Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 14 -9 -2023

Thứ Năm, 14 Tháng Chín 20234:20 SA(Xem: 1576)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 14 -9 -2023
HoaLuc 5
**************
rfi.fr

Đức không nhận người di cư từ Ý « cho đến khi có thông báo mới »

Thanh Hiếu

Theo hãng tin AFP, hôm qua, 13/09/2023, người phát ngôn của bộ Nội Vụ Đức cho biết chính phủ Berlin từ chối tiếp nhận di dân từ Ý được phân bổ theo “Cơ chế đoàn kết tự nguyện”, do nước Đức đang chịu một "áp lực di cư mạnh mẽ" và do chính phủ Ý thiếu hợp tác.

Đăng ngày:

2 phút

Tại Trung tâm tiếp nhận ban đầu dành cho người xin tị nạn (ZABH - Central Initial Reception Facility for Asylum Seekers) ở bang Brandenburg, Đức. Ảnh chụp ngày 06/10/2021.
Tại Trung tâm tiếp nhận ban đầu dành cho người xin tị nạn (ZABH - Central Initial Reception Facility for Asylum Seekers) ở bang Brandenburg, Đức. Ảnh chụp ngày 06/10/2021. AP - Patrick Pleul

Từ nhiều năm qua, Ý vẫn là điểm đến đầu tiên của người di cư từ Bắc Phi sang châu Âu. Theo số liệu của chính phủ Roma, số người đến lãnh thổ Ý kể từ tháng 1 năm nay đã lên đến gần 124.000 người, so với 65.500 người trong cùng kỳ năm 2022. Thủ tướng Giorgia Meloni tuyên bố các trại tị nạn của Ý đã không còn khả năng tiếp nhận và liên tục yêu cầu hỗ trợ từ Liên Hiệp Châu Âu và các nước thành viên.

Từ Berlin thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

Theo cơ chế này, 10.000 di dân đến các bờ biển những nước nam Âu, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, sẽ được chuyển sang các nước khác dựa trên cơ sở tự nguyện. Đức đã tiếp nhận quá nửa trên tổng số 3.500 di dân, nhiều hơn so với các nước khác.

Nhưng đối với Berlin, cơ chế ''đoàn kết tự nguyện'' này phải đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng di cư bất hợp pháp sang Đức và phải tuân thủ Quy định Dublin, theo đó quốc gia nơi người di cư đến đầu tiên phải xử lý đơn xin tị nạn của họ. Nếu đương sự đến một quốc gia châu Âu khác, họ phải được gửi trở lại quốc gia đầu tiên, nơi có thẩm quyền quản lý hồ sơ của họ.

Berlin đã yêu cầu gửi lại Ý 12.000 người trong 8 tháng đầu năm, nhưng chỉ mới có 10 trường hợp được Roma chấp nhận. Đức đang phải đối mặt với áp lực di cư đáng kể, với 200.000 người nộp đơn xin tị nạn kể từ đầu năm. Chính phủ Đức lấy làm tiếc về sự thiếu hợp tác của Ý và do đó dừng việc tiếp nhận tự nguyện những người di cư khác đến từ Ý.


*************
rfi.fr

Tân thủ tướng Cam Bốt Hun Manet công du Trung Quốc

Thùy Dương

Tân thủ tướng Cam Bốt Hun Manet chiều hôm nay, 14/09/2023, đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN cho biết thủ tướng Cam Bốt Hun Manet sẽ gặp chủ tịch  Tập Cận Bình và nhiều quan chức hàng đầu khác của Trung Quốc.

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh minh họa : Tân thủ tướng Cam Bốt Hun Manet (P) gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) tại Phnom Penh, ngày 13/08/2023.
Ảnh minh họa : Tân thủ tướng Cam Bốt Hun Manet (P) gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) tại Phnom Penh, ngày 13/08/2023. AFP - KOK KY

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh, trong cuộc họp báo thường nhật, thông báo thủ tướng Cam Bốt Hun Manet có chuyến thăm ba ngày, từ 14 đến 16/09, theo lời mời của thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Đây là chuyến công du chính thức đầu tiên của tân thủ tướng Cam Bốt kể từ khi ông nhậm chức, nếu không kể đến chuyến đi dự thượng đỉnh ASEAN tại Jakarta, Indonesia, hồi tuần trước. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, điều này cho thấy Phnom Penh đề cao tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ giữa hai nước.

Đối với bà Mao Ninh, chuyến công du của thủ tướng Hun Manet sẽ « có lợi cho quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện trong tương lai giữa Trung Quốc và Cam Bốt », trong bối cảnh năm 2023 là tròn 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Phnom Penh và Bắc Kinh.

Trả lời truyền thông tại sân bay quốc tế Phnom Penh hôm nay, Meas Sophorn, phát ngôn viên của thủ tướng Cam Bốt, cho biết ông Hun Manet sẽ đến chào xã giao chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với thủ tướng Lý Cường và chủ tịch Quốc Hội Triệu Lạc Tế. Theo dự kiến, ông Hun Manet sau đó sẽ tới thành phố Nam Ninh, miền nam Trung Quốc, dự Triển lãm ASEAN-Trung Quốc lần thứ 20.

AFP nhắc lại là hồi tháng 08, mới nhậm chức thủ tướng, khi tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phnom Penh, ông Hun Manet đã tái khẳng định « quan điểm không thay đổi » của chính phủ Cam Bốt về chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và cam kết không can dự vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Dưới thời thủ tướng tiền nhiệm Hun Sen (cha của ông Hun Manet), Cam Bốt là đồng minh chính của Bắc Kinh trong khu vực Đông Nam Á. Trong gần 40 năm Hun Sen điều hành đất nước, Cam Bốt đã tiếp nhận nhiều đầu tư của Trung Quốc.


************
voatiengviet.com

Ukraine kêu gọi tiếp tế quân sự để chiến đấu với Nga

VOA News

Các quan chức Ukraine trong tuần này tiếp tục kêu gọi đồng minh cung cấp thêm thiết bị quân sự và vật tư để chiến đấu với Nga xâm lược.

Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trong chuyến thăm Kyiv của bà, Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, cho biết ông đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đưa phi đạn hành trình Taurus tới Ukraine càng sớm càng tốt, Reuters đưa tin.

“Dù sao các bạn cũng sẽ làm điều đó, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, và tôi không hiểu tại sao chúng ta lại lãng phí thời gian. Chúng tôi lẽ ra đã có thể đạt được nhiều hơn và cứu được nhiều mạng sống của binh lính và dân thường Ukraine hơn nếu chúng tôi có Taurus”, ông Kuleba nói trong khi trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo chung

Ông Kuleba cũng yêu cầu phi đạn tầm xa ATACMS. Như các phương tiện truyền thông đưa tin trong tuần này, chính quyền Mỹ sắp đưa ra quyết định cung cấp cho Ukraine Hệ thống phi đạn chiến thuật của quân đội ATACMS.

Ông Robert Hamilton, giám đốc Chương trình Á-Âu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, nói với đài VOA rằng ACTAMS sẽ cung cấp cho Ukraine “những khả năng phi thường”. Nhà phân tích tin rằng điều đó sẽ cho phép Lực lượng vũ trang Ukraine làm suy yếu thêm hoạt động hậu cần của Nga.

Mặc dù đối mặt với ưu thế quân sự của Nga, Ukraine đang tiến chậm và ổn định ở phía đông và phía nam, giải phóng lãnh thổ mà lực lượng Nga chiếm đóng năm ngoái.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller hôm 11/9 nói rằng Ukraine tiếp tục cho thấy những kết quả rõ ràng trong việc chiếm lại các khu vực từ tay người Nga.

“Rõ ràng, chiến tranh là khó khăn và quân đội Ukraine đang phải đối mặt với các lực lượng cố thủ, trong chiến hào của Nga. Nhưng... chúng tôi tiếp tục đánh giá rằng Ukraine đang đạt được tiến bộ trong cuộc phản công và chúng tôi tin tưởng vào khả năng lực lượng của họ”, ông Miller nói.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Hanna Maliar, nói với đài VOA rằng kể từ khi bắt đầu chiến dịch phản công cách đây ba tháng, lực lượng Ukraine đã giành lại được gần 270 km vuông lãnh thổ.

Các quan chức Ukraine cùng với nhiều chuyên gia quân sự liên kết tiến độ phản công chậm chạp với sự kháng cự mạnh mẽ của Nga và tốc độ chậm hoặc thậm chí miễn cưỡng của các đối tác phương Tây trong việc cung cấp cho Ukraine những gì họ cần để đẩy lùi lực lượng Nga.

Bà Maliar nói: “Khoa học quân sự nói rằng bạn chỉ có thể tấn công nếu bạn có nhiều vũ khí và nhiều quân hơn người mà bạn đang tấn công”. Bà nói Ukraine có ít máy bay chiến đấu hơn Nga và có ít vũ khí hơn đáng kể.

“Tuy nhiên, chúng tôi đã mạo hiểm khi ưu thế của kẻ thù không được đo bằng km hay mét, mà bằng chính ưu thế quân sự, và chúng tôi vẫn đang tiến lên trong điều kiện như vậy, trái với khoa học quân sự.”

Các quan chức quân sự Ukraine nói với đài VOA rằng Nga đang khiến Ukraine phải hứng chịu pháo kích dữ dội gấp 10 lần mức mà Ukraine có thể chống trả một cách hiệu quả, chủ yếu là do thiếu đạn dược.

Mới tuần trước, tại các khu vực mặt trận phía đông Bakhmut, Avdiyivka, Maryinka, Lyman và Kupyansk, Nga đã bắn phá Ukraine 8 đến 10 lần mỗi ngày. Một quan chức quân sự Ukraina nói với đài VOA rằng “có 8.000 quả pháo từ phía Nga, tổng cộng là 380.000 quả”.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Andriy Zahorodniuk cho biết những thách thức mà Ukraine đang phải đối mặt là hoàn toàn chưa từng có. Một trong số đó là tuyến phòng thủ của Nga. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong thời gian chiếm đóng, Nga đã xây dựng ba tuyến phòng thủ trên lãnh thổ chiếm đóng và rải mìn thành ba lớp.

Bà giải thích, việc rà phá bom mìn đôi khi phải được thực hiện thủ công và binh lính Ukraine phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt để thực hiện việc rà phá bom mìn trong cuộc tấn công. Bà nhấn mạnh rằng “ở Ukraine thực sự có nhu cầu rất lớn về toàn bộ hoạt động rà phá bom mìn”.

Một yếu tố khác góp phần khiến tiến độ chậm lại là việc Ukraine không có khả năng tự vệ từ trên không. “Không có nơi nào an toàn ở Ukraine,” bà Maliar nói, bởi vì người Nga phóng phi đạn trên toàn bộ lãnh thổ mỗi ngày.

Mặc dù các hệ thống Patriot do Mỹ cung cấp đã giúp cứu sống nhiều người nhưng số lượng chúng chỉ đủ để bảo vệ thủ đô và một số cơ sở chiến lược. Để tạo sự khác biệt trên tiền tuyến, Ukraine cần máy bay quân sự, như F-16.

Phó tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng David Allvin, nói với các thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm 12/9 rằng máy bay F-16 sẽ rất quan trọng đối với Ukraine về lâu dài khi Không quân Ukraine tích hợp đầy đủ máy bay chiến đấu mới vào lực lượng vũ trang của mình.

Bất chấp mọi thách thức, người Ukraine vẫn kiên quyết nỗ lực giải phóng lãnh thổ của mình. Giám đốc tình báo quân sự Ukraine, Kyrylo Budanov, phát biểu tại một hội nghị ở Kyiv ngày 9/9: “Các hoạt động chiến đấu sẽ tiếp tục bằng cách này hay cách khác. Trong cái lạnh, ẩm ướt và bùn lầy, việc chiến đấu càng khó khăn hơn. Cuộc chiến sẽ tiếp tục. Cuộc phản công sẽ tiếp tục”, ông Budanov nói.

Binh lính và xã hội Ukraine đang mong chờ chiến tranh kết thúc, nhưng họ không mong muốn đóng băng đường xung đột, một thành viên ủy ban quốc phòng tại quốc hội Ukraine Solomiya Bobrowska nói với VOA.

Bà chỉ ra rằng Nga không có dấu hiệu thay đổi mục tiêu chinh phục Ukraine. Nga đang tăng cường sản xuất đạn dược.

“Điện Kremlin đang cho thế giới thấy và ra hiệu cho các đối tác phương Tây của chúng tôi rằng họ đã sẵn sàng chạy marathon. Họ có nguồn lực để chiến đấu, nhưng không chỉ chiến đấu với Ukraine mà còn với thế giới phương Tây, vì đó vẫn là một trong những kẻ thù lớn nhất của họ”, một nghị sĩ Ukraine nói.

Bà tin chắc rằng nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ý định chiếm Ukraine vì điều đó mang tính sống còn đối với họ. Và người Ukraine đang đấu tranh cho sự tồn tại của một quốc gia.


***********

Mỹ thông qua thương vụ bán F-35 cho Hàn Quốc


Mỹ thông qua thương vụ bán F-35 cho Hàn Quốc - Ảnh 1.

Các tiêm kích F-35 của Mỹ tại một căn cứ ở bang Utah

REUTERS

Hãng AFP ngày 14.9 đưa tin Mỹ vừa thông qua kế hoạch bán thêm số tiêm kích tàng hình F-35 trị giá 5 tỉ USD cho Hàn Quốc, trong bối cảnh căng thẳng với CHDCND Triều Tiên gia tăng.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo với quốc hội về việc thông qua kế hoạch bán 25 chiếc F-35 do hãng Lockheed Martin chế tạo, cũng như về các động cơ và thiết bị liên quan.

"Thương vụ này sẽ cải thiện khả năng của Hàn Quốc trong việc đối phó các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách cung cấp khả năng phòng thủ đáng tin cậy để răn đe trong khu vực và đảm bảo khả năng tương tác với các lực lượng Mỹ", theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cơ quan này cho biết thêm rằng việc bán thiết bị và hỗ trợ này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng quân sự cơ bản trong khu vực.

Hàn Quốc đã vận hành tiêm kích F-35 từ năm 2018. Mỹ chỉ bán máy bay này cho các đối tác thân cận nhất của mình, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình F-35 sau khi mua hệ thống phòng thủ tên lửa từ Nga.

Thương vụ này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục gia tăng với Triều Tiên, khi Bình Nhưỡng tiến hành các vụ thử tên lửa mới nhất.

Ông Kim Jong-un đến Nga, hội đàm với Tổng thống Putin

Mỹ đã tăng cường hợp tác 3 bên với Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh là nơi đồn trú của quân đội Mỹ.

Trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng trước tại Trại David gần Washington D.C, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hứa sẽ hợp tác chặt chẽ hơn về vấn đề Triều Tiên và các thách thức khác.


********

Tin tức thế giới 14-9: Google chi nhiều tiền để độc quyền; Mỹ cắt viện trợ Ai Cập, cho Đài Loan


Google đang phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thế kỷ 21 - Ảnh: REUTERS

Google đang phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thế kỷ 21 - Ảnh: REUTERS

Google bị tố chi 10 tỉ USD/năm để nắm 90% thị trường

Google đang phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thế kỷ 21. Cụ thể, chính quyền Mỹ cho biết Alphabet Inc (công ty mẹ của Google) đã trả 10 tỉ USD mỗi năm cho các đối tác như nhà mạng như AT&T, nhà sản xuất điện thoại Apple, nhà thiết lập trình duyệt web Mozilla (Firefox) để giữ thị phần công cụ tìm kiếm của mình ở mức gần 90%.

Cựu quản lý Chris Barton cho biết số lượng nhân sự chuyên trách việc giành vị thế mặc định với các nhà mạng Mỹ đã tăng lên đáng kể trong thời gian ông làm việc (từ năm 2004 đến 2011).

Trên Linkedin, ông Barton cho biết ông chịu trách nhiệm lãnh đạo các mối quan hệ đối tác của Google với nhà mạng AT&T và Verizon. Ông này tính toán các giao dịch có thể "mang lại doanh thu hàng trăm triệu USD".

Điều này diễn ra khi Google nhận ra tiềm năng phát triển của các thiết bị di động cầm tay và các phiên bản đầu tiên của điện thoại thông minh.

auto-user-sync?_fw_gdpr=0&_fw_gdpr_consent=user-matching?id=2545&_fw_gdpr=0&_fw_gdpr_consent=

Theo ông Barton, trong các thỏa thuận chia sẻ doanh thu với các nhà cung cấp dịch vụ di động và nhà sản xuất điện thoại thông minh Android, Google đã yêu cầu tìm kiếm của mình phải là tìm kiếm mặc định và độc quyền.

Nga bắn rơi drone Ukraine ở vùng Bryansk

Theo Hãng tin Reuters ngày 13-9, thống đốc khu vực Bryansk ở miền nam nước Nga, ông Alexander Bogomaz cho biết đơn vị phòng không của nước này đã bắn hạ 2 drone Ukraine trong vùng.

Không có thiệt hại nào được ghi nhận từ vụ việc.

Lữ đoàn phòng không của Ukraine ở Kharkov - Ảnh: PRAVDA

Lữ đoàn phòng không của Ukraine ở Kharkov - Ảnh: PRAVDA

Trong khi đó vào đêm 13-9, Ukraine đã báo cáo một làn sóng drone Shahed do Nga triển khai đang nhắm đến vùng Odessa. Ukraine đã kêu gọi người dân tìm nơi trú ẩn trong trường hợp có cảnh báo không kích.

Tính đến 18h ngày 13-9, Ukraine cho biết ghi nhận 80 cuộc không kích đã được Nga thực hiện nhắm vào nước này trong ngày, theo Hãng tin Pravda (Ukraine).

Mỹ cắt viện trợ 85 triệu USD cho Ai Cập

Theo Hãng tin Reuters, Mỹ có kế hoạch rút lại 85 triệu USD viện trợ quân sự cho Ai Cập vì Cairo không đáp ứng được các điều kiện của Washington, trong đó có yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Khoản viện trợ này sẽ được chuyển tới Đài Loan (55 triệu USD) và Lebanon (30 triệu USD). Ngoài ra, thượng nghị sĩ Chris Murphy của Đảng Dân chủ đang kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden cắt thêm 235 triệu USD khác.

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã viện trợ cho Ai Cập khoảng 1,3 tỉ USD mỗi năm để mua các hệ thống và dịch vụ vũ khí của Mỹ. Khoản viện trợ này phần lớn là kết quả của hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel năm 1979.

Nga, Ấn tăng cường hợp tác trên biển

Bộ Cảng, Vận tải và Đường thủy Ấn Độ ngày 13-9 cho biết sẽ cùng Nga khám phá Tuyến đường bờ biển phía Bắc (NSR), Hành lang hàng hải phía Đông (EMC) trong nỗ lực mở rộng hợp tác hàng hải.

Ngoài ra, hai nước cũng đồng ý đào tạo thuyền viên ở Bắc Cực và vùng biển Bắc Cực tại Viện Đào tạo hàng hải Nga ở Vladivostok.

Quyết định được đưa ra sau cuộc gặp ngày 13-9 ở Vladivostok giữa Bộ trưởng Liên minh Cảng, Vận tải và Đường thủy Ấn Độ - ông Shri Sarbananda Sonowal và Bộ trưởng Liên bang Nga về Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực - ông Chekunkov - ở Vladivostok, Nga.

Thái Lan miễn thị thực cho du khách Trung Quốc

Theo Hãng tin AFP ngày 13-9, khách du lịch Trung Quốc sẽ được miễn thị thực vào Thái Lan trong khoảng thời gian từ ngày 25-9-2023 đến 29-2-2024. Sau đó, Thái Lan sẽ đánh giá việc này có bất kỳ tác động nào với nền kinh tế hay không.

Ngành du lịch Thái Lan chiếm gần 20% GDP nhưng đã gặp khó khăn kể từ đại dịch COVID-19. Đặc biệt, du khách Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn trong số du khách đến Thái Lan với khoảng 11 triệu lượt người đã đến du lịch trong năm 2019. Tuy nhiên, số người quay lại du lịch đã giảm tốc đáng kể.

Số người chết vì lũ lụt ở Libya có thể lên tới 20.000

Theo thị trưởng Abdulmenam Al-Ghaithi, số người chết vì lũ lụt ở thành phố Derna sau trận lũ thảm họa có thể lên tới 18.000 - 20.000 người vì có nhiều quận trong khu vực đã bị "xóa sổ".

Cảnh hoang tàn ở Derna sau cơn bão, ảnh chụp ngày 13-9 - Ảnh: REUTERS

Cảnh hoang tàn ở Derna sau cơn bão, ảnh chụp ngày 13-9 - Ảnh: REUTERS

Lũ lụt xảy ra tại thành phố Derna sau khi bão Daniel gây mưa lớn và làm vỡ đập trên sông, "quét sạch toàn bộ khu dân cư cùng cư dân của họ xuống biển".

Cơn bão này đổ bộ vào Libya hôm 10-9 sau khi tấn công Hy Lạp, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ.


***********
voatiengviet.com

Nhật nâng cao quan hệ an ninh với Đài Loan, có khả năng chọc giận Trung Quốc

Reuters

Nhật Bản bổ nhiệm một quan chức chính phủ làm tùy viên quốc phòng trên thực tế tại Đài Loan, bốn nguồn tin cho biết, nâng cao quan hệ an ninh trong một động thái có thể khiến Trung Quốc tức giận, quốc gia vốn tuyên bố hòn đảo dân chủ, chiến lược này là của riêng mình.

Nhật Bản không có bất kỳ cơ quan đại diện ngoại giao chính thức nào ở Đài Loan mà thay vào đó xử lý các mối quan hệ song phương thông qua Hiệp hội Trao đổi Nhật Bản-Đài Loan ở Đài Bắc, nơi có nhân viên chủ yếu là các quan chức của Bộ Ngoại giao và Thương mại được bổ nhiệm lại. Tuy nhiên, vai trò tùy viên quốc phòng cho đến nay vẫn do một sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã nghỉ hưu đảm nhiệm để tránh gây phản cảm với Trung Quốc.

Các nguồn tin cho biết ông đã đi cùng một quan chức do Bộ Quốc phòng cử đến để tăng cường thu thập thông tin và liên lạc với quân đội Đài Loan.

Một trong những người biết về việc bổ nhiệm nói, đây cũng là “biểu tượng” cho sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với Đài Loan. Ông nói thêm: “Đài Loan đã yêu cầu một quan chức quốc phòng đang làm nhiệm vụ đảm nhận vị trí này”.

Động thái này đã bị dừng lại vào năm ngoái sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin về kế hoạch vừa kể, cho thấy quan ngại của Tokyo về phản ứng từ Bắc Kinh.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói họ sẽ chỉ theo đuổi các mối quan hệ “phi chính phủ” với Đài Loan, thuộc địa của Nhật Bản từ năm 1895-1945, nằm trong giới hạn của tuyên bố chung năm 1972 công nhận Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Đài Loan từ chối bình luận khi được hỏi về tùy viên quốc phòng mới nhưng cho biết họ “sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác sâu sắc hơn với các đối tác có cùng quan điểm như Nhật Bản”.

Người phát ngôn các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Chen Binhua cho biết Bắc Kinh phản đối “bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa khu vực Đài Loan của Trung Quốc với các quốc gia mà Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao”.

“Trung Quốc kêu gọi phía Nhật Bản rút ra bài học từ lịch sử, tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc...và thận trọng trong lời nói cũng như hành động về vấn đề Đài Loan”, ông Chen nói trong cuộc họp báo ngày 13/9 khi trả lời câu hỏi của Reuters.

Quan tâm

Sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh xung quanh hòn đảo, vốn chỉ cách lãnh thổ Nhật Bản 100 km, đã khiến Tokyo lo lắng. Họ lo lắng về việc bị lôi kéo vào bất kỳ cuộc xung đột nào cũng có thể đe dọa các tuyến đường biển gần đó, nơi cung cấp phần lớn dầu mỏ cho Nhật Bản.

Đầu tuần này, Đài Loan cho biết một đội tàu hải quân Trung Quốc do tàu sân bay Sơn Đông dẫn đầu đã đi qua 60 hải lý tính từ bờ biển Đài Loan trên đường tới tây Thái Bình Dương.

Mối lo ngại về những hoạt động như vậy đang thúc đẩy những lời kêu gọi Nhật Bản tăng cường liên kết an ninh với Đài Loan, bao gồm cả việc liên lạc trực tiếp giữa quân đội với quân đội để có thể giúp Nhật Bản lên kế hoạch cho một tình huống bất ngờ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể coi bất kỳ sự nâng cấp quan hệ nào là một nỗ lực nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của mình.

Vào tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đáp trả chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là bà Nancy Pelosi bằng các cuộc tập trận bao gồm các cuộc tấn công phi đạn vào vùng biển gần các đảo của Nhật Bản.

Bốn tháng sau, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida công bố kế hoạch xây dựng quân đội lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ hai, với việc tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong 5 năm để chi trả cho phi đạn tấn công tầm xa, phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến và dự trữ đạn dược cùng các phụ tùng thay thế cần có trong một cuộc xung đột kéo dài.

Trong bản đánh giá an ninh quốc gia đi kèm, chính phủ của ông cho biết hòa bình ở eo biển Đài Loan là điều cần thiết cho sự ổn định quốc tế.

Trung Quốc đã chỉ trích Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia phương Tây khác vì đã áp dụng cái mà họ gọi là tâm lý Chiến tranh lạnh.

Cho đến nay, chưa có quan chức cấp cao nào của chính phủ Nhật Bản đến thăm Đài Loan, nhưng một số nhà lập pháp đã đến đó trong những tháng gần đây nhằm mở rộng các chuyến đi không chính thức, thể hiện sự ủng hộ đối với hòn đảo này.


*************

Chiến sự ngày 567: Ukraine tấn công Crimea

Văn Khoa

Phó thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov ngày 13.9 nói rằng hơn 100 cơ sở hạ tầng cảng đã bị hư hại trong những cuộc tấn công của Nga vào các cảng thuộc Ukraine kể từ ngày 18.7, theo Reuters.

Chiến sự ngày 567: Ukraine tấn công Crimea; Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố rắn - Ảnh 1.

Các xe bốc cháy trong một cuộc tấn công bị cho là do Nga tiến hành ở tỉnh Odessa thuộc miền nam Ukraine

Reuters

Ông Kubrakov còn nói rằng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã giảm gần 3 triệu tấn mỗi tháng kể từ ngày 18.7, một ngày sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở biển Đen được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.

Đến khuya 13.9 chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với cáo buộc trên của Ukraine.

Xem nhanh: Ngày 566 chiến dịch, Ukraine sẵn sàng xung đột kéo dài, tập kích Crimea dữ dội

Ukraine dùng tên lửa Anh cung cấp trong cuộc tấn công vào Crimea?

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng một xưởng tàu ở Sevastopol đã bốc cháy vào sáng sớm 13.9, sau khi Ukraine tấn công cơ sở này bằng tên lửa và tấn công các tàu thuộc Hạm đội Biển Đen bằng thuyền không người lái khi chúng đang di chuyển trên biển, theo Hãng tin TASS.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố hệ thống phòng không nước này đã tiêu diệt 7 trong số 10 tên lửa hành trình nhắm vào xưởng tàu Ordzhonikidze, đồng thời tàu tuần tra Vasily Bykov đã phá hủy toàn bộ 3 thuyền không người lái của Ukraine. Do trúng tên lửa, 2 tàu đang được sửa chữa tại xưởng đã bị hư hại.

Chiến sự ngày 567: Ukraine tấn công Crimea; Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố rắn - Ảnh 2.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy một tàu Nga bị hư hỏng sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine vào Sevastopol thuộc bán đảo Crimea ngày 13.9

Reuters

Sau đó cùng ngày, giới chức Ukraine xác nhận nước này đã thực hiện cuộc tấn công nói trên. 

Quân đội Ukraine cũng công khai nhận trách nhiệm, điều mà họ thường không làm đối với các vụ tấn công xảy ra ở Crimea hay trên lãnh thổ Nga.

Ukraine gây thiệt hại lớn cho hải quân Nga trong trận tập kích vào Crimea

"Vào sáng 13.9, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công thành công nhắm vào tài sản hải quân và hạ tầng cảng... tại xưởng tàu ở Sevastopol", quân đội Ukraine tuyên bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram, theo Reuters. Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014.

Sau đó, một quan chức cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Andriy Yusov, cho rằng một tàu đổ bộ lớn và một tàu ngầm của Nga bị tấn công trong đêm vào cảng Sevastopol có thể đã bị hư hỏng đến mức không thể sửa chữa được nữa, theo Reuters.

Đây có thể là vụ tấn công lớn nhất của Kyiv nhắm vào Crimea kể từ khi chiến sự bùng nổ hồi tháng 2.2022. Hiện chưa rõ loại tên lửa nào đã được Kyiv sử dụng trong vụ tấn công Sevastopol, nơi cách cảng Odessa ở miền nam Ukraine khoảng 300 km.

Trong khi đó, cựu thuyền trưởng hải quân Ukraine Andriy Ryzhenko cho rằng Ukraine có thể đã sử dụng tên lửa chống hạm nội địa Neptune và cũng khả năng đã sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp. Đài Sky News thì dẫn một số nguồn tin giấu tên cho hay Storm Shadow đã được sử dụng trong cuộc tấn công mới.

Ukraine khoe có tên lửa tầm bắn 1.500 km

Đức chuyển thêm 20 xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine

Chính phủ Đức ngày 13.9 thông báo nước này đã cung cấp cho Ukraine 20 xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder, thiết bị trinh sát và giám sát, đạn dược và các phương tiện khác trong đợt hỗ trợ quân sự mới nhất dành cho Kyiv, theo trang The Kyiv Independent.

Đợt chuyển giao lần này còn bao gồm một hệ thống giám sát Satcom, 20 máy bay không người lái trinh sát RQ-35 HEIDRUN, 10 hệ thống phát hiện máy bay không người lái và hai xe rà phá bom mìn WISENT.

Tính đến nay, Đức đã cung cấp cho Ukraine 60 chiếc IFV Marder. Trong đó có 20 chiếc được gửi từ kho của quân đội Đức và 40 chiếc từ nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall.

Trong tháng trước, Berlin đã ký hợp đồng với Rheinmetall để trang bị lại và cung cấp thêm 40 chiếc Marder cho Ukraine trong khuôn khổ gói viện trợ mới nhất được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lithuania vào giữa tháng 7.

Ukraine nói Đức 'lãng phí thời gian' khi chưa gửi tên lửa tầm xa

Romania nói tìm thấy thêm mảnh vỡ nghi thuộc UAV Nga

Bộ Quốc phòng Romania ngày 13.9 cho hay quân đội nước này đã phát hiện các mảnh vỡ nghi là thuộc máy bay không người lái (UAV) của Nga gần một trong các nhánh của sông Danube, theo trang The Kyiv Independent.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Romania, một phi hành đoàn trực thăng Romania đã tìm thấy các mảnh vỡ UAV khả nghi gần hai ngôi làng Nufarul và Victoria ở Hạt Tulcea vào khoảng 11 giờ 30 ngày 13.9 (theo giờ địa phương). Hai ngôi làng này nằm ở nhánh Saint George của sông Danube, cách biên giới Ukraine khoảng 15-20 km về phía đông nam.

Trước đó, hãng thông tấn Agerpres ngày 10.9 đưa tin Bộ Ngoại giao Romania đã triệu tập đại biện lâm thời Nga sau khi phát hiện trên đất Romania những mảnh vỡ mới của UAV tương tự như những chiếc được quân đội Nga sử dụng, theo Reuters.

Romania tuyên bố phát hiện mảnh UAV Nga trong lãnh thổ, cảnh báo "vi phạm chủ quyền"

"Tương lai của Ukraine nằm trong EU"

Trong bài phát biểu thường niên trước Nghị viện châu Âu vào ngày 13.9, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố: "Tương lai của Ukraine nằm trong liên minh của chúng ta".

Bà Von der Leyen nhấn mạnh Liên minh châu Âu (EU) cần một tầm nhìn mới cho việc mở rộng thành công, khi "lịch sử đang kêu gọi chúng ta nỗ lực hoàn thiện liên minh của mình", theo The Kyiv Independent

"Chúng ta không thể bỏ mặc những người đồng bào châu Âu của mình ở lại phía sau", bà Von der Leyen phát biểu.

Phần lớn bài phát biểu của bà Von der Leyen tập trung vào việc mở ra con đường trở thành thành viên cho Ukraine, cũng như Moldova và các nước Tây Balkan.

Tổng thống Ukraine nói ưu thế trên không của Nga ngăn chặn phản công

Tuy nhiên, bà Von der Leyen nhấn mạnh việc "gia nhập EU là dựa trên thành quả" đối với tất cả các thành viên tiềm năng và con đường trở thành thành viên đòi hỏi phải có sự lãnh đạo và cải cách.


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn