Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 05-02 -2024:

Thứ Hai, 05 Tháng Hai 20245:23 SA(Xem: 717)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 05-02 -2024:

HoaLuc 1
***********
rfi.fr

Hoa Kỳ : Thỏa thuận dự luật viện trợ cho Ukraina thông qua tại Thượng Viện vẫn bị chặn ở Hạ Viện

Anh Vũ

Các thượng nghị sĩ Mỹ ngày 04/02/2024 vừa đạt thỏa thuận về dự luật 118 tỷ đô la dự trù chi phí cho các biện pháp an ninh biên giới và viện trợ cho Ukraina. Ngay sau đó, chủ tịch Hạ Viện tuyên bố bác bỏ.

Đăng ngày:

2 phút

Chủ nhật 04/02, Thượng Viện Mỹ thông báo hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ đạt thỏa thuận để chi 118,3 tỷ đô la, trong đó có gói viện trợ cho Ukraina trị giá 60 tỷ, 14 tỷ cho Israel và phần còn lại dùng để chi cho các biện pháp cải cách chính sách nhập cư, thắt chặt an ninh ở biên giới Mỹ. Thỏa thuận đã được tổng thống Mỹ nhanh chóng chấp thuận và đề nghị Hạ Viện sớm thông qua để ông có thể ký ban hành luật.

Để đạt được mong muốn của ông Joe Biden, dự luật ngân sách này trước tiên phải được thông qua tại Thượng Viện (do phe Dân Chủ kiểm soát), sau đó đưa qua Hạ Viện, và chính tại đây sự việc trở nên không đơn giản.

Chủ tịch Hạ Viện, Mike Johnson, một nhân vật trung thành với Donald Trump đã ngay lập tức dội gáo nước lạnh vào hy vọng của tổng thống Biden. Trên mạng X, lãnh đạo Hạ Viện phản ứng : « Dự luật này còn tồi tệ hơn cả những gì chúng ta mong đợi và còn rất xa mới chấm dứt được tai họa ở biên giới do tổng thống gây ra » và ông khẳng định văn kiện đã « chết ngay khi tới » Hạ Viện.

Tổng thống Joe Biden chỉ còn cách kêu gọi các nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ thỏa thuận giữa hai đảng. Ông tuyên bố : « Nếu các vị nghĩ, giống như tôi, rằng chúng ta phải bảo đảm an ninh biên giới ngay bây giờ, thì không làm gì không phải là giải pháp. »

Chiếm phần lớn của dự luật tài chính này là gói viện trợ cho Ukraina, từ nhiều tháng nay vẫn bị mắc kẹt trước những yêu cầu khẩn khoản của tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.

Cuộc chiến tranh tại Ukraina đã kéo dài gần 2 năm vẫn không thấy lối thoát. Từ đầu cuộc xung đột, Quốc Hội Mỹ đã quyết định giải ngân 110 tỷ đô la cho Ukraina. Tại Hoa Kỳ, nhiều người, đặc biệt phe Cộng Hòa ngày càng thấy những chi phí này quá tốn kém cho nước Mỹ.  Vấn đề viện trợ cho Ukraina càng trở thành chủ đề chính trị nóng khi mà năm nay là năm bầu cử tổng thống Mỹ.

Matxcơva vẫn trông chờ cuộc chiến tranh hao mòn của họ làm suy giảm sự hậu thuẫn của phương Tây cho Kiev cuối cùng sẽ giúp Nga giành chiến thắng.


***********
voatiengviet.com

Mỹ dự định thực hiện thêm các cuộc tấn công vào các nhóm được Iran hậu thuẫn

Reuters

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng hôm 4/2 cho biết rằng Hoa Kỳ có ý định tiến hành thêm các cuộc tấn công tiếp theo vào các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Trung Đông, sau khi tấn công các phe nhóm liên kết với Tehran ở Iraq, Syria và Yemen trong hai ngày qua.

Hoa Kỳ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Houthi vốn có liên hệ với Iran ở Yemen vào cuối ngày 3/2, một ngày sau khi quân đội Hoa Kỳ tấn công các nhóm được Tehran hậu thuẫn ở Iraq và Syria để trả đũa cuộc tấn công chết chóc vào quân đội Mỹ ở Jordan.

Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói với chương trình "Meet the Press” của NBC hôm 4/2: “Chúng tôi dự định thực hiện thêm các cuộc tấn công và hành động thêm để tiếp tục gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ đáp trả khi lực lượng của chúng tôi bị tấn công, khi người dân của chúng tôi thiệt mạng”.

Các cuộc tấn công này là diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột lan sang Trung Đông kể từ ngày 7 tháng 10, khi nhóm chiến binh Palestine Hamas được Iran hậu thuẫn tấn công Israel từ Dải Gaza, gây ra chiến tranh.

Các nhóm được Tehran hậu thuẫn tuyên bố ủng hộ người Palestine đã tham gia vào cuộc xung đột khắp khu vực: Hezbollah đã bắn vào các mục tiêu của Israel ở biên giới Lebanon-Israel; dân quân Iraq đã bắn vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria, và người Houthi đã bắn vào tàu thuyền ở Biển Đỏ và vào chính Israel.

Iran cho đến nay vẫn tránh bất kỳ vai trò trực tiếp nào trong cuộc xung đột, ngay cả khi nước này ủng hộ các nhóm đó. Lầu Năm Góc cho biết họ không muốn chiến tranh với Iran và cũng không tin rằng Tehran muốn chiến tranh.

Ông Sullivan từ chối trả lời khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có thể tấn công các địa điểm bên trong Iran hay không, điều mà quân đội Hoa Kỳ đã rất cẩn trọng để tránh.

Trả lời chương trình "Face the Nation" của CBS trước đó, ông nói rằng cuộc tấn công hôm 2/2 là "sự khởi đầu chứ không phải sự kết thúc trong phản ứng của chúng tôi và sẽ có nhiều bước đi nữa - một số có thể thấy được, một số có thể không nhìn thấy được”.

Ông nói: “Tôi sẽ không mô tả nó như một chiến dịch quân sự có kết thúc mở”.

Các cuộc tấn công hôm 3/2 ở Yemen đã tấn công vào các cơ sở lưu trữ vũ khí, hệ thống tên lửa, bệ phóng và các khả năng khác mà phe Houthi đã sử dụng để tấn công các tuyến vận chuyển hàng hóa trên Biển Đỏ, Lầu Năm Góc cho biết, đồng thời cho biết thêm họ nhắm mục tiêu vào 13 địa điểm.


************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(SCMP) – Biển Đông : Trung Quốc tăng cường sử dụng tên gọi các đảo, rạn san hô bằng ‘‘bính âm’’ để đẩy mạnh yêu sách chủ quyền. Báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 04/02/2024, có bài tổng kết về việc Bắc Kinh gia tăng sử dụng bính âm (pinyin), tức chữ cái Latinh dùng để phiên âm các tên gọi chữ Hán thay cho tên gọi pha trộn tên chữ Hán với tên tiếng Anh (như ‘‘Nansha Islands’’). Cụ thể là từ ‘‘Nansha Qundao/quần đảo Nam Sa’’ (tức quần đảo Trường Sa) được sử dụng nhiều hơn hẳn so với ‘‘Nansha Islands’’, hay ‘‘Renai Jiao” (Nhân Ái Tiều, tức Bãi Cỏ Mây, tên quốc tế là Second Thomas Shoal) được dùng nhiều hơn hẳn ‘‘Renai Reef’’.

(AFP) – Ba nhà tranh đấu Cam Bốt bị bắt tại Thái Lan trước khi thủ tướng Cam Bốt đến Bangkok. Theo các nhóm nhân quyền tại Thái Lan, hai nhà hoạt động Lem Sokha và Kung Raiya đã bị cảnh sát bắt giữ ở thủ đô Bangkok hôm thứ Sáu 02/02, nhà hoạt động Pha Phaya, thành viên của Mạng lưới Thanh niên Cam Bốt, bị giam giữ tại tỉnh Rayong. Lem Sokha là phó chủ tịch Ủy ban Tị nạn Campuchia ở Bangkok, hay Kung Raiya là cựu thành viên đảng đối lập Ánh Nến Cam Bốt. Chính quyền Thái không xác nhận việc bắt giữ này. Theo một giới chức cảnh sát Thái Lan, những người bị bắt có thẻ của Cơ quan Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ‘‘như vậy họ có thể không bị trục xuất vì sẽ gặp nguy hiểm ở quê nhà”. UNHCR hiện chưa đưa ra thông báo về vụ việc này.

(RFI) – Đức rầm rộ biểu tình chống cực hữu. Hôm qua, 03/02/2024, khoảng 150 ngàn người ở Berlin, và khoảng 200 ngàn người trên cả nước, đã xuống đường tuần hành chống đảng cực hữu AfD. Một nhóm khoảng 1800 hiệp hội kêu gọi tạo thành « bức tường lửa » chống đảng chính trị chủ trương bài người nước ngoài. Các cuộc biểu tình diễn ra sau một cuộc điều tra của hãng truyền thông Correctiv, được công bố vào tháng Giêng vừa qua, theo đó hai thành viên có ảnh hưởng của AfD đã tham gia một cuộc họp để thảo luận về việc trục xuất hàng loạt công dân Đức gốc nước ngoài. AfD phủ nhận rằng đề xuất này là một phần trong chương trình của họ.

(AFP) – Tổng thống Mêhicô đề nghị Joe Biden dỡ trừng phạt đối với Cuba và Venezuela. Lời yêu cầu này được ông Lopez Obrador đưa ra nhân cuộc điện đàm với đồng nhiệm Mỹ ngày hôm qua, 03/02/2024, sau cái chết của 4 di dân Cuba trong một tai nạn tại Guatemala. Ông hối thúc tổng thống Biden « đình chỉ các trừng phạt chống Venezuela » và « dỡ bỏ cấm vận với Cuba » nhằm giảm bớt dòng di dân đến từ hai quốc gia này.

(AFP) – Senegal : Đối lập kêu gọi biểu tình lớn. Senegal rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Phe đối lập ngày 03/02/2024 kêu gọi biểu tình ở Dakar sau khi tổng thống Macky Sall thông báo hoãn vô thời hạn cuộc bầu cử tổng thống, dự trù diễn ra vào ngày 25/02/2024.  Cựu thủ tướng Senegal Aminata Touré trên mạng xã hội chỉ trích một sự « thụt lùi chưa từng có của nền dân chủ ». Trong khi đó, Pháp, Mỹ và Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi bày tỏ nỗi « lo lắng » và « quan ngại sâu sắc », kêu gọi dỡ bỏ những « bất định » do việc trì hoãn gây ra sao cho « cuộc bầu cử có thể được diễn ra trong thời hạn sớm nhất có thể. »

(Reuters) - Trung Quốc phóng thành công tên lửa Jielong-3 lần thứ ba. Hôm qua 3/2/2024, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Jielong-3, tên lửa đẩy loại nhỏ nhưng có khả năng mang tải trọng lớn với chi phí cạnh tranh đã cất cánh từ ngoài khơi bờ biển Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, đưa 9 vệ tinh lên quỹ đạo. Cùng ngày, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely Holding Group cũng đã phóng 11 vệ tinh để cải thiện khả năng điều hướng cho các phương tiện ô tô tự lái. Trước đó, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi mở rộng các ngành công nghiệp chiến lược, đặc biệt là lĩnh vực thương mại vũ trụ, chìa khoá quan trọng giúp phát triển các ngành thông tin liên lạc, viễn thám và điều hướng.


***********
rfi.fr

Hàn Quốc yêu cầu Nga ‘‘chấm dứt quan hệ quân sự’’ với Bắc Triều Tiên

Trọng Thành

Đại diện đặc biệt về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên của Hàn Quốc, hôm nay, 04/02/2024, đã yêu cầu Nga triệt để tuân thủ các nghĩa vụ với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ‘‘chấm dứt ngay lập tức các quan hệ quân sự’’ với chế độ Kim Jong Un, đang trở thành mối đe dọa lớn về an ninh đối với bán đảo Triều Tiên và châu Âu.

Đăng ngày:

3 phút

Theo Yonhap, phát biểu nói trên được đưa ra khi thứ trưởng thứ nhất bộ Ngoại Giao Hàn Quốc Kim Hong-kyun và đại diện đặc biệt về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên của Hàn Quốc Kim Gunn tiếp thứ trưởng Ngoại Giao Nga phụ trách châu Á – Thái Bình Dương Andreï Rudenko. Cũng trong chuyến công du Hàn Quốc, thứ trưởng Ngoại Giao Nga đã có buổi hội kiến với trợ lý thứ trưởng Ngoại Giao Hàn Quốc Chung Byung-won. Trong cuộc gặp này, chính quyền Seoul đã yêu cầu Nga ‘‘ứng xử có trách nhiệm’’, và tỏ rõ thái độ ‘‘cứng rắn’’ đối với việc Matxcơva và Bình Nhưỡng siết chặt hợp tác về quân sự.

Chuyến công du Hàn Quốc của thứ trưởng Ngoại Giao Nga diễn ra đúng vào lúc quan hệ Seoul và Matxcơva đang căng thẳng thêm một nấc. Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc hôm qua đã triệu đại sứ Nga Georgy Zinoviev lên để phản đối về những lời lẽ của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao cáo buộc Seoul ‘‘phải chịu trách nhiệm một phần về tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên’’. Hãng tin Pháp AFP nhận được thông báo của bộ Ngoại Giao Hàn Quốc tối qua về chủ đề này, cho biết : ‘‘các lời lẽ (của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga) lờ đi một thực tế hiển nhiên là các tuyên bố hiếu chiến của Bắc Triều Tiên và các khiêu khích liên tục đưa ra đang gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực.’’

Trong một tuyên bố hồi đầu tuần, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova khẳng định ‘‘chính sách liều lĩnh của Mỹ cũng các đồng minh, Hàn Quốc và Nhật Bản’’ là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga cảnh báo Hàn Quốc ‘‘có thể trở thành một con bài trong cuộc chơi địa-chính trị của Washington’’, và Seoul ‘‘dường như không nhận ra rằng vị thế thống trị thế giới của nước Mỹ đang trở thành quá khứ, và đây là điều không thể vãn hồi.’’

Căng thẳng trên báo đảo Triều Tiên liên quan trực tiếp đến các phát biểu mang tính thù địch gia tăng của Bình Nhưỡng, đặc biệt với việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ bỏ chủ trương tái thống nhất, đưa quan điểm coi Hàn Quốc là ‘‘quốc gia thù địch’’ vào Hiến pháp, và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, hôm thứ Tư, 01/02/2024, lên án Bắc Triều Tiên là quốc gia duy nhất ban hành luật cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân như một biện pháp ‘‘tấn công phủ đầu’’ và gọi giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ‘‘những kẻ mất trí’’.


************
voatiengviet.com

Nga: 28 người chết trong vụ pháo kích của Ukraine vào tiệm bánh ở thành phố do Nga kiểm soát

Reuters

Nga hôm 4/2 cho biết, Ukraine đã giết chết ít nhất 28 người, trong đó có 9 phụ nữ và một trẻ em, khi lực lượng vũ trang của nước này tấn công một tiệm bánh và nhà hàng ở miền đông Ukraine do Nga kiểm soát bằng rocket do phương Tây cung cấp.

Các quan chức được Nga hậu thuẫn cho biết, Ukraine đã tấn công tiệm bánh ở thành phố Lysychansk vào khoảng trưa ngày 3/2 bằng hệ thống rocket viết tắt là HIMARS do Mỹ cung cấp.

Các nhân viên cấp cứu đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm những người sống sót trong đống đổ nát của nhà hàng Adriatic trên phố Moskovska, nơi các quan chức Nga nói có một tiệm bánh để bán cho dân thường.

Leonid Pasechnik, người đứng đầu do Nga bổ nhiệm ở khu vực Luhansk, hiện do lực lượng Nga kiểm soát, cho biết: “Các lực lượng vũ trang Ukraine đã khai hỏa vào một tiệm bánh ở Lysychansk”.

Pasechnik nói rằng tiệm bánh có rất đông dân thường khi bị tấn công. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết 10 người còn sống đã được kéo ra khỏi đống đổ nát.

Tuy nhiên, Bộ cho biết thêm 4 người nữa đang trong tình trạng "cực kỳ nghiêm trọng" và họ vẫn đang tìm kiếm người.

Ukraine vẫn chưa bình luận về vụ tấn công. Reuters không thể xác minh ngay loại vũ khí nào đã được sử dụng trong vụ tấn công.

Nga nắm quyền kiểm soát các vùng đất phía đông Ukraine sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh xâm lược vào tháng 2 năm 2022, gây ra cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

Nga hiện kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ nước láng giềng và coi vùng đất họ nắm giữ là một phần của Nga. Ukraine và phương Tây nói rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận việc sáp nhập lãnh thổ đó.


***********
voatiengviet.com

Tổng thống Ukraine thăm tiền tuyến trong khi có đồn đoán về số phận của vị tướng hàng đầu

Reuters

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã đến thăm quân đội Ukraine ở mặt trận phía đông nam và trao huân chương, văn phòng của ông cho biết hôm 4/2, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng vị tư lệnh quân đội nổi tiếng của ông có thể sớm bị sa thải.

Văn phòng tổng thống cho biết trong một tuyên bố rằng ông Zelenskyy đã đến thăm các vị trí tiền phương của quân đội Ukraine gần làng Robotyne, nơi gần như nằm trên chiến tuyến.

Khu định cư Robotyne ở phía đông nam đã được giải phóng vào cuối tháng 8 năm ngoái trong cuộc phản công chống lại lực lượng Nga.

Chuyến thăm của tổng thống tới chiến tuyến diễn ra vào thời điểm chưa chắc chắn về số phận của tư lệnh quân đội Valeriy Zaluzhnyi.

Được biết đến với biệt danh "Tướng thép", ông Zaluzhnyi rất nổi tiếng và đã xung khắc với ông Zelenskyy về một loạt vấn đề.

Một động thái được cho là nhằm loại bỏ ông có thể làm tổn hại tinh thần của quân đội Ukraine đang chiến đấu để giữ các vị trí dọc theo hơn 1.000 km tiền tuyến chống lại một lực lượng đông đảo của Nga được trang bị kho vũ khí lớn.


**********
voatiengviet.com

Mỹ dự định thực hiện thêm các cuộc tấn công vào các nhóm được Iran hậu thuẫn

Reuters

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng hôm 4/2 cho biết rằng Hoa Kỳ có ý định tiến hành thêm các cuộc tấn công tiếp theo vào các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Trung Đông, sau khi tấn công các phe nhóm liên kết với Tehran ở Iraq, Syria và Yemen trong hai ngày qua.

Hoa Kỳ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Houthi vốn có liên hệ với Iran ở Yemen vào cuối ngày 3/2, một ngày sau khi quân đội Hoa Kỳ tấn công các nhóm được Tehran hậu thuẫn ở Iraq và Syria để trả đũa cuộc tấn công chết chóc vào quân đội Mỹ ở Jordan.

Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói với chương trình "Meet the Press” của NBC hôm 4/2: “Chúng tôi dự định thực hiện thêm các cuộc tấn công và hành động thêm để tiếp tục gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Hoa Kỳ sẽ đáp trả khi lực lượng của chúng tôi bị tấn công, khi người dân của chúng tôi thiệt mạng”.

Các cuộc tấn công này là diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột lan sang Trung Đông kể từ ngày 7 tháng 10, khi nhóm chiến binh Palestine Hamas được Iran hậu thuẫn tấn công Israel từ Dải Gaza, gây ra chiến tranh.

Các nhóm được Tehran hậu thuẫn tuyên bố ủng hộ người Palestine đã tham gia vào cuộc xung đột khắp khu vực: Hezbollah đã bắn vào các mục tiêu của Israel ở biên giới Lebanon-Israel; dân quân Iraq đã bắn vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria, và người Houthi đã bắn vào tàu thuyền ở Biển Đỏ và vào chính Israel.

Iran cho đến nay vẫn tránh bất kỳ vai trò trực tiếp nào trong cuộc xung đột, ngay cả khi nước này ủng hộ các nhóm đó. Lầu Năm Góc cho biết họ không muốn chiến tranh với Iran và cũng không tin rằng Tehran muốn chiến tranh.

Ông Sullivan từ chối trả lời khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có thể tấn công các địa điểm bên trong Iran hay không, điều mà quân đội Hoa Kỳ đã rất cẩn trọng để tránh.

Trả lời chương trình "Face the Nation" của CBS trước đó, ông nói rằng cuộc tấn công hôm 2/2 là "sự khởi đầu chứ không phải sự kết thúc trong phản ứng của chúng tôi và sẽ có nhiều bước đi nữa - một số có thể thấy được, một số có thể không nhìn thấy được”.

Ông nói: “Tôi sẽ không mô tả nó như một chiến dịch quân sự có kết thúc mở”.

Các cuộc tấn công hôm 3/2 ở Yemen đã tấn công vào các cơ sở lưu trữ vũ khí, hệ thống tên lửa, bệ phóng và các khả năng khác mà phe Houthi đã sử dụng để tấn công các tuyến vận chuyển hàng hóa trên Biển Đỏ, Lầu Năm Góc cho biết, đồng thời cho biết thêm họ nhắm mục tiêu vào 13 địa điểm.

***********
voatiengviet.com

Thủ tướng Israel: Hầu hết các tiểu đoàn Hamas đã bị đánh bại, quân đội tiếp tục tấn công miền nam Gaza

Reuters

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 4/2 cho biết rằng 17 trong số 24 tiểu đoàn chiến đấu của Hamas đã bị triệt phá và số còn lại hầu hết nằm ở phía nam Dải Gaza, bao gồm cả Rafah, trên biên giới với Ai Cập của vùng đất này.

“Chúng ta cũng sẽ xử lý chúng”, ông nói khi bắt đầu cuộc họp nội các hàng tuần của Israel, được tổ chức tại Tel Aviv. Hamas không công bố tổn thất của mình.

Hôm 4/2, các tay súng Palestine tiếp tục tấn công lực lượng Israel ở hai thành phố chính của Dải Gaza, nhiều tuần sau khi bị quân đội và xe tăng Israel lấn lướt, trong một dấu hiệu cho thấy Hamas vẫn duy trì một số sự kiểm soát trước bất kỳ lệnh ngừng bắn nào có thể xảy ra.

Gần bốn tháng sau cuộc chiến vì nhóm Hồi giáo Palestine thực hiện cuộc tấn công xuyên biên giới, gây chết chóc ở Israel, đã xảy ra giao tranh dai dẳng ở Thành phố Gaza ở phía bắc vùng đất đông dân cư và ở Khan Younis ở phía nam.

Viễn cảnh về một cuộc tấn công vào Rafah đã gây áp lực lên hàng trăm nghìn thường dân Palestine đã phải rời bỏ nhà cửa ở nơi khác và đang trú ẩn ở đó. Nó cũng khiến Cairo lo lắng vì đã tuyên bố sẽ không tiếp nhận người tị nạn vào lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, một quan chức Israel nói với Reuters rằng quân đội sẽ phối hợp với Ai Cập và tìm cách sơ tán hầu hết người dân đã phải dời cư về phía bắc, trước bất kỳ cuộc tấn công trên bộ nào ở Rafah.

Sau khi tiến hành rút quân một phần khỏi Thành phố Gaza trong vài tuần qua, cho phép một số người dân quay trở lại và dọn dẹp đống đổ nát, lực lượng Israel đã gia tăng các cuộc tấn công. Ông Netanyahu hôm 4/2 đã mô tả những điều này là "các hoạt động dọn dẹp".

Người dân cho biết, trước lúc bình minh hôm 4/2, các cuộc không kích đã phá hủy một số tòa nhà nhiều tầng, trong đó có một dự án nhà ở do Ai Cập tài trợ.

Quân đội Israel cho biết họ đã tiêu diệt 7 tay súng Hamas ở phía bắc Gaza và thu giữ vũ khí.

Đài phát thanh quân đội Israel cho biết quân đội trong khu vực đang cố gắng xâm nhập vào hai boongke của Hamas, một nhiệm vụ mà họ cho biết có thể mất hai tuần trong bối cảnh xảy ra đụng độ tại các địa điểm này.


**********

Tin tức thế giới 5-2: Chile quốc tang vì cháy rừng; Israel tuyên bố 'tìm và diệt' Hezbollah



* EU vẫn tính dùng lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine
* Mỹ quyết tìm cơ hội cho thỏa thuận ngừng bắn 6 tuần ở Gaza
* Israel tuyên bố tìm và diệt Hezbollah ở bất cứ nơi nào trên trái đất

Ngoại trưởng Mỹ lên đường đến Trung Đông tại căn cứ quân sự Andrew ở Maryland hôm 4-2 (giờ Mỹ) - Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Mỹ lên đường đến Trung Đông tại căn cứ quân sự Andrew ở Maryland hôm 4-2 (giờ Mỹ) - Ảnh: REUTERS

Xung đột Israel - Hamas

* Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Đông thúc đẩy đề xuất ngăn khủng hoảng. Theo Hãng tin AFP, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên đường đến Trung Đông hôm 4-2, tìm cách thúc đẩy đề xuất ngăn chặn cuộc xung đột và đổi lấy sự tự do của các con tin đang bị lực lượng Hamas bắt giữ ở Dải Gaza.

Ông Blinken dự kiến sẽ đến Israel, Ai Cập, Qatar, Saudi Arabia. Đây là lần thứ 5 ông đến khu vực kể từ xung đột Israel - Hamas nổ ra vào sự kiện ngày 7-10-2023.

Chuyến thăm diễn ra vài ngày sau khi Mỹ thực hiện các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến Iran ở Iraq và Syria - sự leo thang mới nhất trong cuộc xung đột ở khu vực.

Đề xuất đang được thảo luận, có khả năng sẽ đưa đến một lệnh tạm dừng giao tranh trong 6 tuần, lực lượng Hamas sẽ trả tự do cho các con tin ở Gaza để đổi lấy tù nhân Palestine. 

Các cuộc đàm phán đã diễn ra cách đây một tuần tại Paris (Pháp) với sự tham gia của lãnh đạo Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các quan chức Israel, Qatar, Ai Cập.

Hàng trăm người đã biểu tình vào tối 3-2 ở Tel Aviv (Israel) yêu cầu hành động nhanh chóng để giải thoát các con tin cũng như tổ chức bầu cử sớm, khi họ cho rằng chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không thể giành được tự do cho các con tin.

Một ô tô bị đánh trúng trong cuộc tấn công của Israel ở thành phố biên giới Rafah, Dải Gaza hôm 4-2 - Ảnh: REUTERS

Một ô tô bị đánh trúng trong cuộc tấn công của Israel ở thành phố biên giới Rafah, Dải Gaza hôm 4-2 - Ảnh: REUTERS

* Mỹ nói trách nhiệm nằm trong tay Hamas. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 4-2 thừa nhận đang có những tranh cãi trong nội bộ Israel liên quan đến thỏa thuận với Hamas, và nhấn mạnh "trách nhiệm hiện tại thuộc về Hamas".

Nói trên kênh CBS, ông Sullivan cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ gây sức ép để Israel cho phép bổ sung thêm thực phẩm, nước uống, thuốc men và nơi trú ẩn ở Gaza.

Các quốc gia và các nhóm viện trợ đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn đói ở Gaza với tình trạng thiếu lương thực và nước uống trầm trọng do chiến dịch của Israel.

* Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah. Theo Hãng tin Reuters, quân đội Israel cho biết kể từ hôm 7-10-2023, họ đã tấn công hơn 50 mục tiêu ở Syria có liên quan đến lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn.

"Hezbollah ở bất cứ đâu, chúng tôi sẽ ở đó. Chúng tôi sẽ hành động ở mọi nơi cần thiết ở Trung Đông" - người phát ngôn quân đội Israel Daniel Hagari tuyên bố.

Bên cạnh đó, lực lượng Israel đã tấn công 3.400 mục tiêu Hezbollah ở Lebanon, bao gồm 120 tiền đồn giám sát biên giới, 40 kho tên lửa và các loại vũ khí khác cũng như hơn 40 trung tâm chỉ huy. Ông Hagari cũng tuyên bố Israel đã tiêu diệt hơn 200 thành viên Hezbollah.

Ba sư đoàn của Israel đã được triển khai dọc biên giới với Lebanon. Israel cảnh báo leo thang giao tranh ở Lebanon trừ khi Hezbollah rút lực lượng khỏi biên giới. Đồng thời, Tel Aviv cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây về giải pháp ngoại giao ở Beirut.

Hezbollah đã bắt đầu tấn công vào Israel, không lâu sau khi Hamas thực hiện cuộc tấn công bất ngờ vào Israel hôm 7-10-2023.

Cuộc tấn công của Hamas đã khiến hơn 1.100 người ở Israel thiệt mạng, trong khi Hamas tố cáo các chiến dịch tấn công trả đũa của Israel ở Gaza đến nay đã khiến hơn 27.000 người thiệt mạng.

EU đề xuất gói trừng phạt thứ 13 với Nga

Các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ không bổ sung bất kỳ lệnh cấm nhập khẩu mới nào trong gói trừng phạt tiếp theo đối với Nga, trong khi gói đề xuất thứ 13 đang được hoàn thiện.

EC và các quốc gia thành viên EU muốn nhanh chóng thông qua loạt biện pháp mới để đánh dấu 2 năm Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

Theo Hãng tin Reuters, dù một số nước EU kêu gọi cấm thêm các mặt hàng xuất khẩu của Nga như nhôm, EC vẫn sẽ đề xuất một gói trừng phạt mà họ hy vọng sẽ gây ra ít tranh luận giữa các quốc gia thành viên để nó được thông qua nhanh chóng.

Các quốc gia thành viên EU cần bỏ phiếu nhất trí để thông qua các biện pháp trừng phạt mới.

EU đã cấm nhiều mặt hàng có giá trị lớn như nhập khẩu dầu từ Nga bằng đường biển và gần đây nhất là kim cương.

EU cũng sẽ sớm thông qua luật bước đầu để dự trữ lợi nhuận từ số tài sản trị giá 300 tỉ euro của Nga đang bị đóng băng (chủ yếu ở châu Âu), hy vọng có thể dùng khoản này để hỗ trợ tái thiết Ukraine. Con số này có thể lên tới 15 tỉ euro trong 4 năm.

Các tin tức khác

* Cháy rừng lịch sử gây thương vong lớn, Chile công bố quốc tang. Theo chính quyền Chile ngày 4-2 (giờ địa phương), cháy rừng quét qua miền trung Chile đã khiến ít nhất 99 người thiệt mạng, trong đó đã xác định danh tính của 32 thi thể, và hàng trăm người khác vẫn mất tích.

Những căn nhà bị thiêu rụi khi đám cháy càn quét qua Vina Del Mar, Chile vào hôm 4-2 - Ảnh: REUTERS

Những căn nhà bị thiêu rụi khi đám cháy càn quét qua Vina Del Mar, Chile vào hôm 4-2 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Gabriel Boric cảnh báo nước này đang đối mặt với "một thảm kịch lớn" và tuyên bố 2 ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân thảm họa cháy rừng tại thành phố Valparaíso và khu phụ cận.

Đồng thời, nước này đã đưa ra lệnh giới nghiêm vào lúc 21h ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và đã cử quân đội đến giúp lính cứu hỏa ngăn đám cháy lan rộng. Các trực thăng cũng được điều động để dập tắt đám cháy.

Cháy rừng bắt đầu vài ngày trước đang đe dọa khu vực rìa ngoài của Vina del Mar và Valparaiso, hai thành phố ven biển nổi tiếng với khách du lịch. Hơn 1.000 ngôi nhà bị hư hại. Các quan chức hôm 3-2 cho biết hơn 90 đám cháy đang hoành hành trên khắp Chile.

* Paris bỏ phiếu tăng gấp 3 lần phí đỗ xe SUV. Theo Hãng tin Reuters, người dân Paris (Pháp) đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 4-2, về việc tăng gấp 3 lần phí đỗ xe với những chiếc SUV cỡ lớn. Việc này diễn ra trong bối cảnh thủ đô của nước Pháp đang thúc đẩy các kế hoạch để trở thành một thành phố thân thiện với xe đạp.

Kết quả cho thấy 54,5% người dân ủng hộ biện pháp này, trong khi 45,5% phản đối, theo kết quả chính thức. Tuy nhiên, tỉ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu chỉ có 5,7%.

Mục đích của việc tăng phí là để hạn chế xe cồng kềnh, gây ô nhiễm, cụ thể là tăng gấp 3 phí đỗ xe cho xe từ 1,6 tấn trở lên, với mức phí 18 euro/giờ (khoảng 19 USD). Mức phí mới cũng áp dụng cho xe điện từ 2 tấn trở lên.

Khổ vì tuyết

Người phụ nữ Trung Quốc chạy xe tay ga trong lúc tuyết rơi dày tại thành phố Hoài An (tỉnh Giang Tô) ở miền đông Trung Quốc hôm 4-2. Nhiều tỉnh ở miền trung và miền đông Trung Quốc đang phải hứng chịu thời tiết cực đoan kéo dài nhiều ngày liền - Ảnh: AFP

Người phụ nữ Trung Quốc chạy xe tay ga trong lúc tuyết rơi dày tại thành phố Hoài An (tỉnh Giang Tô) ở miền đông Trung Quốc hôm 4-2. Nhiều tỉnh ở miền trung và miền đông Trung Quốc đang phải hứng chịu thời tiết cực đoan kéo dài nhiều ngày liền - Ảnh: AFP


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn