Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 17-02 -2024:

Thứ Bảy, 17 Tháng Hai 20245:09 SA(Xem: 1461)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 17-02 -2024:
HoaLuc 7***********
voatiengviet.com

Ukraine rời khỏi một phần Avdiivka, nói Nga không giành thắng lợi chiến lược nào

Reuters

Quân đội Ukraine cho biết hôm 16/2 rằng họ đã rút các binh sĩ bị áp đảo về quân số ra khỏi khu vực phía đông nam thành phố Avdiivka trong bối cảnh giao tranh leo thang, đồng thời nói thêm rằng quyết định này không mang lại lợi ích chiến lược nào cho phía Nga.

Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy khu vực đông nam Ukraine, cho hay trên Telegram rằng các đơn vị Ukraine đã rút lui với tổn thất nhỏ.

Ông nói: “Trong tình hình chiến trường đầy khó khăn, khi công sự chỉ còn là đống đổ nát và gạch vụn, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo toàn sinh mạng các binh sĩ”.

Tarnavskyi một lần nữa mô tả khu vực Avdiivka là "nóng nhất" trên toàn bộ chiến tuyến dài khoảng 1.000 km (600 dặm).

Ông nói: “Quân địch tiến hành các cuộc ném bom hạng nặng cả ngày lẫn đêm, không ngừng tấn công đồng thời từ nhiều hướng.

Sau đó, trong cùng ngày 16/2, Tarnavskyi nói rằng giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn và Nga tiếp tục việc "thực sự xóa sổ thành phố này khỏi bề mặt trái đất". Ông cũng tuyên bố rằng chỉ riêng trong ngày 16/2, lực lượng Ukraine đã đẩy lùi hơn 30 cuộc tấn công của Nga và hoạt động phòng thủ vẫn tiếp tục.

Tarnavskyi nói: “Binh sĩ Ukraine đang di chuyển ra khỏi các vị trí bị phá hủy và cố thủ trên các phòng tuyến mới”.

Reuters không thể kiểm chứng ngay các tin tức về chiến trường.

Việc chiếm được thành phố miền đông Ukraine được coi là điều then chốt đối với mục tiêu của Moscow là giành quyền kiểm soát hoàn toàn hai tỉnh tạo nên khu vực công nghiệp Donbas và có thể mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một chiến thắng trên chiến trường để quảng bá với các cử tri giữa lúc ông chuẩn bị tái tranh cử vào tháng tới.

Cùng lúc các binh sĩ rời khỏi khu vực được gọi là vùng cố thủ Zenit ở phía đông nam thành phố, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói rằng ưu tiên của Kyiv là giảm thiểu tổn thất, mặc dù quân đội đang cố gắng bảo vệ các tuyến đường chiến lược.

Lữ đoàn Xung kích số 3 mới đây đã được điều đến để củng cố các vị trí của Ukraine và Tarnavskyi nói hôm 16/2 rằng "việc tăng cường cho các đơn vị theo kế hoạch" đang diễn ra.

Tarnavskyi lưu ý rằng quân đội Nga đã phải chịu "tổn thất nặng nề". Lữ đoàn Xung kích số 3 cũng đưa ra nhận xét như vậy.


*********
voatiengviet.com

TT Zelenskyy ký hiệp ước an ninh với Pháp sau khi đã ký với Đức

Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ký một hiệp ước an ninh dài hạn mới với Pháp hôm thứ Sáu 16/2, sau khi đạt được một thỏa thuận tương tự và khoản viện trợ từ Đức.

Ông Zelenskyy đang thăm Đức và Pháp để kêu gọi thêm các khoản trợ giúp quân sự vào một thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lại Nga, cùng lúc quân đội Ukraine đang cố gắng ngăn cản các lực lượng Nga đang tiến sát thị trấn Avdiivka ở miền đông, và Hoa Kỳ đang loay hoay trong việc thông qua gói viện trợ quân sự hàng tỷ đô la "rất quan trọng" dành cho Ukraine.

“Đây là một thỏa thuận an ninh đầy tham vọng và rất thực chất”, ông Zelenskyy nói với các phóng viên khi họp báo cùng với Tổng thống Emmanuel Macron. "Đây không phải là sự thay thế cho Hoa Kỳ. Tất cả chúng ta sát cánh cùng nhau và liên minh này là điều cần thiết để đánh bại Nga", vẫn lời tổng thống Ukraine.

Ông Macron phát biểu rằng hiệp ước an ninh 10 năm với Pháp bao gồm các cam kết của Paris về cung cấp thêm vũ khí, huấn luyện binh lính và cấp viện trợ quân sự lên tới 3 tỷ euro (3,2 tỷ đô la) cho Ukraine vào năm 2024. Ông Macron cũng nhắc lại rằng Paris đã trợ giúp 1,7 tỷ euro hồi năm 2022 và 2,1 tỷ euro vào năm 2023.

“Cam kết của chúng tôi với Ukraine sẽ không suy yếu”, ông Macron nói trong cuộc họp báo chung, đồng thời nói thêm rằng “chế độ Kremlin” đã bước vào một giai đoạn mới và giờ đây rõ ràng đang thể hiện sự hung hăng hơn đối với các nước châu Âu.

Ông Macron phát biểu: “Bằng cách giúp đỡ đối tác Ukraine, chúng tôi đang đầu tư vào an ninh của mình”.

Hiệp ước an ninh của Ukraine với Đức, sẽ kéo dài trong 10 năm, bao gồm cam kết là Đức sẽ trợ giúp quân sự cho Ukraine và trừng phạt Nga cũng như kiểm soát xuất khẩu, đồng thời đảm bảo rằng tài sản của Nga vẫn bị phong tỏa.

Berlin cũng đã chuẩn bị một gói trợ giúp tức thời khác trị giá 1,13 tỷ euro tập trung vào phòng không và pháo binh.

Ông Zelenskyy nói rằng khoản viện trợ này rất quan trọng vì nguồn tiếp liệu quân sự từ các đối tác khác đã giảm trong khi Nga có lợi thế về pháo binh ở tiền tuyến.


************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(Inquirer) - Hiệp định Biển cả có thể giúp Philippines và nhiều nước Đông Nam Á bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Phát biểu ngày 15/02/2024 tại diễn đàn của Viện Stratbase ADR ở Makati (Philippines), giáo sư luật quốc tế Kentaro, Đại học Tohoku Nhật Bản, nhận định « Hiệp định Biển cả là một công cụ pháp lý mới hỗ trợ cho Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ». Việt Nam, Philippines và Trung Quốc nằm trong số hơn 80 nước phê chuẩn Hiệp định được thông qua năm 2023.

(AP) - Hải quan Hồng Kông bắt 7 người liên quan đến vụ rửa 1,8 tỉ đô la. Theo thông báo ngày 16/02/2024 của hải quan đặc khu hành chính, đây là vụ rửa tiền có quy mô lớn chưa từng có ở Hồng Kông. Có tài khoản nhận đến 12,8 triệu đô la chỉ trong một ngày. Vụ này liên quan một phần đến Ấn Độ. Bẩy người bị bắt là người địa phương từ 23 đến 74 tuổi, nằm trong mạng lưới dùng công ty bình phong và tài khoản ngân hàng để chuyển các khoản tiền lớn đến Hồng Kông dưới danh nghĩa quản lý doanh nghiệp quốc tế.

(AFP) - Hy Lạp chấp nhận hôn nhân đồng giới. Ngày 15/02/2024, Quốc Hội Hy Lạp đã thông qua dự luật xã hội được thủ tướng bảo thủ ủng hộ với 176 phiếu thuận trên tổng số 254 nghị sĩ có mặt. Ngay khi luật được ban hành, các cặp đồng giới được phép kết hôn và được nhận con nuôi. Thủ tướng Hy Lạp đánh giá « một bước ngoặt mới cho nhân quyền », trong khi Giáo Hội Chính thống giáo phản đối kịch liệt. Hy Lạp trở thành nước thứ 37 trên thế giới, và là nước thứ 17 trong Liên Hiệp Châu Âu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

(AFP) - Cầu thủ Mbappé chấm dứt hợp đồng với PSG. Ngày 15/02/2024, sau 7 năm gắn bó với CLB bóng đá Paris, cầu thủ nổi tiếng Kylian Mbappé thông báo rời Paris Saint-Germain mùa hè này. Dù chưa có thông tin chính thức cầu thủ Pháp đầu quân cho CLB nào nhưng báo chí Tây Ban Nha đã chào đón Mbappé, được cho là chơi cho Real Madrid từ mùa giải tới. Ban giám đốc PSG và Mbappé sẽ chính thức thông báo trong những tháng tới.

(AFP) - Quốc Hội Úc yêu cầu Anh không dẫn độ nhà sáng lập Wikileaks sang Mỹ. Quốc Hội Úc hôm 14/02/2024, thông qua một kiến nghị yêu cầu tư pháp Anh chấm dứt truy tố ông Julian Assange, công dân Úc, nhà sáng lập trang mạng nổi tiếng, nơi đăng tải 700.000 điện tín mật về quân sự và ngoại giao của Mỹ, chủ yếu liên quan đến Irak và Afghanistan, kể từ 2010. Thủ tướng Úc Anthony Albanese ủng hộ yêu cầu này. Theo vợ nhà sáng lập Wikileaks, ông Assange sẽ chết nếu bị dẫn độ sang Hoa Kỳ.

(Le Monde) - Liên hoan điện ảnh Berlin buộc phải hủy giấy mời 5 dân biểu cực hữu Đức. Dưới áp lực của các nhân viên, ngày hôm qua, 15/02/2024, ban tổ chức liên hoan điện ảnh Berlin lần thứ 74 đã phải hủy giấy mời 5 thành viên đảng cực hữu AfD, dự kiến tham dự lễ khai mạc liên hoan, cùng với đại diện các đảng phái chính trị khác. Hai giờ trước phiên khai khai mạc, khoảng 20 diễn viên biểu tình cách không xa nơi diễn ra Liên hoan ở Berlinale Palast, với khẩu hiệu duy nhất : ‘‘No Seats for Fascists Anywhere’’ (Không có chỗ cho phát xít, ở bất cứ nơi nào).


***********
rfa.org

Công an Vĩnh Long phạt tiền người dân đưa tin về chốt kiểm tra nồng độ cồn lên Facebook

2024.02.16

Một người đàn ông ở tỉnh Vĩnh Long vừa bị công an ở tỉnh này phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng vì đã đưa thông tin về chốt kiểm tra nồng độ cồn của công an lên Facebook để báo người khác tránh.

Báo Nhà nước cho biết tin này hôm 16/2 và cho biết ông N.M.H. (33 tuổi) bị xử phạt về hành vi Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật tại một nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Ông N.M.H. vào ngày 6/2 bị Đội An ninh Công an huyện Trà Ôn đã làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính vì đăng tải bài viết có nội dung thông báo chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT.  

Báo Nhà nước cho biết ông H. đã khai nhận việc đăng bài trên Facebook vào khoảng từ 20 - 21 giờ ngày 30/1 với nội dung thông báo chốt kiểm tra nồng độ cồn của CSGT huyện Trà Ôn trên Facebook cá nhân.

Hôm 14/2, báo Nhà nước đưa tin một trường hợp khác ở tỉnh Lai Châu cũng bị công an phạt tiền 7,5 triệu đồng vì cáo buộc đưa tin sai sự thật, xuyên tạc sau khi người này đưa tin về chốt kiểm soát của CSGT lên mạng xã hội để báo cho những người khác tránh.

Luật của Việt Nam nghiêm cấm việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này theo ý kiến của nhiều người dân là quá khắt khe vì nhiều khi đồ ăn cũng có cồn nhưng không đủ mạnh để gây say như uống bia rượu.

Báo Nhà nước cho biết trong bảy ngày nghỉ Tết Giáp Thìn, CSGT đã ghi nhận hơn 29.000 lái xe vi phạm nồng độ cồn và xử phạt số tiền là hơn 182 tỷ đồng.


***********
voatiengviet.com

Bốn tổ chức NGO trình bày kiến nghị về Việt Nam trước kỳ UPR

VOA Tiếng Việt

Hôm 13/2, các tổ chức phi chính phủ quốc tế trình bày đề xuất và cung cấp các thông tin cần thiết để nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc chuẩn bị cho tiến trình rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam, dự kiến diễn ra vào tháng 5.

Phát biểu tại buổi họp tập hợp kiến nghị kỳ 46 (Pre-session 46) hôm 13/2 tại Geveva, Thụy Sĩ, đại diện của tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America), Văn Bút Quốc tế, và Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải ngoại đề xuất chính quyền Việt Nam nâng cao nhận thức về quyền tự do ngôn luận cho giới nghệ sĩ và nhà văn, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, theo văn bản của tổ chức UPR Info, cơ quan tổng hợp các ý kiến cho Nhóm làm việc UPR.

“Nhà chức trách tiếp tục bắt giữ, buộc tội và bỏ tù các nhà văn, nhà báo và nhà hoạt động vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Trong số những người bị giam giữ có 18 nhà văn và 37 nhà báo”, thông cáo ra cùng ngày của Văn Bút Mỹ cho biết.

Đại diện Văn Bút Mỹ phát biểu tại buổi họp ở Geneva, ngày 13/2/2024.

Đại diện Văn Bút Mỹ phát biểu tại buổi họp ở Geneva, ngày 13/2/2024.

Sự kiện này là được xem là một bước quan trọng trong quy trình UPR, tạo cơ hội cho các quốc gia thảo luận về các vấn đề nhân quyền và chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất trước khi bước vào phiên họp chính thức dự kiến diễn ra vào này 7/5/2024, vẫn theo UPR Info.

Nhóm Văn Bút đề nghị sửa đổi luật pháp hiện hành để đảm bảo phù hợp với quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư, trong đó có sửa đổi Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015.

Tương tự, tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam (LIV) có văn phòng tại Mỹ, đơn vị quản lý trang Luật khoa Tạp chí và The Vietnamese, cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi luật pháp để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

“Những điều luật này đã được áp dụng không chỉ chống lại các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến mà cả những công dân bình thường, cho thấy chính phủ kiểm soát chặt chẽ quyền tự do ngôn luận”, bà Vi Trần, đồng sáng lập viên của LIV, nêu ý kiến trong văn bản gửi Nhóm làm việc của LHQ.

Liên minh Bài trừ Nô lệ Tân thời ở Á Châu (CAMSA) có trụ sở tại Mỹ nêu lên mối lo ngại về nạn buôn người, tự do tín ngưỡng và quyền của người bản địa ở Việt Nam. Trong số các khuyến nghị của mình, CAMSA kêu gọi Việt Nam phê chuẩn Công ước về Bộ lạc và Dân tộc Bản địa, một công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hay còn gọi là Công ước ILO 169.

Ông Percy Nguyễn, đại diện của CAMSA, phát biểu rằng Việt Nam vẫn không thừa nhận việc những người lao động nhập cư bị biến thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bóc lột lao động cưỡng bức, trong khi quốc gia này thiếu quy trình và cơ chế để xác định và nhận biết nạn nhân của nạn buôn người, vẫn theo UPR Info.

Hiệp hội Nhân quyền và Phát triển Khmer Kampuchea Krom và 6 nhóm tổ chức phi chính phủ KKK nêu lên quan ngại về quyền của người thiểu số ở Việt Nam. Trong số các khuyến nghị của mình, họ kêu gọi thúc đẩy và bảo vệ quyền tôn giáo ở Việt Nam.

Ông Sơn Chun Chuon, đại diện cho nhóm này phát biểu: “Chính phủ Việt Nam vẫn hạn chế việc thực hành tôn giáo thông qua các biện pháp như ban hành luật lệ, ra yêu cầu đăng ký, sách nhiễu và giám sát”.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về các kiến nghị trên, nhưng chưa được phản hồi.

Theo trang UPR Info và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, các phiên họp loại pre-session được giới thiệu vào năm 2012, khi bắt đầu chu kỳ II của UPR, với mục đích cung cấp cho các tổ chức nhân quyền quốc gia (NHRI) và các tổ chức xã hội dân sự (CSO) một nền tảng quốc tế để họ có thể thông báo cho đại diện của các quốc gia mà họ muốn đưa ra đề xuất về tình hình nhân quyền ở nước đó trước khi tiến hành phiên UPR chính thức.

Tại một cuộc hội thảo vào tháng 11/2023, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu rằng Việt Nam rất “coi trọng” tiến trình cơ chế UPR và “luôn bảo đảm sự tham gia của tất cả các bên liên quan trên nguyên tắc minh bạch, hợp tác, đối thoại thực chất và xây dựng”.


***********
voatiengviet.com

Ấn Độ điều tra chống phá giá đối với kính năng lượng mặt trời từ Việt Nam, Trung Quốc

VOA Tiếng Việt

Ấn Độ vừa khởi sự điều tra chống bán phá giá đối với một số loại kính làm tấm năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, sau khi có khiếu nại của các doanh nghiệp Ấn Độ, hai trang tin The Economic Times và The Hindu đưa tin hôm 16/2.

Bộ phận điều tra có tên là Tổng cục Phòng vệ thương mại (DGTR) của Bộ Thương mại Ấn Độ hiện đang điều tra về lời cáo buộc là có tình trạng bán phá giá 'Kính cường lực có vân và không tráng phủ' do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất hoặc có xuất xứ từ 2 nước này, tin của The Economic Times và The Hindu cho hay.

Loại sản phẩm nêu trên còn có các tên gọi khác trên thị trường như kính của tấm năng lượng mặt trời hay kính quang điện mặt trời.

Trong vụ kiện đang diễn ra, bên nộp đơn kiện là hãng Borosil Renewables Ltd và họ thay mặt cho ngành sản phẩm này ở Ấn Độ, đề nghị điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá thích đáng đối với hàng nhập khẩu, vẫn The Economic Times và The Hindu tường thuật.

Về phía cơ quan điều tra, họ ra thông báo có đoạn: “Trên cơ sở đơn kiện có đủ căn cứ cần thiết của ngành sản xuất trong nước, và sau khi đã xem xét đúng mức, trên cơ sở bằng chứng ban đầu do bên nộp đơn đưa ra chứng minh việc bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, cơ quan có thẩm quyền sau đây sẽ tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá về hành vi bán phá giá bị cáo buộc".

Nếu nhà chức trách xác định được rằng có việc bán phá giá và nó đã gây thiệt hại vật chất cho các bên liên quan trong nước của Ấn Độ, Tổng cục DGTR sẽ khuyến nghị áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Bộ Tài chính Ấn Độ là nơi đưa ra quyết định cuối cùng về việc áp thuế.

The Economic Times và The Hindu đưa tin rằng có đủ bằng chứng cho thấy loại sản phẩm nêu trên đang được các nhà xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá tại thị trường nội địa Ấn Độ.

Các nước vẫn thường điều tra chống bán phá để xác định liệu các ngành công nghiệp trong nước có bị tổn thương do hàng nhập khẩu giá rẻ đổ vào ào ạt hay không.

Biện pháp để đáp trả là các nước đánh thuế bù hoặc thuế chống bán phá giá theo cơ chế đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) có trụ sở tại Geneva.

Thuế này nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động thương mại công bằng và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các nhà sản xuất trong nước với các nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài.

Ấn Độ lâu nay đã đánh thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm để ứng phó với hàng nhập khẩu giá rẻ từ nhiều nước khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc.


************
rfa.org

Công an Vĩnh Long bắt giữ người đàn ông xé và đốt quốc kỳ

2024.02.16

Một người đàn ông ở Vĩnh Long vừa bị công an tỉnh này bắt giữ vì đã xé và đốt quốc kỳ vào dịp Tết.

Truyền thông Nhà nước hôm 16/2 dẫn nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Vĩnh Long cho biết người đàn ông bị tạm giữ hình sự có tên Nguyễn Hoàng Hưng, 40 tuổi. Ông Hưng bị tạm giữ để điều tra về hành vi xúc phạm Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo báo Công An Nhân Dân, vào ngày 13/2, ông Hưng từ tỉnh Bình Dương về TP Vĩnh Long để ăn Tết. Khi ông Hưng về đến Vĩnh Long nhưng không về nhà mà sống lang thang ở khu vực phường 2.

Vào tối ngày 14/2, ông Hưng đến đường 3/2 và kéo ngã cột cờ có gắn Quốc kỳ và kéo rách lá Quốc kỳ. Sau đó, ông này đã đốt lá cờ hoàn toàn.

Sau khi đốt lá cờ thứ nhất, ông Hưng lại kéo rách một lá cờ khác tại một căn nhà gần nơi đốt lá cờ thứ nhất và tiếp tục đốt lá cờ thứ hai.

Ông Hưng bị công an phường 2 đang tuần tra, phát hiện và bị đưa về đồn công an.

Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hôm 17/1 vừa qua, một người vô cư nhặt ve chai ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” theo Điều 351 của Bộ luật Hình sự. Ông này bị cáo buộc đã bẻ gãy cán cờ đỏ sao vàng trước cửa nhà dân ròi đem lá cờ và cán cờ làm củi để nấu ăn.

Năm 2021, nhà hoạt động nhân quyền Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam vì sử dụng sơn phun lên quốc kỳ và đang thụ án tù tại Trại giam Gia Trung (Gia Lai).


*************
voatiengviet.com

Chery của Trung Quốc tính xuất khẩu ô tô sản xuất ở Indonesia sang Việt Nam, Philippines

VOA Tiếng Việt

Hãng chế tạo ô tô quốc doanh Trung Quốc Chery cho biết hôm thứ Sáu 16/2 rằng họ có kế hoạch xuất khẩu ô tô của hãng sản xuất ở Indonesia sang Việt Nam và Philippines, Jakarta Globe đưa tin. Thông tin này cũng được đề cập trong một bản tin của Asia News Network trong cùng ngày.

Chery hợp tác với một công ty Indonesia là Handal Indonesia Motor để cùng nhau lắp ráp xe, trong đó Chery đưa các bộ phận xe đến Indonesia để lắp ráp tại cơ sở của Handal, tin của Jakarta Globe và Asia News Network cho hay. Trong số các sản phẩm có cả xe điện (EV) của Chery là Omoda E5.

Chery tuyên bố rằng mẫu xe điện này đã đáp ứng yêu cầu phải nội địa hóa ít nhất 40% để được nhận các ưu đãi, trợ cấp từ chính phủ Indonesia, theo Zheng Shuo, trợ lý phó chủ tịch của PT Chery Sales Indonesia. Các xe lắp động cơ đốt trong cũng đạt các điều kiện như vậy. Ông Shuo nói rằng việc đạt được tỷ lệ nội địa hóa hơn 40% có thể giúp xe của Chery được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo hiệp định thương mại nội khối ASEAN hiện hành, Jakarta Globe tường thuật.

“Trong quý 1 hoặc quý 2 năm 2024, chúng tôi sẽ không chỉ sản xuất ở Indonesia xe tay lái nghịch mà cả xe tay lái thuận để xuất khẩu tại đây. Tỷ lệ nội địa hóa sẽ mang lại cho chúng tôi một số lợi ích từ việc được miễn thuế nhập khẩu vì chúng tôi có thỏa thuận thương mại giữa các nước ASEAN”, ông Shuo nói với các phóng viên của B-Universe bên lề Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) tại Jakarta hôm 16/2, vẫn theo tin của Jakarta Globe.

Năm ngoái, Chery đã công bố khoản đầu tư khoảng 16 triệu đô la để sản xuất xe hơi điện ở Indonesia cùng với hãng Handal Motor Indonesia cho người tiêu dùng của nước này. Ông Shuo đề cập đến khả năng Cherry tăng đầu tư vào Indonesia vì thấy có nhu cầu rất lớn ở đất nước này. Tuy nhiên, ông từ chối cho biết khoản đầu tư bổ sung sẽ có giá trị chính xác là bao nhiêu.

Jakarta Globe trích lời ông Shuo nói rằng Chery không có kế hoạch cung cấp xe nhập khẩu nguyên chiếc cho thị trường Indonesia.

“Chúng tôi muốn hiện thực hóa cam kết của mình với chính phủ Indonesia và giúp thúc đẩy nền kinh tế. Chúng tôi sẽ tăng cường nội địa hóa. Hiện tại, việc nhập khẩu thêm ô tô nguyên chiếc không phải là một phần trong chiến lược của chúng tôi”, ông Shuo nói.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) loại bỏ thuế quan áp dụng đối với các sản phẩm được giao dịch giữa các thành viên của khối các nước Đông Nam Á. Tính đến năm 2020, ASEAN gần như không có thuế quan, với thực tế là họ loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối với 98,6% các sản phẩm, tuân theo ATIGA. Theo hãng tin VietNamNet Global, Việt Nam sẽ tiếp tục miễn thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc từ ASEAN cho đến hết năm 2027 trong khuôn khổ ATIGA.


**********

Tin tức thế giới ngày 17-2: Ukraine ký hiệp ước an ninh dài 10 năm với Pháp, Đức

MINH KHÔI

* Bang Texas lập hẳn căn cứ quân sự ngăn người nhập cư từ Mexico sang
* Nga đẩy mạnh tấn công, được cho là tạo lợi thế cho cuộc bầu cử của ông Putin
* Israel bao vây bệnh viện còn hoạt động lớn nhất trên Dải Gaza

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau cuộc họp báo chung ở Điện Elysée ở Paris, ngày 16-2 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau cuộc họp báo chung ở Điện Elysée ở Paris, ngày 16-2 - Ảnh: REUTERS

Chiến sự Nga - Ukraine

* Ông Zelensky ký hiệp ước an ninh dài hạn với Pháp và Đức. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang thăm Đức và Pháp, nhằm tìm kiếm thêm hỗ trợ quân sự vào thời điểm quan trọng.

Ông Zelensky gọi việc ký hiệp ước an ninh với Pháp và Đức là "thỏa thuận an ninh đầy tham vọng và thực chất". Tổng thống Ukraine khẳng định "đây không phải là giải pháp thay thế cho Mỹ và liên minh này là cần thiết để đánh bại Nga".

Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hiệp ước an ninh 10 năm ký với Ukraine bao gồm cam kết của Paris về cung cấp thêm vũ khí, huấn luyện binh sĩ và viện trợ quân sự lên tới 3 tỉ euro (3,2 tỉ USD) cho Ukraine trong năm 2024.

"Cam kết của chúng tôi với Ukraine sẽ không suy yếu", ông Macron nói trong cuộc họp báo ngày 16-2. "Bằng cách giúp đỡ Ukraine, chúng tôi đang đầu tư vào an ninh của chính mình".

Hiệp ước an ninh của Đức - Ukraine cũng kéo dài trong 10 năm. Đức cam kết hỗ trợ Ukraine bằng quân sự và trừng phạt Nga bằng các biện pháp như kiểm soát xuất khẩu, đồng thời đảm bảo rằng tài sản của Nga vẫn bị phong tỏa.

Berlin cũng đã chuẩn bị một gói hỗ trợ khác trị giá 1,13 tỉ euro, tập trung vào phòng không và pháo binh.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự lễ ký kết thỏa thuận song phương về đảm bảo an ninh và hỗ trợ lâu dài tại Berlin, Đức, ngày 16-2 - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự lễ ký kết thỏa thuận song phương về đảm bảo an ninh và hỗ trợ lâu dài tại Berlin, Đức, ngày 16-2 - Ảnh: REUTERS

* Ukraine rút phần lớn quân khỏi phía đông nam thành phố Avdiivka. Ông Oleksandr Tarnavsky, chỉ huy khu vực đông nam Ukraine, cho biết trên Telegram rằng các đơn vị Ukraine đã rút lui với tổn thất nhỏ.

"Trong tình hình chiến trường khó khăn, khi công sự chỉ còn lại đống đổ nát, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là cứu sống các binh sĩ", ông Tarnavsky thông tin.

Theo ông Tarnavsky, khu vực Avdiivka là "nóng nhất" trên toàn bộ chiến tuyến dài khoảng 1.000km.

Cuối ngày 16-2, ông Tarnavsky nói rằng giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn và Nga "gần như quét sạch thành phố khỏi bề mặt Trái đất". Ông cũng tuyên bố rằng chỉ riêng trong ngày 16-2, lực lượng Ukraine đã đẩy lùi hơn 30 cuộc tấn công của Nga và hoạt động phòng thủ vẫn tiếp tục.

Việc chiếm được thành phố Avdiivka được coi là chìa khóa cho mục tiêu của Matxcơva, nhằm đảm bảo quyền kiểm soát hoàn toàn hai tỉnh tạo nên khu vực công nghiệp Donbass, và có thể mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một chiến thắng trên chiến trường để thu hút lá phiếu cử tri trong cuộc bầu cử vào tháng tới.

Xung đột Israel - Hamas

* Israel bao vây bệnh viện còn hoạt động lớn nhất ở Gaza. Lực lượng Israel vẫn ở Bệnh viện Nasser ở thị trấn Khan Younis sau khi đột kích vào sáng sớm 15-2. Cơ quan y tế Gaza cho biết 5 bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt đã chết sau đó 1 ngày do mất điện và thiếu nguồn cung oxy.

Israel cho biết họ đột kích bệnh viện vì các thành viên Hamas đang ẩn náu ở đó. Quân đội Israel ngày 16-2 cho biết đã bắt giữ hơn 20 thành viên Hamas tham gia vụ tấn công ngày 7-10 nhằm vào Israel.

Hamas phủ nhận có thành viên trong bệnh viện, mô tả tuyên bố của Israel là "dối trá, nhằm che đậy việc phá hủy bệnh viện".

Cơ quan y tế Dải Gaza cho biết bệnh viện vẫn đang không có điện tính đến cuối ngày 16-2, gây nguy hiểm cho việc chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, quân đội Israel cho biết họ đã sửa chữa một máy phát điện và cung cấp một máy phát điện khác, đảm bảo "tất cả các hệ thống quan trọng tiếp tục hoạt động".

Có hai phụ nữ mang thai đã sinh con "trong điều kiện khắc nghiệt - không nước, không thức ăn và không có cách nào để sưởi ấm".

Binh sĩ Israel đã chặn một đoàn xe viện trợ bên ngoài bệnh viện. Quân đội cho biết họ đã cung cấp viện trợ bao gồm thức ăn và nước uống cho trẻ em.

Các em nhỏ nghỉ ngơi ngoài đường ở Rafah sau khi sơ tán khỏi Bệnh viện Nasser ở Khan Younis, ngày 15-2 - Ảnh: REUTERS

Các em nhỏ nghỉ ngơi ngoài đường ở Rafah sau khi sơ tán khỏi Bệnh viện Nasser ở Khan Younis, ngày 15-2 - Ảnh: REUTERS

Tin tức quốc tế khác

* Quốc hội Mỹ bàng hoàng khi chính trị gia đối lập ở Nga chết trong tù. Các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ bày tỏ sự bàng hoàng và phẫn nộ trước cái chết của thủ lĩnh phe đối lập ở Nga, ông Alexei Navalny vào ngày 16-2.

Thông tin về cái chết của ông Navalny được công bố trong bối cảnh chính trường Mỹ đang chia rẽ về việc có nên đứng lên chống lại Nga hay không. Trước đó, Washington đã phê duyệt hơn 110 tỉ USD hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine.

Những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn cho rằng Washington không nên gửi tiền ra nước ngoài vào thời điểm quốc khố thâm hụt trầm trọng.

"Cái chết của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny là một thảm kịch… nhưng nó không thay đổi chính trị nội bộ ở Mỹ", dân biểu Đảng Cộng hòa Byron Donalds nói.

Người dân dựng đài tưởng niệm tạm thời cho thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny ở Saint Petersburg, Nga, ngày 16-2 - Ảnh: AFP

Người dân dựng đài tưởng niệm tạm thời cho thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny ở Saint Petersburg, Nga, ngày 16-2 - Ảnh: AFP

* Bang Texas xây dựng căn cứ quân sự gần biên giới Mỹ - Mexico. Thống đốc Texas Greg Abbott, người theo Đảng Cộng hòa, xây dựng căn cứ để ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp.

Căn cứ là khu phức hợp tọa lạc dọc theo bờ sông Rio Grande và có thể chứa tới 1.800 quân, có thể mở rộng lên 2.300 quân.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, số người di cư vượt biên trái phép vào Mỹ tăng cao kỷ lục, trong đó có vài triệu người đã vào Texas.

Ông Abbott đã triển khai hàng nghìn binh sĩ Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn người nhập cư và xây dựng một bức tường biên giới tạm thời bằng các container vận chuyển và dây thép.

Việc thực thi luật nhập cư trong lịch sử là trách nhiệm của chính phủ liên bang và các động thái của ông Abbott nhằm đảm bảo an ninh biên giới đã gây ra bế tắc pháp lý với chính quyền ông Biden.

Ông Abbott cho biết căn cứ này sẽ cho phép Texas "tập hợp một đội quân lớn ở một khu vực rất chiến lược" và "tăng tốc độ và tính linh hoạt của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas để có thể ứng phó với các cuộc vượt biên".

Căn cứ sẽ có cơ sở ăn uống với sức chứa 700 người, rạp chiếu phim trong khuôn viên, khu vực tập luyện và dịch vụ y tế.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn