». Ngay lập tức, Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia Venezuela ra thông cáo lên án Mỹ.

Thông tín viên RFI Alice Campaignolle tại Caracas tường trình :

Theo Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia (CNE), mục tiêu của Mỹ có lẽ là nhằm « làm mất uy tín một trong những định chế vững chắc nhất của nền dân chủ vững mạnh Venezuela ». Tuy nhiên, tại Venezuela, quyền bầu cử lại là chủ đề của những lời chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều năm qua, bị cáo buộc là thiếu công bằng. Trong thông cáo, Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia khẳng định cơ quan này không thể bị quy trách nhiệm vì « những cá nhân không có năng lực », những người vẫn nghĩ được đứng trên luật pháp.

Những lời lẽ này rõ ràng nhắm đến bà Maria Corina Machado, người đứng đầu phe đối lập, bị loại vì không đủ tư cách. Nhưng tên của người thay thế bà cũng không được khi vào danh sách các ứng viên mà không có bất kỳ giải thích nào. Cuối cùng, phe đối lập đã đăng ký được cho lựa chọn thay thế thứ ba. Theo Hoa Kỳ, Hội Đồng Bầu Cử Quốc Gia có lẽ đã lựa chọn những nhà đối lập tham gia cuộc bầu cử tổng thống, những ứng viên mà ông Nicolas Maduro cảm thấy thắng được.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ, đè nặng lên Venezuela, đã được nới lỏng trong thời hạn 6 tháng nhưng với điều kiện phải tổ chức bầu cử tự do. Phải chờ đến cuối tháng 04 mới biết được Hoa Kỳ có tiếp tục dỡ bỏ biện pháp trừng phạt này không ».


************

8 Tháng Tư: Người khiếm thị có thể 'nghe' và cảm nhận nhật thực bằng công nghệ mới

AP

Trong khi những người quan sát nhật thực nhìn lên bầu trời, những người khiếm thị sẽ có thể “nghe” và cảm nhận được sự kiện thiên văn này.

Các thiết bị âm thanh và cảm nhận sẽ có mặt tại các cuộc tụ họp công cộng vào ngày 8 tháng 4, khi nhật thực toàn phần đi qua Bắc Mỹ, mặt trăng che khuất mặt trời trong vài phút.

Em Yuki Hatch, một học sinh trung học lớp cuối ở Austin, Texas, nói: “Nhật thực là những điều rất đẹp và mọi người đều có thể trải nghiệm nó một lần trong đời”.

Hatch là học sinh khiếm thị và là người đam mê không gian với hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành nhà khoa học máy tính cho NASA. Vào ngày nhật thực, em và các bạn cùng lớp tại Trường dành cho Người khiếm thị Texas dự định ngồi bên ngoài sân cỏ của trường và lắng nghe một thiết bị nhỏ gọi là hộp LightSound có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành âm thanh.

Khi nắng chói chang sẽ có những nốt sáo cao, tinh tế. Khi mặt trăng bắt đầu che khuất mặt trời, các nốt tầm trung là nốt của kèn clarinet. Bóng tối được thể hiện bằng âm thanh nhấp chuột, click, trầm.

“Em mong muốn có thể thực sự nghe thấy nhật thực thay vì nhìn thấy nó,” em Hatch nói.

Thiết bị LightSound là kết quả của sự hợp tác giữa Wanda Díaz-Merced, một nhà thiên văn học khiếm thị và nhà thiên văn học của đại học Harvard, Allyson Bieryla. Bà Díaz-Merced thường xuyên chuyển đổi dữ liệu của mình thành âm thanh để phân tích các mẫu cho nghiên cứu của mình.

Một nguyên mẫu lần đầu tiên được sử dụng trong đợt nhật thực toàn phần năm 2017 diễn ra trên khắp Hoa Kỳ; và thiết bị cầm tay này đã được sử dụng trong các lần nhật thực khác.

Năm nay, họ đang hợp tác với các cơ quan khác với mục tiêu phân phối ít nhất 750 thiết bị đến các địa điểm tổ chức sự kiện nhật thực ở Mexico, Mỹ và Canada. Họ tổ chức các buổi hội thảo tại các trường đại học và viện bảo tàng để chế tạo thiết bị và cung cấp hướng dẫn Tự Làm Lấy - DIY - trên trang web của nhóm.

“Bầu trời thuộc về tất cả mọi người. Và nếu sự kiện này có sẵn cho phần còn lại của thế giới thì nó cũng phải dành cho người mù,” bà Díaz-Merced nói. “Tôi muốn học sinh có thể nghe thấy nhật thực, nghe thấy các vì sao.”

Thư viện Perkins - liên kết với Trường dành cho Người khiếm thị Perkins ở Watertown, Massachusetts - có kế hoạch phát các âm thanh thay đổi của thiết bị LightSound qua Zoom để các thành viên nghe trực tuyến và qua điện thoại, người quản lý tiếp cận cộng đồng Erin Fragola nói.

Ông cho biết, ngoài học sinh, nhiều khách hàng quen lớn tuổi của thư viện còn bị suy giảm thị lực do tuổi tác.

Ông nói: “Chúng tôi cố gắng tìm cách làm cho mọi thứ trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người.”

Những người khác sẽ trải nghiệm nhật thực thông qua xúc giác, với máy tính bảng Cadence của công ty Tactile Engineering tại Indiana. Máy tính bảng có kích thước bằng một chiếc điện thoại di động với các hàng chấm bật lên và xuống. Nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: đọc chữ nổi Braille, cảm nhận đồ họa và các đoạn phim, chơi trò chơi điện tử.

Đối với nhật thực, “Một học sinh có thể đặt tay lên thiết bị và cảm nhận mặt trăng từ từ di chuyển qua mặt trời”, ông Wunji Lau của Tactile Engineering cho biết.

Trường dành cho Người Khiếm thị Indiana đã bắt đầu đưa máy tính bảng vào chương trình giảng dạy vào năm ngoái. Một số học sinh của trường đã trải qua “vòng lửa” nhật thực vào tháng 10 năm ngoái nhờ máy tính bảng.

Học sinh năm thứ hai Jazmine Nelson đang mong chờ được tham gia cùng đám đông được mong đợi tại sự kiện quan sát nhật thực lớn của NASA tại Đường đua Ô tô Indianapolis, nơi sẽ có sẵn máy tính bảng.

Với máy tính bảng, “Bạn có thể cảm thấy mình là một phần của cái gì đó,” cô nói.

Bạn cùng lớp của cô là Minerva Pineda-Allen, một học sinh năm thứ ba, nói thêm. “Đây là cơ hội rất hiếm có, tôi có thể sẽ không có được cơ hội này lần nữa.”


**************
rfi.fr

Pháp : Một số nước sẽ điều binh sĩ bảo đảm an ninh cho Olympic 2024

Phan Minh

Bộ Quân Lực Pháp, hôm qua 28/03/2024, thông báo “một số quốc gia nước ngoài” trong đó có Ba Lan, sẽ cử binh sĩ đến giúp Paris bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội Olympic 2024 khai mạc vào cuối tháng 7.

Đăng ngày:

1 phút

French Prime Minister Gabriel Attal, third left, visits the Air Base 942 of Lyon-Mont Verdun, central France, Friday, March 22, 2024 in Poleymieux-au-Mont-d'Or. French Prime Minister Gabriel Attal vis
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (thứ 3 từ trái qua) thăm căn cứ không quân 942 tại Lyon-Mont Verdun, ở Poleymieux-au-Mont-d'Or, Pháp, ngày 22/03/2024. AP - Laurent Cipriani

Hiện nay Pháp đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước mối đe dọa tấn công khủng bố. Theo thông báo của bộ Quân Lực Pháp, được AFP trích dẫn, một số quốc gia nước ngoài sẽ tăng cường sức mạnh cho chúng ta trong một số lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như biệt đội cảnh khuyểnvốn thiết yếu cho an ninh của Thế Vận Hội.

Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz đã thông báo sẽ gửi binh sĩ hỗ trợ bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội, nhưng không nêu rõ số lượng. Ông cho biết trên mạng xã hội : “Một đội đặc nhiệm bao gồm các binh sĩ, chó nghiệp vụ sẽ được triển khai tới Paris. Mục tiêu chính của lực lượng này là tiến hành các hoạt động phát hiện chất nổ và chống khủng bố.”

Ngay sau vụ tấn công khủng bố ở phòng hòa nhạc gần Matxcơva, Nga khiến 143 người thiệt mạng, chính phủ Pháp đã nâng kế hoạch an ninh quốc gia Vigipirate lên mức tối đa “khẩn cấp đề phòng chống khủng bố”, chỉ 4 tháng trước khi Thế Vận Hội Olympic khai mạc. Theo bộ trưởng Quân Lực Pháp, Sébastien Lecornu, 18.000 binh sĩ Pháp sẽ được huy động để trị an vào lúc diễn ra Thế Vận Hội, trong đó sẽ có 3.000 phi công giám sát từ trên không.


*************

Mitsui của Nhật quyết định chi 740 triệu đô la phát triển mỏ khí Lô B ở Việt Nam

VOA Tiếng Việt

Hãng thương mại khổng lồ Mitsui có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, ra thông cáo hôm 29/3 nói họ đưa ra quyết định chung cuộc sẽ đầu tư vào mỏ khí có tên là “Dự án Lô B” ở Việt Nam.

Quyết định được chốt lại và các hợp đồng liên quan được ký kết với các đối tác hôm 28/3 theo giờ Việt Nam, thông cáo của Mitsui cho hay. Hãng nói sẽ đầu tư vào dự án thông qua công ty con mà hãng sở hữu 100% là Mitsui Oil Exploration (MOECO).

Dự án tích hợp này bao gồm phát triển một mỏ khí thượng nguồn và đường ống vận chuyển khí trung nguồn, nối mỏ với một nhà máy nhiệt điện khí. Các đối tác của Mitsui là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PetroVietnam (PVEP), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) và hãng dầu khí Thái Lan PTT, theo thông cáo

Các đơn vị thành viên của MOECO sẽ chia sẻ chi phí của dự án, chủ yếu gồm lắp đặt thiết bị và xây đường ống, ước tính xấp xỉ 740 triệu đô la, tương đương khoảng 110 tỷ yen. Sản lượng của mỏ ước tính sẽ đạt 490 triệu mét khối mỗi ngày và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm 2026, thông cáo của Mitsui cho biết.

MOECO đã tham gia dự án có mức độ cạnh tranh cao này từ giai đoạn thăm dò và tiên liệu là dự án sẽ mang lại nguồn thu ổn định, lâu dài cho công ty.

Theo hãng phân tích dữ liệu và tư vấn GlobalData có trụ sở ở Anh, mỏ khí Lô B ở Việt Nam có thể đạt đỉnh về sản lượng vào năm 2046 và hoạt động khai thác sẽ kéo dài cho đến khi hết tính kinh tế vào năm 2054.

Mitsui nói trong thông cáo rằng họ đánh giá là khí tự nhiên và khí hóa lỏng LNG sẽ đóng vai trò quan trọng cũng như mang lại giải pháp thực sự cho việc chuyển đổi năng lượng và Dự án Lô B sẽ đóng góp vào việc chuyển đổi bền vững sang một xã hội giảm trừ carbon thông qua việc phát triển nguồn cung nhiên liệu là khí để phát điện.

Theo trang web của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, trên bình diện rộng lớn hơn, công ty con MOECO của Mitsui là một thành viên trong liên doanh gồm các nhà đầu tư tham gia Dự án Khí Lô B-Ô Môn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ đô la.

Trang Năng lượng Việt Nam nói rằng khí tự nhiên từ Lô B sẽ cung cấp cho 4 nhà máy điện gồm Ô Môn 1, 2, 3 và 4 trên 20 năm. Khi đi vào vận hành, các nhà máy điện này sẽ cung cấp khoảng 3.800 MW, đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng của Việt Nam.


*********

Pháp yêu cầu sự giúp đỡ của cảnh sát và quân đội nước ngoài trong Thế vận hội Paris

AP

Pháp nói đã yêu cầu 46 quốc gia xem họ có sẵn sàng cung cấp hơn 2.000 cảnh sát để giúp đảm bảo an ninh cho Thế vận hội Paris vào mùa hè này hay không.

Cho đến nay, các nhà tổ chức đã hoàn tất kế hoạch an ninh cho Thế vận hội đầu tiên của thủ đô Pháp trong một thế kỷ qua, đồng thời nâng cao cảnh giác trước các cuộc tấn công tiềm tàng.

Bộ Nội vụ ngày 29/3 cho biết yêu cầu hỗ trợ an ninh của nước ngoài đã được đưa ra vào tháng 1 năm nay, nhằm tìm kiếm gần 2.185 người hỗ trợ. Bộ nói các nhân viên này được yêu cầu hỗ trợ về an ninh cho Thế vận hội và “trải nghiệm của khán giả” cũng như “tăng cường hợp tác quốc tế”.

Bộ cho biết thêm: “Đây là cách tiếp cận cổ điển của các nước chủ nhà trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế lớn”.

Bộ lưu ý rằng Pháp đã cử 200 hiến binh của mình tới World Cup ở Qatar vào năm 2022 và cũng chào đón 160 nhân viên từ các lực lượng an ninh châu Âu khác tham dự World Cup bóng bầu dục mà Pháp tổ chức vào năm ngoái.

Đại tá Pierre Gaudillière, phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu quân đội, cho biết Bộ Quốc phòng Pháp cũng đã yêu cầu các quốc gia nước ngoài cung cấp “một số lượng nhỏ” quân nhân có thể trợ giúp thực hiện các nhiệm vụ “rất cụ thể” tại Thế vận hội, bao gồm cả đội chó đánh hơi.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói nước ông sẽ cử binh sĩ tới Thế vận hội Paris. Phái đoàn lực lượng vũ trang Ba Lan sẽ bao gồm những người điều khiển chó và “mục tiêu chính của phái đoàn sẽ là thực hiện các hoạt động liên quan đến phát hiện chất nổ và chống lại khủng bố”. Bộ trưởng Władysław Kosiniak-Kamysz đăng trên X.

An ninh là thách thức lớn nhất đối với ban tổ chức Thế vận hội Paris, thành phố liên tục hứng chịu các cuộc tấn công chết người của những kẻ cực đoan Hồi giáo và dự kiến có tới 15 triệu du khách trong thời gian từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 26 tháng 8.

Thế vận hội dành cho Người khuyết tật được tổ chức tiếp theo sau đó.

Mối lo ngại về an ninh đặc biệt cao đối với lễ khai mạc, sẽ có sự tham gia của các đội thuyền dọc sông Seine và đám đông khổng lồ theo dõi từ bờ kè.

Chính phủ Pháp đã tăng cường cảnh báo an ninh lên mức cao nhất sau vụ tấn công chết người gần đây tại phòng hòa nhạc ở Nga và tuyên bố nhận trách nhiệm của Nhà nước Hồi giáo.

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal công bố quyết định này trong một bài đăng trên X, cho biết các nhà chức trách đang “xem xét tuyên bố của Nhà nước Hồi giáo về trách nhiệm đối với vụ tấn công (Moscow) và các mối đe dọa đè nặng lên đất nước chúng tôi”.

************

Tin tức thế giới 30-3: Nga phá thêm âm mưu khủng bố; Ukraine dọa lui quân nếu thiếu viện trợ Mỹ

NHẬT ĐĂNG

Tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố ở buổi hòa nhạc gần Matxcơva (Nga) - Ảnh: REUTERS

Tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố ở buổi hòa nhạc gần Matxcơva (Nga) - Ảnh: REUTERS

Nga phá âm mưu tấn công khủng bố của "3 công dân đến từ Trung Á"

Lực lượng an ninh Nga đã ngăn chặn các hoạt động khủng bố của 3 công dân đến từ một quốc gia Trung Á, lên kế hoạch thực hiện hành động khủng bố bằng cách kích nổ một thiết bị tại khu vực công cộng, theo TTXVN.

Thông báo của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 29-3 xác nhận đã bắt giữ 3 nghi phạm đến từ "một quốc gia Trung Á" đang âm mưu thực hiện vụ tấn công ở miền nam nước Nga.

Theo FSB, cơ quan này đã "ngăn chặn các hoạt động khủng bố của 3 công dân đến từ một quốc gia Trung Á, lên kế hoạch thực hiện hành động khủng bố bằng cách kích nổ một thiết bị tại khu vực công cộng ở vùng Stavropol".

Trong khi đó, Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin những bộ phận của thiết bị nổ tự chế và các chất hóa học đã được tìm thấy tại nhà của 1 trong 3 nghi phạm.

Vùng Stavropol nằm ở khu vực Bắc Caucasus thuộc miền nam nước Nga, giáp với Dagestan và Chechnya cùng các khu vực khác.

Thông báo của FSB được đưa ra 1 tuần sau vụ khủng bố hôm 22-3 tại Nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Matxcơva khiến ít nhất 144 người thiệt mạng.

Truyền hình Nga đăng tải hình ảnh một số người đàn ông bị các đặc vụ FSB ghì xuống đất.

Lực lượng Ukraine phải thoái lui nếu thiếu viện trợ Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng nếu nước này không có được gói viện trợ quân sự từ Mỹ, các lực lượng Ukraine buộc phải thực hiện vài bước thoái lui nhỏ. 

"Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, điều này đồng nghĩa chúng tôi không có lực lượng phòng không, không tên lửa Patriot, không có máy phá sóng cho tác chiến điện tử, không đạn 155mm", ông Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với báo Washington Post đăng ngày 29-3.

Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất cho Ukraine kể từ lúc xung đột Ukraine - Nga chính thức bắt đầu vào tháng 2-2022. Tuy nhiên, gói viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ cho Kiev đang mắc kẹt tại Quốc hội Mỹ do lưỡng đảng chưa tìm thấy tiếng nói chung. 

Việc này cũng rơi vào tình thế nhạy cảm khi Ukraine được hiểu đang gặp nhiều bất lợi trước Nga và có khả năng hứng chịu đợt tấn công mới từ các lực lượng Nga.

"Điều đó đồng nghĩa chúng tôi phải lui về, rút lui, từng bước một, trong những bước nhỏ. Chúng tôi đang tìm cách để không rút lui", ông nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Ý chặn máy bay Nga ở biển Baltic

Ngày 29-3, không quân Ý khẳng định đã chặn máy bay chưa xác định trên vùng biển quốc tế thuộc biển Baltic. Reuters dẫn lời hai nguồn tin quốc phòng Ý nói đó là những máy bay của Nga.

Hai vụ chặn máy bay đã diễn ra vào ngày 28 và 29-3. Máy bay Eurofighter của Ý đã thực hiện nhiệm vụ này như một phần trong sứ mệnh trên không của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), không quân Ý cho biết trong một tuyên bố về vấn đề này. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, các máy bay trên đã quay về căn cứ ở Ba Lan.

Mỹ hoan nghênh việc cải tổ chính quyền mới của Palestine

Ngày 29-3, Mỹ cho biết nước này hoan nghênh việc đề cử một nội các mới của chính quyền Palestine (PA)

"Việc tái sinh chính quyền Palestine là điều cần thiết để mang lại kết quả cho người dân Palestine cả ở Dải Gaza lẫn Bờ Tây, đồng thời thiết lập điều kiện cho sự ổn định trong khu vực", Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố về vấn đề trên.

Trước đó một ngày, PA công bố thành lập nội các mới, với ưu tiên cải tổ và chấm dứt xung đột ở Dải Gaza. Giữa tháng này, Tổng thống Abbas đã bổ nhiệm cố vấn lâu năm Mohammad Mustafa về lĩnh vực kinh tế của mình làm thủ tướng.

Israel cam kết thúc đẩy sáng kiến viện trợ ở Dải Gaza

Theo Bộ Ngoại giao Israel ngày 29-3, nước này sẽ cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, chấp hành phán quyết của Tòa Công lý quốc tế (ICJ) rằng hàng viện trợ vào Dải Gaza không bị cản trở. Theo đó, Israel phải cho phép vận chuyển viện trợ vào Gaza trong khuôn khổ các biện pháp tạm thời mới được ban hành, trong vụ Nam Phi kiện Israel về những hành động diệt chủng ở Gaza.

Israel đã chịu sự chỉ trích của nhiều nước xung quanh việc viện trợ ở Dải Gaza, khu vực do tổ chức Hồi giáo Hamas kiểm soát. 

Cuộc chiến ở Gaza đến nay đã làm chết hơn 30.000 người, và vùng đất có khoảng 2 triệu người Palestine sinh sống này đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng nhân đạo lâu dài.

Hàng viện trợ của Mỹ cho Dải Gaza rơi xuống biển

Trên Twitter (X) ngày 29-3, quân đội Mỹ cho biết đã hoàn thành một chuyến thả hàng viện trợ nhân đạo xuống phía bắc Dải Gaza, tuy nhiên 26 gói hàng đã rơi xuống biển.

Theo Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ, hai chiếc máy bay vận tải C-17 của quân đội đã thả số viện trợ tương đương 46.000 bữa ăn xuống khu vực phía bắc Gaza, để góp phần xoa dịu nạn đói tại nơi đang có chiến tranh giữa Israel và Hamas.

Washington gặp áp lực phải lựa chọn cách tiếp cận đúng trong trường hợp này, vì nhiều người Palestine bị cho đã chết đuối khi cố bơi ra biển vớt hàng viện trợ nhằm cứu gia đình.

Tuần Thánh

Nhân dịp Tuần Thánh, một thành viên của cộng đồng Ý ở Bensheim, phía nam thành phố Frankfurt (Đức) tham gia Lễ tái hiện đóng đinh chúa Giêsu trên thập tự giá hôm 29-3. Tuần Thánh là tuần trước lễ Phục sinh và là tuần quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo hội - Ảnh: REUTERS

Nhân dịp Tuần Thánh, một thành viên của cộng đồng Ý ở Bensheim, phía nam thành phố Frankfurt (Đức) tham gia Lễ tái hiện đóng đinh chúa Giêsu trên thập tự giá hôm 29-3. Tuần Thánh là tuần trước lễ Phục sinh và là tuần quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo hội - Ảnh: REUTERS


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn