Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 10-01 -2024:

Thứ Tư, 10 Tháng Giêng 20244:36 SA(Xem: 1886)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 10-01 -2024:


Hoaluc 4

************
bbc.com

TB Joshua: Lãnh đạo Đại giáo đoàn cưỡng hiếp và tra tấn môn đồ, BBC phát hiện


Chân dung TB Joshua

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

TB Joshua sáng lập Thánh đường Vạn quốc cực kỳ nổi tiếng

  • Tác giả, Charlie Northcott và Helen Spooner
  • Vai trò, BBC News, Africa Eye

Bằng chứng về hành vi xâm hại và tra tấn của người sáng lập một trong những nhà thờ Tin lành Phúc âm lớn nhất thế giới đã được BBC phát hiện.

Hàng chục cựu thành viên của Thánh đường Vạn quốc (Synagogue Church of all Nations, SCOAN) – trong đó có năm người Anh – cáo buộc TB Joshua đã thực hiện nhiều hành vi tàn bạo, bao gồm cưỡng hiếp và ép phá thai.

Theo các cáo buộc, việc lạm dụng được thực hiện trong một khu phức hợp bí mật ở Lagos đã kéo dài gần 20 năm.

Nhà thờ SCOAN không phản hồi về các cáo buộc này nhưng nói rằng các cáo buộc trước đó là vô căn cứ.

TB Joshua, người đã qua đời vào năm 2021, là một mục sư và nhà truyền giáo qua truyền hình cực kỳ thành công và có lượng người theo dõi đông đảo trên khắp thế giới.

Những phát hiện của BBC sau cuộc điều tra kéo dài hai năm bao gồm:

Hàng chục lời kể của nhân chứng về các vụ bạo lực thể chất hoặc tra tấn do chính Joshua thực hiện, bao gồm bằng chứng về hành vi bạo hành trẻ em, xích và đánh đập người khác bằng roi da.

Nhiều phụ nữ cho biết họ đã bị Joshua tấn công tình dục, một số khác nói rằng họ đã bị cưỡng hiếp nhiều lần trong hàng năm trời bên trong khu nhà thờ

Nhiều cáo buộc về việc ép phá thai trong khu nhà thờ sau những vụ cưỡng hiếp của Joshua, trong đó có một phụ nữ cho biết cô đã phá thai năm lần.

Nhiều lời kể trực tiếp mô tả chi tiết cách Joshua bịa về “năng lực chữa lành thần kỳ” và phát sóng tới hàng triệu người trên thế giới.

Một trong số các nạn nhân là Rae, một phụ nữ Anh, chỉ mới 21 tuổi khi cô bỏ học tại Đại học Brighton và được chiêu mộ vào nhà thờ hồi năm 2002.

Cô đã có 12 năm tiếp theo làm môn đồ của Joshua và sống trong khu nhà thờ giống mê cung bằng bê tông của ông ta ở Lagos.

“Chúng tôi đều nghĩ mình đang ở thiên đường, nhưng sự thực thì đó là địa ngục. Và ở địa ngục thì những điều khủng khiếp xảy ra,” cô nói với BBC.

Cô cho biết đã bị Joshua xâm hại tình dục và đã trải qua một hình thức giam lỏng trong hai năm. Sự xâm hại nghiêm trọng đến mức cô kể rằng mình đã nhiều lần tìm cách tự tử ở trong khu nhà thờ.

Nhà thờ SCOAN điều hành một kênh truyền hình Ki tô giáo có tên Emmanuel TV và các mạng xã hội với hàng triệu người theo dõi từ khắp nơi trên thế giới.

Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, hàng chục ngàn người hành hương từ châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi đã đến khu nhà thờ ở Nigeria để chứng kiến “phép màu chữa lành” của Joshua.

Ít nhất 150 người đã sống cùng ông ta với tư cách môn đồ bên trong khu nhà thờ của ông ta ở Lagos, có những người đã ở đây hàng thập niên.

Rae, 1 trong những nạn nhân của Joshua
Chụp lại hình ảnh,

Rae đã trải qua 12 năm trong khu nhà thờ

Có hơn 25 “môn đồ” - đến từ Anh, Nigeria, Mỹ, Nam Phi, Ghana, Namibia và Đức – nói chuyện với BBC và cung cấp những lời chứng mạnh mẽ, ăn khớp về trải nghiệm của họ trong khu nhà thờ; trải nghiệm gần nhất là vào năm 2019.

Nhiều nạn nhân vẫn còn ở tuổi mới lớn khi lần đầu gia nhập nhà thờ. Một số tín đồ người Anh được Joshua trả chi phí di chuyển, với sự điều phối của các nhà thờ khác tại Anh.

Rae và nhiều người được phỏng vấn khác ví trải nghiệm của họ giống với việc tham gia một tổ chức cuồng giáo.

Jessica Kaimu, người Namibia, kể rằng sự khốn khổ của cô kéo dài hơn 5 năm. Cô kể cô mới chỉ 17 khi bị Joshua hãm hiếp lần đầu. Những lần hãm hiếp tiếp theo đã dẫn đến việc cô phải phá thai 5 lần trong thời gian ở đấy.

“Họ sử dụng các phương pháp điều trị ám muội,… thứ suýt giết chết chúng tôi,” cô nói với BBC.

Những người được phỏng vấn cho biết họ bị lột trần và đánh đập bằng dây cáp, roi ngựa và thường xuyên bị cấm ngủ.

Vào thời điểm qua đời hồi năm 2021, Joshua được tôn vinh là một trong những mục sư có ảnh hưởng nhất châu Phi.

Vươn lên từ nghèo khó, Joshua đã xây dựng đế chế truyền giáo, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo chính trị, người nổi tiếng và các ngôi sao bóng đá quốc tế.

Tuy nhiên, Joshua đã gây ra một vài tranh cãi khi ngôi nhà dành cho khách hành hương của ông ta bị sập vào năm 2014 khiến ít nhất 116 người chết.

Cuộc điều tra của BBC, phối hợp với nền tảng truyền thông quốc tế openDemocracy, là lần đầu tiên ghi nhận những phát biểu chính thức của hàng loạt cựu thành viên giáo hội.

Họ cho biết đã dành nhiều năm để cảnh báo mọi người, nhưng đều bị bịt miệng.

Nhiều nhân chứng ở Nigeria kể rằng họ đã bị đánh đập, một trường hợp đã bị bắn, sau khi lên tiếng về hành vi bạo hành và đăng tải video cáo buộc Joshua trên YouTube.

Một nhân viên BBC, khi cố gắng quay lại cảnh khu nhà thờ từ phía một con đường công cộng vào tháng 3 năm 2022, đã bị nhân viên khu nhà thờ bắn và sau đó bị giam giữ nhiều giờ.

BBC đã liên hệ để hỏi về những cáo buộc trong cuộc điều tra. SCOAN đã không phản hồi, nhưng phủ nhận những cáo buộc được đưa ra trước đó nhằm vào TB Joshua.

“Đưa ra lời buộc tội vô căn cứ nhằm vào Nhà tiên tri TB Joshua không phải là chuyện mới… Chưa hề có lời buộc tội nào được chứng minh,” SCOAN viết.

Bốn trong số những người Anh đã nói chuyện với BBC cho biết sau khi trốn thoát khỏi nhà thờ, họ đã báo cáo hành vi xâm hại của Joshua với nhà chức trách Anh. Họ nói sau đó không thấy có động thái gì.

Anneka, 1 trong những nạn nhân của Joshua
Chụp lại hình ảnh,

Anneka nói cô cho rằng vẫn còn nhiều nạn nhân chưa lên tiếng

Thêm vào đó, một người đàn ông Anh cùng vợ đã gửi email tường thuật chi tiết trải nghiệm đầy sóng gió của họ và bằng chứng video - bao gồm cảnh quay những người tự xưng là cảnh sát đồng thời là thành viên của SCOAN chĩa súng vào họ - đến Cao ủy Anh tại Nigeria vào tháng 3 năm 2010 sau khi trốn thoát khỏi nhà thờ.

Trong email, người đàn ông này kể rằng vợ ông đã bị Joshua tấn công tình dục và cưỡng hiếp nhiều lần. Ông cảnh báo với cao ủy rằng vẫn còn những công dân Anh khác đang ở trong khu nhà thờ và đang phải đối mặt với hành vi tàn bạo.

Ông cũng cho biết không thấy cơ quan này có động thái gì.

Bộ Ngoại giao Anh không phản hồi những cáo buộc này nhưng nói với BBC rằng họ tiếp nhận tất cả các báo cáo về tội phạm, bao gồm tấn công tình dục và bạo lực đối với công dân Anh ở nước ngoài, một cách rất nghiêm túc.

SCOAN vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay dưới sự lãnh đạo của Evelyn, góa phụ của Joshua. Vào tháng 7 năm 2023, bà này đã dẫn đầu một chuyến đi đến Tây Ban Nha.

Anneka, người rời Derby của Anh để gia nhập SCOAN khi mới 17 tuổi, nói với BBC rằng cô tin là còn nhiều nạn nhân khác chưa lên tiếng. Cô hy vọng sẽ có thêm những bước tiếp theo được thực hiện để phanh phui hành vi của Joshua.

“Tôi cho rằng nhà thờ SCOAN cần được điều tra kỹ lưỡng về lý do tại sao người đàn ông này có thể làm như vậy trong một thời gian dài,” cô nói.


************

Nga tìm cách ngăn Ukraina tấn công Belgorod

Phan Minh

Điện Kremlin, hôm qua 09/01/2024, tuyên bố sẽ tìm « mọi biện pháp » để ngăn chặn các cuộc tấn công của Ukraina vào thị trấn Belgorod của Nga, nơi bị Kiev oanh kích liên tục trong thời gian qua.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

AFP dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đề cập đến những cuộc tấn công ở Belgorod : « Quân đội sẽ tiếp tục làm hết khả năng của mình để trước tiên là giảm thiểu và sau đó là loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm. »

Ông Peskov cáo buộc Kiev cố tình nhắm mục tiêu vào « thường dân » trên lãnh thổ Nga bằng những thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp. Những cáo buộc này được đưa ra trong bối cảnh từ 10 ngày qua, thị trấn Belgorod, nằm cách biên giới Ukraina chưa đầy 40 km, liên tục phải hứng chịu những trận oanh kích dữ dội của quân đội nước này.

Vụ oanh kích của Ukraina vào thị trấn Belgorod hôm 30/12/2023 khiến 25 người thiệt mạng là cuộc tấn công đẫm máu nhất trên lãnh thổ Nga kể từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra ngày 24/02/2022. Để trả đũa, tổng thống Vladimir Putin muốn « gia tăng » các cuộc tấn công, và điện Kremlin tiếp tục thực hiện những cuộc oanh kích quy mô lớn vào Kiev và các thành phố khác của Ukraina, như vào ngày 02 và 08/01.

Vẫn về tình hình chiến sự, chính quyền Nga tuyên bố tổn thất của quân đội Ukraina đã vượt mốc 215.000 người vào năm 2023. Chỉ còn 2 tháng nữa là diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Nga, Matxcơva vẫn đang làm mọi cách để cho thấy là xung đột với Ukraina không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và an ninh của người dân Nga.

Trong khi đó, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, hôm qua, tuyên bố nhận thấy « những dấu hiệu rõ rệt về sự chững lại » trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga và kêu gọi các nước tiếp tục hành động để loại bỏ những kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt Matxcơva.


******
rfi.fr

Tân thủ tướng Pháp Gabriel Attal ráo riết thành lập chính phủ

Thanh Phương

Một ngày sau khi được bổ nhiệm làm tân thủ tướng, hôm nay, 10/01/2024, ông Gabriel Attal bắt tay vào việc thành lập chính phủ mới, với hy vọng tạo một xung lực mới cho nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron.

Đăng ngày:

2 phút

Nhưng khó khăn đối với vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Cộng Hòa Pháp đó là nội các mới phải gọn nhẹ, với số bộ trưởng nam nữ ngang bằng nhau, đồng thời bảo đảm được sự cân bằng trong phe đa số cầm quyền.

Trước mắt, hôm nay, phủ thủ tướng thông báo bổ nhiệm ông Emmanuel Moulin làm chánh văn phòng của ông Gabriel Attal. Ông Moulin là một nhân vật thân cận với bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire và của tổng thư ký điện Elysée Alexis Kohler.

Các cuộc thương lượng, mặc cả đã bắt đầu ngay từ hôm qua để chọn lựa các thành viên chính phủ mới. Theo hãng tin AFP, trong số các bộ trưởng chính phủ tiền nhiệm, bộ trưởng Nội Vụ Gérald Darmanin gần như chắc chắn sẽ giữ nguyên chiếc ghế này. Trong khi đó, có tin đồn là bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire có thể không muốn làm việc dưới quyền của ông Attal, trước đây là quốc vụ khanh trong bộ Kinh Tế. Cũng có khả năng là trong thành phần tân nội các sẽ không còn phát ngôn viên chính phủ Olivier Véran cũng như bộ trưởng Giao Thông Clément Baune, vốn đã chỉ trích nặng nề việc thông qua luật nhập cư mới, một thái độ khiến tổng thống Macron rất bực bội.

Nhiều bộ trưởng thuộc cánh tả trong chính phủ tiền nhiệm cũng đã bất đồng với xu hướng ngày càng nghiêng về cánh hữu của phe đa số cầm quyền, cho nên có khả năng là những nhân vật này sẽ không được giữ lại. Tân thủ tướng Attal đặc biệt phải tìm người thay thế ông làm bộ trưởng Giáo Dục, chiếc ghế mà ông chỉ nắm giữ trong 5 tháng.

Theo lời chủ tịch Thượng Viện Gérard Larcher, từ đây đến cuối tuần, tân nội các sẽ được lập xong. Do chưa có chính phủ mới, cuộc họp Hội đồng bộ trưởng hàng tuần, trên nguyên tắc diễn ra sáng nay, được dời lại vô thời hạn.


************
rfi.fr

Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan

Thanh Phương

Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm nay, 10/01/2024, trong các cuộc họp hai ngày 8 và 9/01 tại Washington, các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc đã tuyên bố với các đồng nhiệm Mỹ rằng Bắc Kinh “ sẽ không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp, bất cứ nhân nhượng nào” về Đài Loan và yêu cầu Hoa Kỳ “ngừng cung cấp vũ khí” cho hòn đảo.

Đăng ngày:

3 phút

Các cuộc họp quân sự cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2021 đã được tổ chức tiếp theo sau thỏa thuận giữa tổng thống Joe Biden và chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11 năm ngoái.

Những tuyên bố nói trên của các quan chức quân sự cao cấp Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh vào thứ bảy 13/01, cử tri Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội mới, trong các cuộc bầu cử mà chủ đề bao trùm là quan hệ giữa hòn đảo với Hoa Lục. Trong những ngày cuối, các ứng cử viên ráo riết thu phục những cử tri còn do dự 

Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre tường trình:

Xe của các ứng cử viên tổng thống và Quốc Hội ngày 13/01 tới chạy liên tục trên đường phố tại các thành phố lớn của Đài Loan, phát ra những khẩu hiệu như. “ Bầu cho chúng tôi, chính là bỏ phiếu để bảo vệ Đài Loan!”

Một ứng cử viên Quốc Hội thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền khẳng định: “Chúng tôi muốn bảo vệ hòa bình bằng mọi giá, chúng tôi không hề muốn khiêu khích Trung Quốc! Nhưng để tránh chiến tranh, chúng ta phải chuẩn bị cho khả năng đó, chính vì vậy mà chúng tôi đã kéo dài thời gian thi hành quân dịch và đã mua thêm nhiều vũ khí phòng thủ từ Hoa Kỳ.”

Đối đầu với đảng cầm quyền, Quốc Dân Đảng đề nghị công nhận về mặt lý thuyết rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc. Hôm qua, ứng cử viên của đảng này, ông Hầu Hữu Nghi (Hou Yu Ih), đã diễu hành trên đường phố Đài Bắc, cố gắng tập hợp mọi lực lượng đối lập.

Ông tuyên bố: “Tôi muốn lập một chính phủ đoàn kết dân tộc với các đảng đối lập để bảo vệ Đài Loan và bảo vệ các thế hệ tương lai.”

Cũng như rất nhiều người dân Đài Loan, người phụ nữ này vẫn chưa biết sẽ bỏ phiếu cho ai. Bà nói: “ Ai đắc cử cũng được, điều duy nhất mà chúng tôi muốn đó là duy trì hòa bình cho Đài Loan”. 

Theo kết quả các cuộc thăm dò cuối cùng vào đầu tháng này, ứng cử viên của đảng cầm quyền vẫn dẫn trước mấy điểm, trong khi đó thì bầu cử Quốc Hội được dự báo là sẽ rất sát sao.”

Theo hãng tin AFP, trong các cuộc họp tại Washington, các quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc còn yêu cầu Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện quân sự, cũng như những hành động “khiêu khích” ở Biển Đông. Tại vùng biển tranh chấp này hôm thứ năm tuần qua Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thao dượt quân sự đúng vào lúc quân đội Philippines cũng đang tập huấn với quân đội Hoa Kỳ. 

Về phần mình, Washington nhấn mạnh đến “tầm quan trọng của tự do hàng hải” trước những hành động sách nhiễu “liên tục” của Trung Quốc nhắm vào những tàu của Philippines “hoạt động hợp pháp” tại Biển Đông. 


***********
rfi.fr

Gần 50 nước lên án Bắc Triều Tiên chuyển vũ khí cho Nga

Thu Hằng

Lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và 47 nước, trong thông cáo chung công bố ngày 09/01/2024, đã lên án « mạnh mẽ » Bắc Triều Tiên giao tên lửa cho Nga, làm gia tăng đau khổ cho người dân Ukraina ».

Đăng ngày:

1 phút

A view shows parts of an unidentified missile, which Ukrainian authorities believe to be made in North Korea and was used in a strike in Kharkiv earlier this week, amid Russia's attack on Ukraine, in
Một số mảnh tên lửa mà giới chức Ukraina cho rằng do Bắc Triều Tiên chế tạo, đã được Nga sử dụng để tấn công Khakiv, Ukraina hồi đầu tháng Giêng 2024. REUTERS - STRINGER

Theo AFP, gần 50 nước ra thông cáo sau khi Hoa Kỳ khẳng định nhiều tên lửa mà Bình Nhưỡng giao cho Matxcơva đã được quân đội Nga sử dụng tấn công Ukraina, trong đó có nhiều công trình dân sự và nhà dân. Thông cáo chung kêu gọi Nga và Bắc Triều Tiên « ngừng ngay mọi hoạt động » vi phạm « trắng trợn » các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên, đồng thời khẳng định « theo dõi sát sao xem Nga cấp cho Bắc Triều Tiên những gì để đổi lại số vũ khí đó ».

Cùng ngày, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan điện đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Chang Ho Jin. Hai bên lên án « mạnh mẽ » việc Bắc Triều Tiên giao tên lửa cho Nga. Còn người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc Gia Mỹ John Kirby tái khẳng định « sau những lần sử dụng tên lửa Bắc Triều Tiên ngày 30/12/2023 và 02/01/2024, Nga đã sử dụng nhiều loại vũ khí này hơn nhắm vào Ukraina », trong đó có một tên lửa rơi xuống Kharkiv. Mỹ sẽ nêu vấn đề này tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 10/01.

Về phía Nga, ngày 09/01, khi được hỏi về việc sử dụng tên lửa Bắc Triều Tiên tấn công Ukraina, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov « không bình luận » và chuyển hướng sang các vụ tấn công nhắm vào « nhiều khu vực dân sinh và trung tâm thành phố Belgorod » sát biên giới với Ukraina.


*********
rfi.fr

Tổng thống Pháp bổ nhiệm tân thủ tướng

Thu Hằng

Sau 20 tháng đảm nhiệm chức thủ tướng Pháp, chiều 08/01/2024, bà Elisabeth Borne đã đệ đơn từ chức và tổng thống Emmanuel Macron đã chấp nhận. Đến trưa 09/01, bộ trưởng Giáo Dục Pháp Gabriel Attal đã được tổng thống bổ nhiệm làm thủ tướng.

Đăng ngày:

2 phút

Theo thông cáo báo chí đăng trên trang thông tin chính thức của phủ tổng thống Pháp (elysee.fr), tổng thống Pháp Emmanuel Macron bổ nhiệm ông Gabriel Attal làm thủ tướng và giao ông trách nhiệm lập chính phủ mới.

Trên mạng xã hội X, tổng thống Pháp bày tỏ tin tưởng vào nhiệt huyết, năng động của ông Attal để thực hiện kế hoạch « tái trang bị » nước Pháp trên mọi lĩnh vực, trung thành với tinh thần năm 2017 - năm ông Macron ra tranh cử tổng thống lần đầu tiên - là táo bạo và không ngừng vươn lên.

Như vậy, ông Gabriel Attal trở thành thủ tướng trẻ nhất nước Pháp - 34 tuổi - và thủ tướng đầu tiên công khai đồng tính.

Sinh năm 1989 và là con trai của một nhà sản xuất phim nổi tiếng Pháp, Gabriel Attal sát cánh với ông Emmanuel Macron ngay trong những ngày đầu vận động tranh cử tổng thống năm 2017. Chính trị gia trẻ giữ các chức dân biểu tỉnh Hauts-de-Seine (ngoại ô Paris), sau đó trở thành quốc vụ khanh đặc trách Thanh Niên và lần lượt giữ nhiều trọng trách khác : phát ngôn viên chính phủ (tháng 07/2020), quốc vụ khanh đặc trách Ngân Sách (năm 2022) và bộ trưởng Giáo Dục (từ tháng 07/2023).

Trong chương trình C à Vous trên đài France 5 ngày 20/12/2023, nguyên thủ Pháp ca ngợi chính trị gia trẻ « chung vai đấu cật với ông ngay từ đầu » và là người « đầy năng lượng, dũng cảm » để « tiến hành loạt cải cách » trong tương lai, thậm chí được coi là người kế thừa « tiếp tục cuộc chiến » của ông Macron với « những tham vọng xa hơn ».


**********
voatiengviet.com

Tòa Bạch Ốc thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng hỗ trợ công nghệ cho Ukraine

VOA News

Các quan chức Tòa Bạch Ốc hôm 8/1 gặp các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp quốc phòng để thảo luận về cách cung cấp cho Ukraine các thiết bị tiên tiến của Mỹ như hệ thống máy bay không người lái hoặc thiết bị rà phá bom mìn và hỗ trợ nỗ lực tự vệ trước Nga, theo các phụ tá của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.

Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, đã triệu tập cuộc họp kéo dài 5 giờ giữa các chuyên gia trong ngành và các quan chức chính phủ về khả năng công nghệ mới cho phép Ukraine phát hiện và chống lại các hệ thống máy bay không người lái của Nga và rà phá các khu vực rộng lớn ở Ukraine trong lúc số tiền hơn 100 tỉ đô la viện trợ bổ sung của Tổng thống Joe Biden, bao gồm hỗ trợ cho Ukraine, đang bị trì hoãn tại Quốc hội.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 8/1 kêu gọi các nước thuộc Liên hiệp châu Âu cung cấp thêm hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. Ông chỉ trích các nước thành viên EU không cung cấp đủ vũ khí cho Kyiv và kêu gọi họ làm nhiều hơn nữa.

Mặc dù Đức tụt hậu trong việc hỗ trợ Ukraine khi bắt đầu chiến tranh, nhưng nước này hiện là một trong những nhà cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính hàng đầu. Cuối năm ngoái, nước này đã đồng ý tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm 2024 lên 8,8 tỷ đô la.

Ông Scholz nói trong một cuộc họp báo ở Berlin: “Dù sự đóng góp của Đức rất quan trọng nhưng nó sẽ không đủ để đảm bảo an ninh của Ukraine về lâu dài”.

Các đơn vị phòng không Nga đã bắn hạ 10 quả đạn pháo khi tiếp cận thành phố Belgorod gần biên giới Ukraine hôm 8/1. Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết ba người dân bị thương trong vụ pháo kích.

Belgorod đã bị Ukraine tấn công trong những tuần gần đây. Một cuộc tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái vào cuối tháng trước đã giết chết 25 thường dân, trong đó có 5 trẻ em.

Trước đó, Nga đã nối lại chiến lược ném bom mùa đông, tấn công một số khu vực trên khắp Ukraine hôm 8/1 bằng phi đạn hành trình và siêu thanh lớn nhất, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã sử dụng các phi đạn tầm xa phóng từ trên không và trên biển có độ chính xác cao, bao gồm cả phi đạn siêu thanh Kinzhal, để tấn công cái mà họ gọi là “các cơ sở của tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine”.

Các quan chức và nhà phân tích phương Tây đã cảnh báo rằng Nga đang dự trữ phi đạn hành trình để nhắm mục tiêu chủ yếu vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine trong mùa đông này, trái ngược với việc nhắm và cơ sở hạ tầng của nước này vào mùa đông năm ngoái. Nhưng cho đến nay, các cuộc tấn công của Nga thường xuyên nhắm vào các khu dân cư.

Phi đạn, máy bay không người lái bị bắn hạ

Lực lượng không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 18 phi đạn hành trình và 8 máy bay không người lái Shahed do Nga phóng.

Lực lượng không quân Ukraine nói mục tiêu của phi đạn bao gồm “các cơ sở hạ tầng quan trọng” cũng như các khu công nghiệp dân sự và quân sự. Lực lượng này cũng lưu ý rằng không phải tất cả các phi đạn không bị đánh chặn đều đến được mục tiêu.

Ông Oleksiy Kuleba, phó văn phòng tổng thống Ukraine, nói phi đạn Nga đã tấn công một trung tâm mua sắm và các tòa nhà cao tầng ở Kryvyi Rih, thành phố trung nam, quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Ông Kuleba cho biết một người đã thiệt mạng.

Tại khu vực phía Tây Khmelnytskyi, các quan chức nói, một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga đã giết chết ít nhất 2 người.

Ông Oleg Synegubov, thống đốc khu vực Kharkov ở miền đông Ukraine, cho biết một người đã thiệt mạng ở thành phố Zmiiv.

Ông Zelenskyy hôm 7/1 bày tỏ sự tin tưởng rằng Nga có thể bị đánh bại và cảnh báo rằng cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy rằng châu Âu nên phát triển hoạt động sản xuất vũ khí chung với Ukraine và xây dựng kho vũ khí đủ để phòng thủ.

“Hai năm của cuộc chiến này đã chứng minh rằng châu Âu cần có đủ kho vũ khí của riêng mình để bảo vệ tự do. Khả năng riêng của châu Âu để đảm bảo phòng thủ. Tiềm năng riêng của mình sẽ cho phép toàn bộ châu Âu, hoặc bất kỳ phần nào của châu Âu, đứng vững và tự bảo vệ mình trước bất kỳ tình huống toàn cầu nào,” ông nói.

Ông Zelenskyy đưa ra bình luận thông qua liên kết video tại hội nghị quốc phòng ở Stockholm, trong khi Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom bày tỏ cam kết của nước ông trong việc hỗ trợ Kyiv.

Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ Ukraine hôm 7/1 khi Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa có chuyến thăm không báo trước, trở thành vị khách nước ngoài chính thức đầu tiên đến thủ đô Ukraine vào năm 2024.

Bà Kamikawa đã lên án các cuộc tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái của Nga nhắm vào dân thường, đồng thời nói thêm rằng đất nước của bà sẽ cung cấp thêm 37 triệu đô la cho quỹ ủy thác của NATO để giúp mua các hệ thống phát hiện máy bay không người lái.


***********

Trung Quốc dồn áp lực lên Đài Loan trước bầu cử

Reuters

Trung Quốc hôm 9/1 đe dọa các biện pháp thương mại mới chống lại Đài Loan, trong khi Đài Loan tố cáo Bắc Kinh “uy hiếp kinh tế” trước cuộc bầu cử quan trọng vào cuối tuần trên hòn đảo này và cũng bày tỏ sự tức giận trước việc Trung Quốc bất ngờ phóng vệ tinh qua không phận của họ.

Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 13/1 đang diễn ra trong bối cảnh khẩu chiến gay gắt giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn coi hòn đảo này là lãnh thổ của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính phủ Đài Loan.

Chính phủ Đài Loan cáo buộc Trung Quốc thực hiện một chiến dịch can thiệp bầu cử chưa từng có, sử dụng mọi thứ từ hoạt động quân sự đến trừng phạt thương mại để chuyển phiếu về phía các ứng cử viên mà Bắc Kinh có thể ưa thích.

Trung Quốc coi cuộc bầu cử này là sự lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình, đồng thời cho rằng các cáo buộc can thiệp là “thủ đoạn bẩn thỉu” của Đảng Dân tiến (DPP) cầm quyền ở Đài Loan nhằm cố gắng giành được sự ủng hộ.

Ứng cử viên tổng thống của DPP Lại Thanh Đức hôm 9/1 nói ông sẽ duy trì hiện trạng và theo đuổi hòa bình thông qua sức mạnh nếu đắc cử, vẫn để ngỏ khả năng giao tiếp với Bắc Kinh với các điều kiện tiên quyết là bình đẳng và phẩm giá.

Bắc Kinh tố cáo ông là người theo chủ nghĩa ly khai và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm thúc đẩy nền độc lập chính thức của Đài Loan đều có nghĩa là xung đột.

Mặc dù vậy, ông Lại cam kết sẽ cố gắng hợp tác với Trung Quốc.

Ông Lại nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo: “Hòa bình là vô giá và chiến tranh không có người chiến thắng”. “Hòa bình mà không có chủ quyền cũng giống như Hong Kong. Đó là hòa bình giả tạo.”

Bắc Kinh không bị lay chuyển trước những nỗ lực tiếp cận của ông Lại.

Vào tối 9/1, Bộ thương mại Trung Quốc cho biết họ đang xem xét các bước tiếp theo để đình chỉ nhượng bộ thuế quan đối với các sản phẩm bao gồm nông nghiệp và ngư nghiệp, máy móc, phụ tùng ô tô và dệt may từ Đài Loan, tiếp nối động thái như vậy được thực hiện đối với một số sản phẩm hóa dầu vào tháng trước.

Bộ Thương mại Trung Quốc nói: “Chính quyền Đài Loan đã không thực hiện các biện pháp hiệu quả để dỡ bỏ các hạn chế thương mại đối với Trung Quốc. Thay vào đó, họ đã tham gia vào các hoạt động chính trị nhằm cố gắng đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm”.

Văn phòng Đàm phán Thương mại của Đài Loan phản ứng bằng cách kêu gọi Trung Quốc “ngưng ngay việc sử dụng biện pháp uy hiếp kinh tế để cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của Đài Loan”.

Báo động giả và khí cầu Trung Quốc

Thêm vào bầu không khí căng thẳng, một cuộc họp báo hôm 9/1 tại Đài Bắc của Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp đã bị gián đoạn bởi âm thanh của cảnh báo trên điện thoại di động từ chính phủ cảnh báo về một cuộc không kích có thể xảy ra của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng sau đó đã phải xin lỗi sau khi bản cảnh báo bằng tiếng Anh đề cập đến “phi đạn” nhưng trong tiếng Trung là “vệ tinh”. Cảnh báo được đưa ra cùng thời điểm truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận việc phóng một vệ tinh khoa học.

Tuy nhiên, ông Ngô mô tả vụ phóng này là một phần của mô hình quấy rối đối với Đài Loan, giống như những trường hợp khinh khí cầu Trung Quốc được phát hiện phía trên hòn đảo này gần đây.

“Với những mối đe dọa như vậy đối với Đài Loan, tôi nghĩ chúng ta nên tỉnh táo và không nên bị khiêu khích”.

Phe đối lập Đài Loan đã nhảy vào cuộc, đổ lỗi cho chính phủ đã đánh lừa công chúng.

Đài Loan đã phàn nàn kể từ tháng trước về việc khinh khí cầu của Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan nhạy cảm, một số đã đi qua hòn đảo này, điều mà Bộ Quốc phòng Đài Loan gọi là nỗ lực chiến tranh tâm lý, mặc dù không trực tiếp nói rằng các khinh khí cầu này nhằm mục đích gián điệp.

Bộ Quốc phòng cho biết trong cuộc họp báo riêng hôm 9/1 rằng họ chưa tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ nào của khinh khí cầu và hiện không xem xét việc bắn hạ chúng.

Ông Wang Chia-chun từ phòng kế hoạch chiến đấu chung của Bộ cho biết: “Chúng tôi sẽ không tấn công và tiêu diệt do sự quấy rối của khinh khí cầu”.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc thường tránh bình luận công khai về cuộc bầu cử, mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu đầu năm rằng việc Trung Quốc “thống nhất” với Đài Loan là điều không thể tránh khỏi.

Ông Lại nói với các phóng viên rằng cuộc bầu cử sẽ đóng vai trò như một “bằng chứng cho cam kết của chúng tôi đối với nền dân chủ” đồng thời lưu ý rằng sự can thiệp bầu cử mà Trung Quốc bị cáo giác là “nghiêm trọng nhất”.


***********

Tòa Bạch Ốc thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng hỗ trợ công nghệ cho Ukraine

VOA News

Các quan chức Tòa Bạch Ốc hôm 8/1 gặp các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp quốc phòng để thảo luận về cách cung cấp cho Ukraine các thiết bị tiên tiến của Mỹ như hệ thống máy bay không người lái hoặc thiết bị rà phá bom mìn và hỗ trợ nỗ lực tự vệ trước Nga, theo các phụ tá của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.

Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, đã triệu tập cuộc họp kéo dài 5 giờ giữa các chuyên gia trong ngành và các quan chức chính phủ về khả năng công nghệ mới cho phép Ukraine phát hiện và chống lại các hệ thống máy bay không người lái của Nga và rà phá các khu vực rộng lớn ở Ukraine trong lúc số tiền hơn 100 tỉ đô la viện trợ bổ sung của Tổng thống Joe Biden, bao gồm hỗ trợ cho Ukraine, đang bị trì hoãn tại Quốc hội.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 8/1 kêu gọi các nước thuộc Liên hiệp châu Âu cung cấp thêm hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. Ông chỉ trích các nước thành viên EU không cung cấp đủ vũ khí cho Kyiv và kêu gọi họ làm nhiều hơn nữa.

Mặc dù Đức tụt hậu trong việc hỗ trợ Ukraine khi bắt đầu chiến tranh, nhưng nước này hiện là một trong những nhà cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính hàng đầu. Cuối năm ngoái, nước này đã đồng ý tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm 2024 lên 8,8 tỷ đô la.

Ông Scholz nói trong một cuộc họp báo ở Berlin: “Dù sự đóng góp của Đức rất quan trọng nhưng nó sẽ không đủ để đảm bảo an ninh của Ukraine về lâu dài”.

Các đơn vị phòng không Nga đã bắn hạ 10 quả đạn pháo khi tiếp cận thành phố Belgorod gần biên giới Ukraine hôm 8/1. Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết ba người dân bị thương trong vụ pháo kích.

Belgorod đã bị Ukraine tấn công trong những tuần gần đây. Một cuộc tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái vào cuối tháng trước đã giết chết 25 thường dân, trong đó có 5 trẻ em.

Trước đó, Nga đã nối lại chiến lược ném bom mùa đông, tấn công một số khu vực trên khắp Ukraine hôm 8/1 bằng phi đạn hành trình và siêu thanh lớn nhất, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã sử dụng các phi đạn tầm xa phóng từ trên không và trên biển có độ chính xác cao, bao gồm cả phi đạn siêu thanh Kinzhal, để tấn công cái mà họ gọi là “các cơ sở của tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine”.

Các quan chức và nhà phân tích phương Tây đã cảnh báo rằng Nga đang dự trữ phi đạn hành trình để nhắm mục tiêu chủ yếu vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine trong mùa đông này, trái ngược với việc nhắm và cơ sở hạ tầng của nước này vào mùa đông năm ngoái. Nhưng cho đến nay, các cuộc tấn công của Nga thường xuyên nhắm vào các khu dân cư.

Phi đạn, máy bay không người lái bị bắn hạ

Lực lượng không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 18 phi đạn hành trình và 8 máy bay không người lái Shahed do Nga phóng.

Lực lượng không quân Ukraine nói mục tiêu của phi đạn bao gồm “các cơ sở hạ tầng quan trọng” cũng như các khu công nghiệp dân sự và quân sự. Lực lượng này cũng lưu ý rằng không phải tất cả các phi đạn không bị đánh chặn đều đến được mục tiêu.

Ông Oleksiy Kuleba, phó văn phòng tổng thống Ukraine, nói phi đạn Nga đã tấn công một trung tâm mua sắm và các tòa nhà cao tầng ở Kryvyi Rih, thành phố trung nam, quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Ông Kuleba cho biết một người đã thiệt mạng.

Tại khu vực phía Tây Khmelnytskyi, các quan chức nói, một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga đã giết chết ít nhất 2 người.

Ông Oleg Synegubov, thống đốc khu vực Kharkov ở miền đông Ukraine, cho biết một người đã thiệt mạng ở thành phố Zmiiv.

Ông Zelenskyy hôm 7/1 bày tỏ sự tin tưởng rằng Nga có thể bị đánh bại và cảnh báo rằng cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy rằng châu Âu nên phát triển hoạt động sản xuất vũ khí chung với Ukraine và xây dựng kho vũ khí đủ để phòng thủ.

“Hai năm của cuộc chiến này đã chứng minh rằng châu Âu cần có đủ kho vũ khí của riêng mình để bảo vệ tự do. Khả năng riêng của châu Âu để đảm bảo phòng thủ. Tiềm năng riêng của mình sẽ cho phép toàn bộ châu Âu, hoặc bất kỳ phần nào của châu Âu, đứng vững và tự bảo vệ mình trước bất kỳ tình huống toàn cầu nào,” ông nói.

Ông Zelenskyy đưa ra bình luận thông qua liên kết video tại hội nghị quốc phòng ở Stockholm, trong khi Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom bày tỏ cam kết của nước ông trong việc hỗ trợ Kyiv.

Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ Ukraine hôm 7/1 khi Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa có chuyến thăm không báo trước, trở thành vị khách nước ngoài chính thức đầu tiên đến thủ đô Ukraine vào năm 2024.

Bà Kamikawa đã lên án các cuộc tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái của Nga nhắm vào dân thường, đồng thời nói thêm rằng đất nước của bà sẽ cung cấp thêm 37 triệu đô la cho quỹ ủy thác của NATO để giúp mua các hệ thống phát hiện máy bay không người lái.


************
voatiengviet.com

Cơ quan gián điệp Hàn Quốc: Hamas dùng vũ khí Triều Tiên đánh Israel

VOA News

Cơ quan tình báo Hàn Quốc hôm 8/1 xác nhận rằng nhóm chiến binh Hamas người Palestine đã sử dụng vũ khí do Triều Tiên sản xuất trong cuộc xung đột với Israel, giữa những báo cáo về các bức ảnh mới cho thấy vũ khí có khắc ký tự Triều Tiên được thu hồi trong cuộc xung đột.

Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đưa ra xác nhận này đáp bản tin của VOA công bố hôm 5/1 cho thấy những bức ảnh mới về súng phóng rốc-két F-7 của Triều Tiên có khắc chữ Triều Tiên được Hamas sử dụng, thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc loan tin hôm 8/1.

NIS nói “đánh giá của họ giống như bản tin của VOA” và rằng họ đang “thu thập và tích lũy” thông tin về số lượng và thời điểm vũ khí của Triều Tiên được chuyển giao cho Hamas.

NIS nói: “Nhưng hiện tại rất khó để cung cấp bằng chứng như vậy do cần phải bảo vệ các nguồn thông tin và xem xét các mối quan hệ ngoại giao.”

Những hình ảnh vừa kể được Ban tiếng Hàn của VOA thu thập được thông qua một nguồn ngoại giao hôm 4/1.

Nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cấm Triều Tiên xuất khẩu vũ khí.

Lực lượng Phòng vệ Israel IDF cho biết họ đã thu hồi vũ khí của Triều Tiên ở Gaza và trên đất Israel kể từ cuộc tấn công bất ngờ mà Hamas phát động vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái.

Trung tá Idan Sharon-Kettler, phó chỉ huy đơn vị thu thập thiết bị của kẻ thù, nói với đài VOA hôm 28/12 tại Tzrifin, Israel, rằng hàng chục nghìn vũ khí của Triều Tiên đã được thu hồi.

Ông cho biết số vũ khí thu hồi được cho thấy Hamas đã lấy động cơ rốc-két của Triều Tiên từ những chiếc F-7 và lắp ráp chúng để chế tạo súng chống tăng RPG, giúp loại vũ khí này có khả năng “xuyên vỏ thép dày” và gây sát thương lớn hơn.

NIS nói trong cuộc họp ủy ban tình báo quốc hội vào tháng 11/2023 rằng họ đã nhận được thông tin về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ra lệnh cho các quan chức của mình vạch ra kế hoạch hỗ trợ Palestine, Yonhap cho biết trong cùng một bản tin về việc NIS xác nhận Hamas sử dụng vũ khí của Triều Tiên được công bố hôm 8/1.

Triều Tiên phủ nhận vũ khí của nước này đã được Hamas sử dụng.

Đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc Kim Song cho biết tại cuộc họp của Liên hiệp quốc vào tháng 10/2023 về cuộc khủng hoảng Israel-Hamas rằng “một số nước phương Tây đang sử dụng chiến dịch bôi nhọ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để liên kết cuộc khủng hoảng Trung Đông với chúng tôi.”

Ông nói tiếp: “Một số truyền thông đại chúng thuộc chính quyền Hoa Kỳ đang lan truyền những tin đồn vô căn cứ và sai sự thật rằng vũ khí của Triều Tiên dường như được sử dụng để tấn công Israel”.

Triều Tiên nói thông qua truyền thông nhà nước là Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) vào tháng 12 năm ngoái rằng Mỹ “chịu trách nhiệm” hỗ trợ Israel và “đã biến Dải Gaza thành một địa ngục thực sự”.

Việc NIS xác nhận vũ khí Triều Tiên được Hamas sử dụng được đưa ra trong khi Tòa Bạch Ốc cho biết Nga đã phóng phi đạn đạn đạo của Triều Tiên vào Ukraine.

Triều Tiên đã cung cấp cho Nga các phi đạn đạn đạo mà Moscow đã sử dụng để tấn công Ukraine vào ngày 30/12/2023 và ngày 2/1/2024, ông John Kirby, điều phối viên về truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết hôm 4/1.

Ông Kirby nói: “Đây là sự leo thang đáng kể và đáng lo ngại trong việc hỗ trợ của Triều Tiên dành cho Nga”. Ông nói tiếp: “Chúng tôi dự đoán rằng Nga sẽ sử dụng thêm phi đạn của Triều Tiên để nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine và giết hại thường dân Ukraine vô tội”.

Vào tháng 10 năm ngoái, Tòa Bạch Ốc đã công bố những bức ảnh vệ tinh cho thấy hơn 1.000 công-tơ-nơ chứa đầy vũ khí mà họ cho rằng Triều Tiên đã vận chuyển tới Nga.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc dự kiến tổ chức một cuộc họp vào ngày 10/1 để thảo luận về phi đạn của Triều Tiên trong cuộc tấn công vào Ukraine.


************
rfi.fr

Năm 2024, hai cuộc chiến tranh và bầu cử ở 70 nước quyết định diện mạo thế giới

Thụy My

Chiến tranh và viễn cảnh dân chủ thế giới là mối quan tâm chính của báo chí Pháp ngày 08/01/2024. Năm mới mở ra với hai cuộc chiến vẫn tiếp diễn ở Ukraina, Trung Đông, và hơn phân nửa dân số thế giới đi bầu tổng thống hoặc Quốc Hội. Trong số đó có những cuộc bầu cử quan trọng tại Đài Loan, Ấn Độ và đặc biệt là Hoa Kỳ. Tối cao Pháp viện Liên bang sẽ phải sớm quyết định về quyền ứng cử của cựu tổng thống Donald Trump.

Người Ukraina vẫn quyết chiến

La Croix nhận thấy tuy cuộc chiến tranh giữa Ukraina và Nga không còn chiếm những dòng tít lớn trên truyền thông, nhưng vẫn đẫm máu, nhất là đối với thường dân. Họ là nạn nhân chính của chiến dịch oanh tạc nhắm vào các công trình công cộng và khu dân cư. Từ hai tuần qua, Matxcơva oanh kích ồ ạt bằng hỏa tiễn và drone chứa chất nổ, với cường độ chưa từng thấy kể từ những ngày đầu của cuộc xâm lược. Để trả đũa, đến lượt Kiev tấn công vào Belgorod.

Việc leo thang khiến dư luận băn khoăn, trong khi Ukraina tiếp tục đòi hỏi hỗ trợ mạnh mẽ về tài chánh và quân sự. Tác động của viện trợ tỏ ra ít ỏi, vậy có nên giúp kéo dài cuộc chiến hay không ? Nhưng theo La Croix, ngưng giúp đỡ lúc này coi như kẻ xâm lăng đã có lý. Vladimir Putin hôm 01/01 đã nhắc lại, có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột, nhưng phải theo điều kiện của ông ta. Nói cách khác, Nga giữ lại tất cả những lãnh thổ đã chiếm được và tiếp tục đe dọa an ninh của nước láng giềng.

Đại đa số người Ukraina đều muốn tiếp tục chiến đấu. Và phương Tây có lý khi chọn lựa hỗ trợ họ, vì sự bình an của châu lục. Tại Hoa Kỳ cũng như Liên Hiệp Châu Âu, từ nhiều tuần qua những trở ngại chính trị khiến không giải ngân được khoản tiền lớn. Nhật báo công giáo cho rằng cần phải vượt qua trở ngại này, chuyển đến những vũ khí để giúp Ukraina tìm được con đường chiến thắng.

Kiev sẽ không trụ được nếu phương Tây không gia tăng sản xuất hỏa tiễn

Trả lời phỏng vấn của La Croix, chuyên gia Stéphane Audrand nhấn mạnh « Ukraina sẽ không trụ nổi nếu phương Tây không huy động năng lực sản xuất hỏa tiễn ». Ông nhận thấy Nga nay có cách tấn công tinh vi hơn nhiều.

Vào đầu cuộc xâm lăng, quân Nga thường bắn thẳng vào mục tiêu nhưng ít hiệu quả, nhưng giờ đây tung ra hàng loạt với đủ loại hỏa tiễn và đường bay phức tạp giúp tránh được phòng không. Những vụ oanh kích vào cuối mùa hè và đầu mùa thu 2023 nhằm trắc nghiệm và làm kiệt quệ số hỏa tiễn dự trữ của Kiev. Nhiều nhà quan sát thấy rằng Nga đang nhắm vào kỹ nghệ quốc phòng Ukraina. Ngày nào mà Kiev không còn khả năng bảo vệ vùng trời, không quân Nga sẽ oanh tạc toàn quốc, một thảm họa thực sự.

Bên cạnh đó, không loại trừ nguy cơ Nga đánh vào mạng lưới năng lượng, đặt thường dân dưới áp lực. Đành rằng những vụ oanh tạc trong thế kỷ 20 không đủ để uy hiếp tinh thần dân chúng, nhưng dân Đức, Nhật, Anh bị đánh bom thời Đệ nhị Thế chiến không có nơi nào khác để chạy trốn. Ngày nay, 6 triệu phụ nữ, trẻ em Ukraina đang tị nạn bên ngoài đất nước, việc thả bom ngăn trở họ hồi hương, gây hậu quả kinh tế đáng kể.

Chiến đấu cơ và tên lửa không đối không thay cho Patriot ?

Matxcơva đã sản xuất lại được như trước chiến tranh, khoảng 100 hỏa tiễn tân tiến mỗi tháng. Đó là nhờ biết thích ứng, sáng tạo và tránh né cấm vận. Nga cũng triển khai chế tạo drone, và còn có kho dự trữ hỏa tiễn từ thời chiến tranh lạnh, tuy kém chính xác nhưng giúp làm bão hòa phòng không.  

Quân Nga có thể tung ra khoảng mươi, mười lăm loạt oanh tạc trong mùa đông này. Về phía phương Tây, nếu cạn nguồn hỏa tiễn địa-không, vẫn còn một lượng lớn hỏa tiễn không đối không. Như vậy việc chuyển giao phi cơ tiêm kích là thiết yếu. Những hỏa tiễn này có thể thay cho các giàn Patriot của Mỹ nếu Hoa Kỳ giảm viện trợ. Và phải chi viện nhiều chiến đấu cơ, giàn radar, đạn dược. Sẽ là khó khăn, nhưng không có giải pháp nào khác.

Les Echos đặt câu hỏi, phải chăng trong vô thức châu Âu đang chuẩn bị cho việc Donald Trump quay lại nắm quyền ở Washington, với những hệ quả về thăng bằng lực lượng trên thế giới ? Và dù không có Mỹ, châu Âu vẫn có được phương tiện để tiếp tục ủng hộ Ukraina. Những nghiên cứu nghiêm túc cho biết chỉ cần mỗi người châu Âu chấp nhận đóng góp 70 euro một năm giúp cho Ukraina, và các nước siết chặt ngân sách là ổn. Vấn đề không chỉ là bảo vệ dân chủ, mà cả hòa bình trước chủ nghĩa phiêu lưu chiến tranh, và cần chận lại trước khi quá muộn.

Vùng biên giới Belgorod nếm mùi chiến tranh, Matxcơva cố làm ngơ

Tại Nga, Le Figaro mô tả «, Belgorod chìm trong chiến tranh vì các cuộc tấn công của Ukraina ». Từ ngày 30/12/2023, cư dân Nga vùng biên giới sống trong nỗi sợ bom đạn. Ngày hôm đó, nhiều hỏa tiễn Ukraina bay đến thành phố 330.000 dân này, hướng về phía các mục tiêu quân sự. Hệ thống phòng không Nga bắn chận khiến cho 25 người thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương. Từ đó đến nay, các vụ bắn sang của Ukraina diễn ra hàng ngày, 500 chiếc xe hơi đã bị phá hủy.

Khoảng từ một tuần qua, các phóng viên chiến trường truyền hình liên bang đổ đến đây, trang bị như ở Donbass với bộ treilli, nón sắt, áo giáp. Kỳ nghỉ lễ được kéo dài đến 19/01 để người dân không ra khỏi nhà, học sinh học qua mạng. Cư dân lo sợ tình trạng này càng kéo dài, nguy hiểm đến từ khắp mọi nơi, chính quyền đã đề nghị di tản. Nhất là họ sợ bị Matxcơva bỏ rơi để tránh cho dân Nga nỗi lo chiến tranh. Hai người đã phải nhận tội đã quay và đăng lên internet hình ảnh hỏa tiễn phòng không. Trên mạng xã hội, dân Belgorod tức giận khi thấy lễ Noël Chính thống giáo tổ chức ở Matxcơva trong khi bị hủy tại nhiều vùng khác.

Năm 2024 vô cùng quan trọng về địa chính trị

Nhìn chung, Le Figaro đặt câu hỏi « Liệu dân chủ có sống sót trong năm bầu cử kỷ lục 2024 ? ». Hôm 07/01, Bangladesh đã mở đầu một năm với những cuộc bầu cử dày đặc nhất của thế giới kể từ khi khái niệm này được khai sinh cách đây hơn 2.500 năm. Le Monde nhắc nhở, hồi năm 1792 tại Pháp chỉ có nam giới mới có quyền bỏ phiếu. Les Echos coi « 2024 là năm địa chính trị chủ chốt ». Năm mới mở ra với hai cuộc chiến vẫn tiếp diễn, và hơn phân nửa dân số thế giới (4,1 tỉ người) đi bầu tổng thống hoặc Quốc Hội. Trong số đó có những cuộc bầu cử quan trọng tại Đài Loan, Ấn Độ và đặc biệt là Hoa Kỳ.

Nhân loại chưa hết sững sờ sau một loạt tai ương, từ khi bị phong tỏa vì đại dịch năm 2020, cuộc xâm lăng Ukraina cách đây gần hai năm và mới nhất là cuộc chiến Israël-Hamas. Tại Ukraina, Kiev có thể tái chiếm được nhiều lãnh thổ nhờ viện trợ của phương Tây, nhưng vẫn có thể trở thành một cuộc xung đột đóng băng như Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, hay tệ nhất là chiến thắng của Kremlin vì phương Tây nhát gan khiến Điều 5 của NATO không còn giá trị.

Ở Trung Đông, Hamas có thể sống sót và giành chiến thắng về chính trị, siết chặt cai trị độc tài lên dân Gaza, ngăn trở mọi giải pháp hai nhà nước. Ngược lại, nếu tổ chức khủng bố này bị tiêu diệt và số nạn nhân liên đới không nhiều, sẽ mở ra viễn cảnh một lối thoát chính trị giữa người Palestine và Israel hậu Benjamin Netanyahou.

Chiến tranh và bầu cử quyết định diện mạo thế giới

Hai cuộc chiến này cùng với nguy cơ Bắc Kinh gây chiến với Đài Loan, thậm chí với Philippines, diễn ra trong bối cảnh chính trị đợt bầu cử rộng rãi chưa từng thấy sẽ diễn ra tại gần 70 nước, với 51,5 % dân số thế giới tham gia. Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo « Hai, ba năm tới sẽ quyết định bộ mặt thế giới trong vòng 60 năm sau ». Bầu cử được tổ chức tại 3 trong số 5 quốc gia thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, 3/5 nước BRICS (Nga, Ấn Độ, Nam Phi), 8/10 quốc gia đông dân nhất thế giới và 5/7 nước có đa số dân theo Hồi giáo (Indonesia, Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Iran).

Điều nghịch lý là đại đa số cuộc bầu cử này không làm thay đổi toàn cảnh thế giới, vì tại các nước độc tài và dân chủ nửa vời, kết quả có thể đoán trước. Bỏ phiếu chỉ là hình thức, với những ứng cử viên đứng ra chỉ để làm vì, tẩy chay, gian lận, đe dọa các nhà đối lập thực sự, như ở Belarus, Cam Bốt, Tunisie…Và tất nhiên tại Nga, Vladimir Putin tiếp tục trị vì sau khi sửa đổi Hiến Pháp và tống giam những khuôn mặt đối lập. Mọi kết quả dưới mức 77 % của năm 2018 bị Kremlin coi là sự lăng nhục, và sẽ làm mọi cách để việc này không xảy ra.

Theo Les Echos, một số nước thì không có trọng lượng trên trường quốc tế, hoặc như ở Anh nếu chính phủ thay đổi thì chính sách đối ngoại cũng không khác mấy.Chỉ có hai cuộc bầu cử là Nghị Viện Châu Âu (06-09/06), với làn sóng dân tộc chủ nghĩa tổ chức cùng lúc với bầu Quốc Hội Bỉ, có tác động lớn.

Biden-Trump tái đấu : Dân chủ và trọng trách của Tối cao Pháp viện

Tuy nhiên các báo đều cho rằng mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía Hoa Kỳ, nơi hai đối thủ với hai quan điểm đối chọi nhau là Joe Biden và Donald Trump một lần nữa sẽ tái đấu. Một bên ủng hộ Israel và Ukraina, bên kia chủ trương tự cô lập và đơn phương. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ kịch tính, gây hồi hộp cho toàn thế giới.Dù kết quả ra sao đi nữa, ông chủ Nhà Trắng trong một năm tới vẫn phải đối đầu với Trung Quốc, vốn đang hồi hộp chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Đài Loan vào ngày 13/01 sắp tới.

Le Monde nhấn mạnh, « Dân chủ, tầm quan trọng của bầu cử Mỹ tháng 11 ». Đúng ba năm sau sự kiện người ủng hộ Donald Trump chiếm đồi Capitol ngày 06/01/2021, tổng thống Joe Biden khởi đầu cuộc song đấu bằng cách nhắc nhở, đây là trắc nghiệm cho việc sống sót của nền dân chủ Hoa Kỳ. Vài phút sau, Tối cao Pháp viện Liên bang cho biết sẽ xem xét quyền ứng cử của ông Trump kể từ tháng Hai. Vấn đề này được nêu ra từ khi hai Tòa án Tối cao của bang Colorado và Maine quyết định Donald Trump không đủ tư cách ứng cử. Những đơn kiện tương tự nhằm ngăn trở ông Trump cũng được đệ trình ở hơn ba chục bang khác. Tờ báo cho rằng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, trong đó 3/9 thẩm phán do Donald Trump bổ nhiệm sẽ phải sớm quyết định.

Không loại trừ khả năng nếu tuyên bố áp dụng tu chính án 14 – cấm các công dân từng tham gia một vụ nổi dậy giữ các chức vụ công – những người ủng hộ cựu tổng thống sẽ lại dùng đến bạo lực. Một nguy cơ khác là nếu số phiếu suýt soát nhau, bộc lộ sự bất đồng trong Tòa án Tối cao, sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ của đất nước. Joe Biden cảnh báo nền dân chủ Mỹ sẽ không chịu đựng được một cuộc tấn công thứ hai của ông Trump và bạo lực chính trị. Ông nói : « Tất cả chúng ta đều biết Donald Trump là ai. Vấn đề đặt ra như sau : Chúng ta là ai đây ? ». Cũng với câu hỏi này, với hệ quả nặng nề cho thế giới dân chủ, chín vị thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ phải trả lời.


*************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) - Đài Loan : Chính quyền gửi báo động ‘‘tên lửa’’ đến điện thoại của người dân sau khi Trung Quốc phóng vệ tinh. Báo động được gửi đi khoảng sau 15 giờ, giờ địa phương, hôm nay 09/01/2024. Thông báo gây bối rối vì chuyển dịch tiếng Anh ghi là ‘‘tên lửa’’. Bộ Quốc Phòng đã ra thông báo xin lỗi vì sự cố dịch sai.  

(AFP) - Danh thủ bóng đá Đức Franz Beckenbauer qua đời. Danh thủ Đức qua đời hôm qua, 08/01/2024 ở tuổi 78. Lãnh đạo FIFA Gianni Infantino hôm nay ca ngợi huyền thoại của bóng đá Đức và thế giới’. Beckenbauer cùng đội tuyển Đức dành chức vô địch thế giới năm 1974 với cương vị hậu vệ, và vào năm 1999 với tư cách huấn luyện viên đội tuyển quốc gia. Trên mạng Instagram, lãnh đạo FIFA ca ngợi một con người ‘‘luôn luôn khiêm tốn’’ cho dù các đóng góp chiến thắng của ông ‘‘đã được ghi vào lịch sử’’.

(AFP) - Alaska và United Airlines phát hiện nhiều bu lông bị lỏng trong máy bay Boeing 737 MAX 9. Hai hãng hàng không Mỹ lần lượt cho biết hôm 08/01/2024 rằng « nhiều bu lông cần được thắt chặt » trong quá trình kiểm tra toàn bộ máy bay Boeing 737 MAX 9 sau sự cố một mảng cửa sổ bị bung ra trong lúc máy bay bay ở độ cao 5.000 mét. Mảnh thân này đã được tìm thấy trong vườn một ngôi nhà ở ngoại ô Portland, bang Oregon hôm 07/01. Cổ phiếu của Boeing đã mất 8,03% giá trị chỉ trong một phiên giao dịch ngày 08/01 sau khi Cục Hàng không Dân dụng Mỹ cho biết phát hiện một ê-cu không được siết chặt trong một máy bay chưa được giao.

(AFP) - Pháp trải qua đợt rét đậm, chinh phủ thông báo giải ngân 120 triệu euro xây dựng chỗ ở khẩn cấp. Thông báo trên được đưa ra ngày hôm qua 8/1/2024 trong bối cảnh 43 tỉnh tại vùng đông bắc và tây của Pháp đang được đặt trong tình trạng cảnh báo vàng, cấp thứ hai trên thang cảnh báo thời tiết gồm 4 cấp độ. Theo dự báo, thời tiết sẽ lạnh cả tuần với sương giá vào ban đêm, nhiệt độ dao động trong khoảng từ −5 °C đến −10 °C. Nước Pháp hiện có 203.000 chỗ ở và dự kiến sẽ có thêm 10.000 chỗ ở mới được bổ sung sau lần giải ngân này.

(AFP) - Bhutan bắt đầu tiến hành bầu cử Quốc Hội lần thứ 4 khi đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế. Hôm nay 9/1/2024, người dân tại vương quốc Bhutan xếp hàng đi bỏ phiếu trong bối cảnh nhiều người di cư do tỷ lệ thất nghiệp tăng cao (29%) và tăng trưởng kinh tế trì trệ ở mức 1,7%/năm trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, cả hai đảng tranh cử vẫn cam kết ưu tiên “chỉ số hạnh phúc quốc gia”, được quy định trong Hiến pháp và là cơ sở để chính phủ quốc gia Nam Á này đo lường mức độ hạnh phúc của người dân.

(AFP) - Quốc Hội Hàn Quốc thông qua luật cấm buôn bán thịt chó trong vòng 3 năm. Hôm nay 9/1/2024, Quốc Hội Hàn Quốc đã thông qua văn bản này với 208 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống. Việc nuôi, bán và giết mổ chó để tiêu thụ giờ đây sẽ bị phạt tới 3 năm tù và phạt tiền 30 triệu won (20.800 euro). Thịt chó từ lâu đã là một phần trong nền ẩm thực Hàn Quốc, Theo kết quả của một cuộc khảo sát công bố ngày hôm qua, 9/10 người dân Hàn Quốc cho biết họ không nghĩ mình sẽ ăn thịt chó trong tương lai.

(AFP) - Nước đóng chai chứa hàng trăm nghìn hạt vi nhựa. Theo kết quả được đăng tải trên tạp chí PNAS ngày 8/1/2024, lượng vi nhựa trong nước đóng chai cao hơn gấp 100 lần so với ước tính trước đây. Sau khi thử nghiệm sản phẩm của một số thương hiệu nước đóng chai phổ biến, các nhà khoa học đã xác định được trung bình 240.000 hạt nhựa được phát hiện trong mỗi lít nước, từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về những hậu quả tiềm ẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng.


*************

Tin tức thế giới ngày 10-1: 40 nước chỉ trích Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công ở Ukraine

NGỌC ĐỨC

* Nhà Trắng cũng tố Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mua từ Triều Tiên
* Lãnh đạo Triều Tiên tố Hàn Quốc đã kích động sự đối đầu và chạy đua vũ trang
* EU cảnh báo sẽ điều tra việc Microsoft đầu tư vào OpenAI

Lực lượng cứu hỏa Ukraine tại đống đổ nát một tòa chung cư chịu thiệt hại nặng nề sau cuộc tấn công của Nga vào thủ đô Kiev ngày 2-1 - Ảnh: AFP

Lực lượng cứu hỏa Ukraine tại đống đổ nát một tòa chung cư chịu thiệt hại nặng nề sau cuộc tấn công của Nga vào thủ đô Kiev ngày 2-1 - Ảnh: AFP

40 nước ra tuyên bố chỉ trích Nga bắn tên lửa Triều Tiên ở Ukraine

Theo Hãng tin Reuters, ngày 9-1 (giờ địa phương), Nhà Trắng tuyên bố Nga đã bắn nhiều tên lửa do Triều Tiên sản xuất về phía Ukraine trong ngày 6-1, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc buộc Matxcơva phải chịu trách nhiệm về hành động này.

Ngay sau đó, Mỹ cùng hơn 40 nước đồng minh đã ra tuyên bố chung chỉ trích việc Nga mua vũ khí từ Triều Tiên và sử dụng chúng chống lại Ukraine.

Trong nhiều tháng qua, Mỹ và các nước phương Tây thường xuyên cáo buộc Matxcơva và Bình Nhưỡng tiến hành trao đổi vũ khí.

Hồi đầu tháng 1, Nhà Trắng cũng tố Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mua từ Triều Tiên để tấn công Ukraine trong các ngày 30-12 và 2-1.

Cả Nga và Triều Tiên đều phủ nhận những cáo buộc trên.

Tuyên bố chung trên nêu: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những hệ lụy mà sự hợp tác này có thể mang đến ở châu Âu, trên bán đảo Triều Tiên, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Chúng tôi chỉ trích ở mức độ cao nhất có thể việc Triều Tiên xuất khẩu và Nga mua tên lửa đạn đạo của Triều Tiên".

Tuyên bố trên được ký bởi Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Úc, Đức, Canada và gần 40 nước khác.

Ông Zelensky nhận định công nghiệp quốc phòng Nga đi xuống

Trong thông điệp thường nhật tối 9-1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có một số nhận xét liên quan đến nền công nghiệp quốc phòng Nga.

"Rõ ràng là nền công nghiệp quốc phòng Nga đang có sự chậm lại. Tuy nhiên, để các biện pháp trừng phạt có thể đạt hiệu quả 100%, các lỗ hổng trong những biện pháp này cũng cần được loại bỏ 100%", ông Zelensky khẳng định.

Tuy nhiên, tổng thống Ukrane không đưa ra bất kỳ dẫn chứng nào cho những nhận định trên của mình.

Hồi tháng 12, ông Sergei Chemezov, người đứng đầu tập đoàn công nghiệp quốc phòng quốc doanh Rostec của Nga, báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng việc sản xuất những trang thiết bị cơ bản đã tăng đáng kể từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" bắt đầu hồi tháng 2-2022.

Cụ thể, việc sản xuất vũ khí cầm tay và đạn pháo đã tăng hơn 50 lần. Trong khi đó, sản lượng xe bọc thép hạng nhẹ tăng 5,5 lần và xe tăng tăng 7 lần.

Triều Tiên gọi Hàn Quốc là "quốc gia thù địch nhất"

Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA ngày 10-1 dẫn lời lãnh đạo nước này, ông Kim Jong Un, khẳng định đã đến lúc Bình Nhưỡng xem Seoul là "quốc gia thù địch nhất" với mình.

Ông Kim cũng tố Hàn Quốc đã kích động sự đối đầu và chạy đua vũ trang. Ông cũng yêu cầu toàn bộ đất nước tăng cường việc củng cố sức mạnh quân sự và năng lực hạt nhân.

Những tuyên bố trên được ông Kim đưa ra trong chuyến thị sát nhiều nhà máy sản xuất vũ khí hồi đầu tuần.

Tại chuyến công tác, nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh việc quan hệ giữa hai miền bán đảo đi xuống là "giai đoạn đổi thay mới" và là "thực tiễn không thể tránh".

"Chúng ta sẽ không bao giờ đơn phương dùng sức mạnh áp đảo trên bán đảo Triều Tiên để tạo ra một sự kiện lớn, nhưng chúng ta cũng không có ý định tránh né một cuộc chiến tranh", ông Kim khẳng định.

Ngày 9-1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken yêu cầu Israel chung sống hòa bình với người Palestine - Ảnh: REUTERS

Ngày 9-1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken yêu cầu Israel chung sống hòa bình với người Palestine - Ảnh: REUTERS

Ông Blinken khuyên Israel đưa ra quyết định khó khăn, hợp tác với người Palestine

Tại buổi họp báo trong chuyến công du Israel ngày 9-1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Israel phải đưa ra "quyết định khó khăn, lựa chọn khó khăn" nếu muốn bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng Trung Đông.

Việc hội nhập khu vực là một trong những mục tiêu chính của Chính phủ Israel, vốn mong muốn tăng cường quan hệ giao thương với các nước lân cận. Tuy nhiên, quá trình trên đòi hỏi "lộ trình thực tế" dẫn đến việc thành lập một nhà nước của người dân Palestine, theo ông Blinken.

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng Tel Aviv sẽ cần hỗ trợ những nhà lãnh đạo Palestine "sẵn sàng chung sống trong hòa bình với Israel", ám chỉ Chính quyền dân tộc Palestine (PA).

"Israel phải ngừng việc kìm kẹp khả năng tự quản lý mình của họ (người Palestine)... PA cũng có trách nhiệm tự cải tổ và cải thiện khả năng quản trị", ông Blinken nói thêm.

Ngoại trưởng Mỹ không quên chỉ trích những hành vi bạo lực chống lại người Palestine của bộ phận người di cư Do Thái đến Bờ Tây, đồng thời phản đối việc bành trướng, đuổi đánh người Palestine của người Israel.

EU cảnh báo sẽ điều tra việc Microsoft đầu tư vào OpenAI

Ngày 9-1, cơ quan chống độc quyền của AI cảnh báo Microsoft rằng việc hãng công nghệ này đầu tư vào công ty phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI có thể vi phạm quy định của EU về việc sáp nhập doanh nghiệp.

Năm 2023, Microsoft đã đầu tư hơn 10 tỉ USD vào OpenAI và có một ghế không có quyền biểu quyết trong hội đồng quản trị công ty này. Microsoft khẳng định đây chỉ là đầu tư và không sở hữu bất kỳ cổ phần nào của OpenAI.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu vẫn khẳng định đang theo dõi vụ việc này chặt chẽ.

"Ủy ban châu Âu đang kiểm tra liệu việc Microsoft đầu tư vào OpenAI có cần được xem xét lại dưới Quy định sáp nhập của EU hay không", cơ quan hành pháp của EU tuyên bố.

Binh sĩ Ecuador được triển khai tại thủ đô Quito ngày 9-1 - Ảnh: AFP

Binh sĩ Ecuador được triển khai tại thủ đô Quito ngày 9-1 - Ảnh: AFP

Đối tượng vũ trang chiếm đài truyền hình quốc gia Ecuador

Theo Hãng tin Reuters, một bản tin truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Ecuador TC ngày 9-1 đã bị gián đoạn bởi một nhóm người có vũ trang xông vào trường quay.

Nhóm người này đeo khăn bịt mặt, hầu hết mặc đồ đen, được trang bị súng cỡ lớn. Ống kính trường quay ghi nhận tiếng súng nổ, tiếng quát nạt nhân viên đài của những kẻ đột nhập trước khi tín hiệu truyền hình bị cắt.

Ngay sau đó, cảnh sát quốc gia Ecuador tuyên bố trên mạng xã hội rằng đang sơ tán trường quay công lập ở thành phố Guayaquil, đồng thời khẳng định trong quá trình xác nhận tình hình nhân viên đài và "tái thiết lập trật tự".

Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ban hành t tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi trùm băng đảng tội phạm Adolfo Macias, người từng bị truy nã gắt gao nhất nước này, trốn ngục hôm 8-1.

Chờ chủ đi chợ

Hai con chó Boxer (hay chó võ sĩ) đang ngồi chờ chủ trong xe tại một trung tâm mua sắm ở khu đô thị Matulji, Croatia. Nổi tiếng là giống chó vui vẻ, nhưng nhìn hai cái mặt “chảy xệ” này thì có lẽ là chủ chúng đã đi hơi lâu! (Reuters/Marko Djurica)

Hai con chó giống Boxer đang ngồi chờ chủ trong xe tại một trung tâm mua sắm ở khu đô thị Matulji, Croatia. Nổi tiếng là giống chó vui vẻ, nhưng nhìn hai cái mặt “chảy xệ” này thì có lẽ là chủ chúng đã đi hơi lâu! (Reuters/Marko Djurica)


**********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn