Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 26 -9 -2023: Ukraina lại oanh kích bán đảo Crimée

Thứ Ba, 26 Tháng Chín 20235:42 SA(Xem: 1280)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 26 -9 -2023: Ukraina lại oanh kích bán đảo Crimée


HoaLucU

***************
rfi.fr

Ukraina lại phóng tên lửa oanh kích bán đảo Crimée

Thùy Dương

Tối thứ Hai 25/09/2023, quân đội Ukraina đã tấn công bằng tên lửa bán đảo Crimée, bị Nga sáp nhập. Thống đốc Sebastopol, Mikhail Razvozhayev, trên Telegram khẳng định « đẩy lùi một cuộc tấn công vào Crimée », và lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ một tên lửa của Ukraina gần sân bay quân sự Belbek.

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh vệ tinh cho thấy khói bốc lên từ tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải Nga, Crimée, bị tấn công, ngày 22/09/2023.
Ảnh vệ tinh cho thấy khói bốc lên từ tổng hành dinh Hạm đội Hắc Hải Nga, Crimée, bị tấn công, ngày 22/09/2023. via REUTERS - HANDOUT

Theo AFP, chính quyền Crimée dưới quyền kiểm soát của Nga tối hôm qua vào 20h57 đã phát báo động bị oanh kích trên toàn bán đảo. Các cuộc tấn công vào các vị trí của Nga ở Crimée ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây. Với vũ khí phương Tây tài trợ, Kiev hy vọng giành lại toàn bộ các vùng đang bị Nga chiếm đóng.

Cuối tuần qua, theo báo Pháp Le Monde,bà Iryna Verechtchouk, phó thủ tướng Ukraina chuyên trách tái hội nhập các lãnh thổ bị chiếm đóng, đã kêu gọi người dân Ukraina « rời khỏi bán đảo Crimée » cho đến khi nào lực lượng Ukraina giành lại được nơi này.

Cũng trong ngày hôm qua 25/09, phía Nga cho biết, các lực lượng phòng không đã vô hiệu hóa được 7 drone của Ukraina trên bầu trời Belgorod của Nga, gần biên giới với Ukraina, không có thiệt hại về nhân mạng. Bốn drone khác của Ukraina đã bị bắn hạ tại vùng Koursk, cũng gần biên giới hai nước.

Nga tiếp tục tấn công Ukraina bằng drone

Trong khi đó, sáng hôm nay không quân Ukraina thông báo, trong đêm hôm qua, Nga phóng tổng cộng 38 drone Shahed tấn công nhiều vùng của Ukraina, nhưng lực lượng Ukraina đã bắn hạ được 26 chiếc.

Trên mạng Telegram, lãnh đạo chính quyền quân sự vùng Kherson của Ukraina cho biết các đợt oanh kích của Nga vào tối qua làm 5 thường dân ở Kysselevka bị thương. Các drone Shahed của Nga cũng oanh kích thành phố cảng Izmaïl, miền nam Odessa, gần biên giới với Rumani, khiến hai người bị thương và làm hư hại cơ sở hạ tầng cảng Izmaïl. Thành phố Kryvyï Rig, thuộc vùng Dnipropetrovsk, miền tây Ukraina, cũng bị oanh kích bằng tên lửa nhưng không có thiệt hại nhân mạng, tình hình tại Nikopol cũng tương tự.


***********
rfi.fr

TT Pháp Macron thông báo quyết định rút đại sứ và quân đội ra khỏi Niger

Hai tháng sau khi quân đội Niger tiến hành đảo chính lật đổ tổng thống dân cử Mohamed Bazoum thân Paris, tổng thống Emmanuel Macron ngày hôm qua, 24/09/2023 đã thông báo quyết định cho rút đại sứ Pháp tại Niger về nước, và cho triệt thoái quân đội Pháp ra khỏi nước này trong những tháng tới.

Đăng ngày:

1 phút

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron  trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 và France 2, ngày 24/09/2023.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 và France 2, ngày 24/09/2023. © Ảnh chụp qua màn hình TV

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên hệ thống truyền hình Pháp tối hôm qua, tổng thống Macron cho biết : “Pháp đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình. Trong những giờ sắp tới, đại sứ của chúng ta và một số nhà ngoại giao sẽ trở lại Pháp”. Tổng thống Pháp tuy nhiên không đưa ra chi tiết về cách thức tổ chức việc này.

Ông Macron còn nói thêm là hợp tác quân sự với chính quyền Niger  đã “kết thúc” và quân đội Pháp sẽ bắt đầu rút quân trong “những tháng và tuần lễ sắp tới” và sẽ rút toàn bộ “vào cuối năm nay”.

Tập đoàn quân sự lên cầm quyền tại Niger sau cuộc đảo chánh ngày 26/07 đã nhanh chóng phản ứng. Trong một tuyên bố được đọc trên đài truyền hình quốc gia Niger, chính quyền quân sự đã đắc thắng cho rằng “Ngày Chủ Nhật này, chúng ta chào mừng một bước tiến mới cho chủ quyền của Niger”.

Bản tuyên bố còn nói thêm: “Đây là một thời khắc lịch sử, biểu thị quyết tâm và ý chí của người dân Niger”.

Như để nhấn mạnh đến quyết tâm chống Pháp của mình, tập đoàn quân sự nắm quyền tại Niger đã ra lệnh cấm “máy bay Pháp” bay qua không phận nước này. Thông tin được trang web Cơ Quan An Toàn Hàng Không vùng Châu Phi và Madagascar (ASECNA) đăng tải từ sáng sớm hôm qua.


**********

Tin tức thế giới 26-9: Mỹ, Ba Lan ký thỏa thuận cho vay quốc phòng 2 tỉ USD


Binh sĩ Ba Lan bước lên xe tăng Abrams M1A1 FEP trong cuộc diễn tập thử nghiệm, trước buổi trình diễn pháo binh thường niên ‘Lửa mùa thu 23’ tại một trường bắn quân sự ở Bemowo Piskie gần Orzysz, Ba Lan, ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Ba Lan bước lên xe tăng Abrams M1A1 FEP trong cuộc diễn tập thử nghiệm, trước buổi trình diễn pháo binh thường niên ‘Lửa mùa thu 23’ tại một trường bắn quân sự ở Bemowo Piskie gần Orzysz, Ba Lan, ngày 16-9 - Ảnh: REUTERS

* Mỹ, Ba Lan ký thỏa thuận cho vay quốc phòng 2 tỉ USD

Ngày 25-9, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã ký một thỏa thuận cho vay trực tiếp trị giá 2 tỉ USD để hỗ trợ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Ba Lan.

Theo Hãng tin Reuters, thỏa thuận tài trợ quân sự trên thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước giữa thời điểm Ba Lan tìm cách tăng cường lực lượng vũ trang sau khi Nga tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, khoản vay này sẽ được sử dụng để giúp thanh toán cho chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Ba Lan thông qua việc mua vũ khí từ Mỹ.

* Belarus khẳng định sẵn sàng hợp tác với Ba Lan

Theo Hãng tin BelTA, ngày 25-9, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố Minsk sẵn sàng hợp tác với phía Ba Lan để đảm bảo an ninh trong khu vực.

Bộ trưởng Khrenin lưu ý rằng các quốc gia láng giềng của Belarus đang lợi dụng truyền thông để tăng cường lực lượng ở khu vực biên giới, với phạm vi huấn luyện tác chiến và chiến đấu được mở rộng cũng như cơ sở hạ tầng quân sự đang phát triển.

Bộ trưởng Khrenin cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã mời các đối tác Ba Lan tham gia các cuộc tập trận Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO). Và bây giờ chúng tôi nói rằng chúng tôi sẵn sàng hợp tác với quân đội Ba Lan để đảm bảo an ninh trong khu vực".

* Nga bắn hạ drone của Ukraine trên vùng Belgorod, Kursk

Hai người phụ nữ nhìn ngôi nhà bị phá hủy trong các cuộc tấn công của Ukraine ở thị trấn Valuyki, vùng Belgorod, hồi tháng 7 vừa qua - Ảnh: AFP

Hai người phụ nữ nhìn ngôi nhà bị phá hủy trong các cuộc tấn công của Ukraine ở thị trấn Valuyki, vùng Belgorod, hồi tháng 7 vừa qua - Ảnh: AFP

Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết trên Telegram rằng các đơn vị phòng không Nga đã bắn hạ 7 máy bay không người lái của Ukraine trên khu vực phía nam Belgorod trong ngày 25-9.

Bộ Quốc phòng Nga sau đó cho biết lực lượng Nga đã phá hủy hai máy bay không người lái trên khu vực Kursk. Bộ này không cung cấp thông tin chi tiết về vụ tấn công.

Cả hai vùng Belgorod và Kursk đều giáp Ukraine.

* Chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ khiến xếp hạng tín dụng gặp rủi ro

Theo hãng xếp hạng tín dụng Moody's, nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa vào cuối tuần này trong bối cảnh bế tắc ở Quốc hội, xếp hạng tín dụng của nước này sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Moody's là tổ chức xếp hạng lớn duy nhất duy trì xếp hạng nợ công của Mỹ ở mức cao nhất. Cảnh báo từ Moody's cũng nhấn mạnh nguy cơ kinh tế tiềm tàng đối với Mỹ khi không đạt được thỏa thuận duy trì nguồn tài trợ cho chính phủ trước cuối tháng.

* Mỹ lên án vụ tấn công mới nhất vào Đại sứ quán Cuba

Ngày 25-9, Mỹ đã lên án vụ tấn công mới nhất vào Đại sứ quán Cuba ở Washington, trong đó một người đàn ông được cho là đã ném hai quả bom xăng Molotov vào đại sứ quán.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói với các phóng viên: "Tất cả các cuộc tấn công và đe dọa nhằm vào các cơ sở ngoại giao là không thể chấp nhận được".

Theo Hãng tin AFP, ông Miller cũng cam đoan Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đảm bảo an toàn và an ninh cho các cơ sở ngoại giao, cũng như các nhà ngoại giao làm việc tại đó.

* Ông Macron: Pháp sẽ "lấy lại quyền kiểm soát" giá điện

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: REUTERS

Ngày 25-9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định chính phủ của ông sẽ "lấy lại quyền kiểm soát" giá điện vào cuối năm nay.

Không nêu rõ từng bước thực hiện, ông Macron cho biết quyền sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Điện lực Pháp EDF và đội tàu hạt nhân sẽ giúp Pháp đạt được điều này.

"Vào tháng 10, chúng tôi sẽ có thể công bố giá điện phù hợp với khả năng cạnh tranh của chúng tôi", ông Macron nói, đồng thời cho biết thêm rằng giá điện mới sẽ áp dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

* Mỹ bắt giữ thành viên chủ chốt của IS ở Syria

Ngày 25-9, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết lực lượng của họ đã bắt giữ một thành viên quan trọng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), sau khi tiến hành một cuộc tấn công bằng trực thăng ở miền bắc Syria vào ngày 23-9.

"Abu Halil al-Fad'ani, một quan chức điều hành và hỗ trợ IS ở Syria, đã bị bắt trong cuộc đột kích. Al-Fad'ani được đánh giá là có mối quan hệ với toàn bộ mạng lưới IS trong khu vực", Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ tuyên bố.

Tút nhan sắc cho David

Nhân viên quét bụi và những mảnh vụn khỏi Tượng David nổi tiếng ở bảo tàng nghệ thuật Galleria dell'Accademia tại Florence, Ý vào ngày 25-9. Tượng David (1501 - 1504) là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo (tác phẩm còn lại là Pietà - Đức Mẹ sầu bi) - Ảnh: REUTERS

Nhân viên quét bụi và những mảnh vụn khỏi tượng David nổi tiếng ở Bảo tàng nghệ thuật Galleria dell'Accademia tại Florence, Ý vào ngày 25-9. Tượng David (1501 - 1504) là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo (tác phẩm còn lại là Pietà - Đức Mẹ sầu bi) - Ảnh: REUTERS



HoaLucU

*************
rfi.fr

TT Pháp Macron thông báo quyết định rút đại sứ và quân đội ra khỏi Niger

Trọng Nghĩa

Hai tháng sau khi quân đội Niger tiến hành đảo chính lật đổ tổng thống dân cử Mohamed Bazoum thân Paris, tổng thống Emmanuel Macron ngày hôm qua, 24/09/2023 đã thông báo quyết định cho rút đại sứ Pháp tại Niger về nước, và cho triệt thoái quân đội Pháp ra khỏi nước này trong những tháng tới.

Đăng ngày:

1 phút

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron  trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 và France 2, ngày 24/09/2023.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 và France 2, ngày 24/09/2023. © Ảnh chụp qua màn hình TV

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên hệ thống truyền hình Pháp tối hôm qua, tổng thống Macron cho biết : “Pháp đã quyết định triệu hồi đại sứ của mình. Trong những giờ sắp tới, đại sứ của chúng ta và một số nhà ngoại giao sẽ trở lại Pháp”. Tổng thống Pháp tuy nhiên không đưa ra chi tiết về cách thức tổ chức việc này.

Ông Macron còn nói thêm là hợp tác quân sự với chính quyền Niger  đã “kết thúc” và quân đội Pháp sẽ bắt đầu rút quân trong “những tháng và tuần lễ sắp tới” và sẽ rút toàn bộ “vào cuối năm nay”.

Tập đoàn quân sự lên cầm quyền tại Niger sau cuộc đảo chánh ngày 26/07 đã nhanh chóng phản ứng. Trong một tuyên bố được đọc trên đài truyền hình quốc gia Niger, chính quyền quân sự đã đắc thắng cho rằng “Ngày Chủ Nhật này, chúng ta chào mừng một bước tiến mới cho chủ quyền của Niger”.

Bản tuyên bố còn nói thêm: “Đây là một thời khắc lịch sử, biểu thị quyết tâm và ý chí của người dân Niger”.

Như để nhấn mạnh đến quyết tâm chống Pháp của mình, tập đoàn quân sự nắm quyền tại Niger đã ra lệnh cấm “máy bay Pháp” bay qua không phận nước này. Thông tin được trang web Cơ Quan An Toàn Hàng Không vùng Châu Phi và Madagascar (ASECNA) đăng tải từ sáng sớm hôm qua.


*************
voatiengviet.com

Mỹ chế tài các công ty Nga, Trung vì hỗ trợ quân sự cho Moscow

Reuters

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 25/9 áp đặt các hạn chế thương mại mới lên 11 công ty Trung Quốc và 5 công ty Nga, cáo buộc một số công ty trong nhóm này cung cấp linh kiện để chế tạo máy bay không người lái cho nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan giám sát chính sách xuất khẩu, đã bổ sung tổng cộng 28 công ty, trong đó có một số công ty Phần Lan và Đức, vào danh sách đen thương mại, khiến các nhà cung cấp Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc vận chuyển công nghệ cho các công ty này.

Chín trong số các công ty, bao gồm Asia Pacific Links của Trung Quốc và SMT-iLogic của Nga, được cho là đã tham gia vào kế hoạch cung cấp cho Trung tâm Công nghệ Đặc biệt, vốn đã có mặt trong danh sách đen, các bộ phận máy bay không người lái cho Tổng cục Tình báo Chính của Bộ Tổng tham mưu (GRU) của Nga.

Một cuộc điều tra của Reuters và iStories, một cơ quan truyền thông của Nga, phối hợp với Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh, một tổ chức tư vấn quốc phòng ở London, vào năm ngoái đã phát hiện ra một dấu vết hậu cần trải dài trên toàn cầu và kết thúc tại dây chuyền sản xuất máy bay không người lái Orlan thuộc Trung tâm Công nghệ Đặc biệt ở St. Petersburg, Nga.

Cuộc điều tra cho thấy nhà xuất khẩu Asia Pacific Links có trụ sở tại Hong Kong là một trong những nhà cung cấp quan trọng nhất cho chương trình máy bay không người lái của Nga. Công ty này cùng với công ty nhập khẩu SMT-iLogic là mục tiêu của đợt trừng phạt trước đó của Hoa Kỳ vào tháng 5.

Các công ty vừa kể không trả lời yêu cầu bình luận.

Theo Bộ Thương mại, sáu thực thể khác của Trung Quốc đã bị bổ sung vào danh sách đen vì bị cáo buộc mua sắm các linh kiện hàng không vũ trụ cho Công ty Sản xuất Máy bay Iran, vốn dùng để chế tạo máy bay không người lái mà Iran dùng để tấn công các tàu chở dầu ở Trung Đông và Nga dùng ở Ukraine.

Trung tâm Công nghệ Đặc biệt ở St. Petersburg, Nga, nơi từng sản xuất nhiều thiết bị giám sát cho chính phủ Nga và hiện tập trung vào máy bay không người lái cho quân đội, lần đầu tiên trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ sau khi cựu Tổng thống Barack Obama tuyên bố trung tâm này đã làm việc với tình báo quân đội Nga tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Hoa Kỳ đã mạnh tay dùng danh sách đen thương mại để nhắm mục tiêu vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc và cố gắng cản trở cuộc chiến của Nga ở Ukraine.


************

Hàng ngàn người rời bỏ Nagorno-Karabakh, Tổng thống Biden hứa hỗ trợ Armenia

Văn Khoa

Báo chí địa phương dẫn lời thanh tra Gegham Stepanyan của Nagorno-Karabakh cho hay một vụ nổ tại kho nhiên liệu trên một con đường bên ngoài thủ phủ của khu vực đã khiến hơn 200 người bị thương, theo Reuters.

Ông Stepanyan cho biết thêm hầu hết những người bị thương đều trong tình trạng nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng và cần được đưa ra khỏi khu vực khẩn cấp để điều trị. Hiện không rõ nguyên nhân của vụ nổ.

Vụ nổ trên xảy ra trong lúc hàng ngàn người chạy trốn khỏi khu vực ly khai Nagorno-Karabakh trong ngày 25.9, xếp hàng để lấy nhiên liệu và làm tắc nghẽn đường núi tới Armenia sau khi các chiến binh của họ bị Azerbaijan đánh bại trong chiến dịch quân sự chớp nhoáng ngày 19.9.

Hàng ngàn người từ Nagorno-Karabakh chạy sang Armenia, Tổng thống Biden gửi thư cho Thủ tướng Armenia - Ảnh 1.

Người tị nạn từ vùng Nagorno-Karabakh đến trung tâm lưu trú tạm thời ở thị trấn Goris ( Armenia) ngày 25.9

Reuters

Giới lãnh đạo của 120.000 người dân tộc Armenia đang sinh sống ở Nagorno-Karabakh hôm 24.9 cho Reuters hay họ không muốn sống như một phần của Azerbaijan và sẽ chuyển đến Armenia vì sợ bị đàn áp và thanh lọc sắc tộc.

Tại thủ phủ Nagorno-Karabakh, nơi Armenia gọi là Stepanakert và Azerbaijan gọi là Khankendi, nhiều người dân đang chất đồ đạc lên xe buýt và xe tải để đến Armenia.

Những người tị nạn đến Armenia cho hay họ tin rằng lịch sử của vùng ly khai Nagorno-Karabakh đã kết thúc. "Không ai quay trở lại... Tôi nghĩ chủ đề về Karabakh kết thúc vĩnh viễn từ bây giờ", Anna Agopyan, người đã đến Goris, một thị trấn biên giới ở Armenia, nói với Reuters.

Phe ly khai Nagorno-Karabakh buông vũ khí, Azerbaijan ngừng tấn công nhờ Nga trung gian

Trong thư do Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power chuyển cho Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh Mỹ sẽ hỗ trợ giải quyết các nhu cầu nhân đạo.

Ông Pashinyan nói với bà Power rằng "thật không may, quá trình thanh lọc sắc tộc đối với người Armenia ở Nagorno-Karabakh vẫn tiếp tục, đang diễn ra ngay bây giờ và đó là một thực tế rất bi thảm".

Hàng ngàn người từ Nagorno-Karabakh chạy sang Armenia, Tổng thống Biden gửi thư cho Thủ tướng Armenia - Ảnh 2.

Một thành viên của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Armenia hỗ trợ một người tị nạn từ vùng Nagorno-Karabakh đến trung tâm lưu trú tạm thời ở thị trấn Goris (Armenia) ngày 25.9

Reuters

Phía Azerbaijan đã nhiều lần phủ nhận mọi tuyên bố về việc thanh lọc sắc tộc và khẳng định các quyền của người Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ được đảm bảo. Trong khi đó, chính phủ Armenia ngày 25.9 cho hay ít nhất 6.650 người từ Nagorno-Karabakh đã vượt biên sang Armenia, theo Reuters.

Cuộc di cư ồ ạt như trên diễn ra sau khi Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 20.9 ca ngợi chiến dịch quân sự ngày 19.9 ở Nagorno-Karabakh là một thành công lớn, và tuyên bố chủ quyền đã được khôi phục đối với Nagorno-Karabakh.

Vùng Nagorno-Karabakh ban đầu tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan vào thập niên 1990, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, vùng đất ly khai này có cư dân đa số là người Armenia và được chính quyền Yerevan hậu thuẫn. Azerbaijan giành lại nhiều vùng tại Nagorno-Karabakh và xung quanh đó sau cuộc chiến năm 2020.


*********
voatiengviet.com

Mỹ tăng cường ‘ve vãn’ các đảo quốc Thái Bình Dương để đẩy lùi TQ

Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/9 gặp lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương tại thượng đỉnh Tòa Bạch Ốc lần thứ nhì chỉ trong hơn một năm, một phần của ‘chiến dịch mê hoặc’ nhằm hạn chế sự xâm nhập sâu hơn của Trung Quốc vào khu vực chiến lược mà Washington từ lâu đã coi là sân sau của mình.

Trước khi chào đón các lãnh đạo, ông Biden tuyên bố Hoa Kỳ công nhận về mặt ngoại giao đối với hai quốc đảo Thái Bình Dương nữa là Quần đảo Cook và Niue.

“Hoa Kỳ cam kết đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, thịnh vượng và an toàn. Chúng tôi dốc lòng hợp tác với tất cả các nước quanh bàn họp này để đạt được mục tiêu đó,” ông Biden tuyên bố tại lễ đón tiếp.

Tổng thống Biden cam kết sẽ làm việc với Quốc hội để cung cấp thêm 200 triệu đô tài trợ cho khu vực nhắm vào các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và cải thiện sức khỏe cộng đồng, theo loan báo từ phía Mỹ.

Một tuyên bố chung cho biết các bên đã đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác vào năm 2025 và các giao tiếp chính trị hai năm một lần sau đó.

Mỹ muốn giúp các quốc đảo đẩy lùi Trung Quốc

Tổng thống Biden cho biết việc công nhận Quần đảo Cook và Niue là các quốc gia có chủ quyền và độc lập sẽ “cho phép chúng ta mở rộng phạm vi của mối quan hệ đối tác lâu dài này khi chúng ta tìm cách giải quyết những thách thức quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân chúng ta.”

Tổng thống Biden giới thiệu Thủ tướng Quần đảo Cook tại thượng đỉnh với giới lãnh đạo các đảo Thái Bình Dương tại Toà Bạch Ốc, Washington, 25/9/2023.

Tổng thống Biden giới thiệu Thủ tướng Quần đảo Cook tại thượng đỉnh với giới lãnh đạo các đảo Thái Bình Dương tại Toà Bạch Ốc, Washington, 25/9/2023.

Đại diện của tất cả 18 thành viên trong Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) đều tham dự hội nghị thượng đỉnh này, nhưng không phải tất cả đều ở cấp lãnh đạo.

Thủ tướng Quần đảo Solomon, Manasseh Sogavare, người có mối quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc, đã không tham dự và một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết Mỹ ‘thất vọng’ vì điều này.

Washington dường như không đạt được tiến bộ nào trong việc cung cấp nguồn tài trợ cơ sở hạ tầng đáng kể và viện trợ mở rộng cho Solomon. Ông Sogavare đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 7, công bố một thỏa thuận trị an với Bắc Kinh được xây dựng dựa trên hiệp ước an ninh được ký năm ngoái.

Tòa Bạch Ốc vào năm ngoái cho biết Mỹ sẽ đầu tư hơn 810 triệu đô vào các chương trình mở rộng để viện trợ các đảo Thái Bình Dương.

Fiji hoan nghênh sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực vì giúp Thái Bình Dương ‘an toàn hơn’, nhưng Kiribati, một trong những quốc đảo xa xôi nhất ở Thái Bình Dương, cho biết năm nay họ có kế hoạch nâng cấp một đường băng thời Đệ nhị Thế chiến với sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Washington năm nay đã gia hạn các thỏa thuận với Palau và Micronesia, cho phép Mỹ được tiếp cận quân sự độc quyền tới các khu vực chiến lược ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Mỹ chưa đạt được điều tương tự tại Quần đảo Marshall. Đảo quốc này muốn có thêm tiền để giải quyết di sản của vụ thử hạt nhân quy mô lớn của Mỹ vào những năm 1940 và những năm 50.


**************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn