Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 06 -9 -2023:Ngoại trưởng Mỹ đến Kiev

Thứ Tư, 06 Tháng Chín 20233:51 SA(Xem: 1691)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 06 -9 -2023:Ngoại trưởng Mỹ đến Kiev
Hoaluc 4
************
rfi.fr

Ngoại trưởng Mỹ đến Kiev để khẳng định ủng hộ cuộc phản công của Ukraina

Thu Hằng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ đến Kiev ngày 06/09/2023, bắt đầu chuyến công du hai ngày để khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với chiến dịch phản công của Ukraina. Hoa Kỳ sẽ viện trợ thêm hơn 1 tỉ đô la cho Kiev trong bối cảnh có nhiều nghi ngại về sự ủng hộ của Mỹ, cũng như về « hiệu quả » cuộc phản công của Ukraina.

Đăng ngày:

3 phút

Ảnh do bộ Ngoại Giao Ukraina cung cấp: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải) cùng người đồng cấp Ukraina, Dmytro Kuleba, tới viếng nghĩa trang  Berkovetske, Kiev, ngày 06/09/2023.
Ảnh do bộ Ngoại Giao Ukraina cung cấp: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải) cùng người đồng cấp Ukraina, Dmytro Kuleba, tới viếng nghĩa trang Berkovetske, Kiev, ngày 06/09/2023. AP - Ukrainian Ministry of Foreign Affairs Press Service

Theo một quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ được AFP trích dẫn, trong chuyến công du Ukraina lần thứ 4 này, ông Blinken sẽ gặp tổng thống Volodymyr Zelensky, ngoại trưởng Dmitro Kuleba và nhiều quan chức cấp cao của chính phủ và đại diện xã hội dân sự. Washington muốn thảo luận với chính quyền Kiev về tiến triển của cuộc phản công, những nhu cầu quân sự, cũng như mọi biện pháp để bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng của Ukraina trước mùa đông.

Về tình hình chiến sự, sáng sớm 06/09, Nga lại oanh kích Kiev. Theo cơ quan quân sự thủ đô, toàn bộ « tên lửa hành trình »« tên lửa đạn đạo » trong vụ tấn công đã bị hệ thống phòng không Ukraina bắn hạ trước khi đến mục tiêu. Hiện tại, chưa có ghi nhận thiệt hại về người và vật chất. Matxcơva chưa bình luận về cuộc tấn công. Ngoài Kiev, Nga cũng dùng drone tấn công thành phố cảng Odessa, miền nam Ukraina. Trên mạng Telegram, thống đốc Oleh Kiper cho biết vụ tập kích kéo dài « gần 3 tiếng », « nhắm vào quận Izmail », khiến 1 người thiệt mạng.

Rumani quan ngại Nga tấn công sát biên giới

Từ tháng 07, sau khi thỏa thuận ngũ cốc bị đình chỉ, Nga liên tục oanh kích các hải cảng ở tây nam Ukraina, gần biên giới với Rumani. Theo Kiev, nhiều drone tự sát của Nga đã nổ và rơi trên lãnh thổ Rumani trong đêm 03 rạng sáng 04/09. Trong cuộc họp báo ngày 05/09 với thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, tổng thống Klaus Iohannis phủ nhận thông tin trên, nhưng không che giấu lo ngại :

« Không một mảnh vỡ nào, không một drone nào hay không một bộ phận nào rơi xuống Rumani. Chúng tôi kiểm soát hoàn toàn không phận quốc gia. Chúng tôi đã kiểm trả tất cả và chúng tôi có thể trấn an người dân. Không có gì rơi xuống Rumani. Nhưng đúng, chúng tôi lo ngại, bởi vì những vụ tấn công đó xảy ra rất gần biên giới Rumani. Ngay hôm nay (05/09), bộ trưởng Quốc Phòng của chúng tôi báo cho tôi biết là nhiều cuộc tấn công đã được xác nhận xảy ra cách biên giới nước chúng tôi có 800 mét. Có nghĩa là rất, rất gần ».

Hơn một năm chiến tranh đã khiến Ukraina trở thành quốc gia có số nạn nhân bom chùm nhiều nhất thế giới. Năm 2022, Ukraina có 890 người bị thiệt mạng hoặc bị thương vì bom chùm, chiếm khoảng 4/5 tổng số nạn nhân (1.172 người, chủ yếu là dân thường) trên khắp thế giới. Trong báo cáo công bố ngày 05/09, liên minh các tổ chức phi chính phủ do Human Rights Watch (Quan Sát Nhân Quyền) chủ trì, cho biết Nga sử dụng phổ biến loại vũ khí này từ khi xâm lược nước láng giềng vào tháng 02/2022.


***********
rfi.fr

Không còn phản biện, Tập Cận Bình sẽ đi đến đâu ?

Thụy My

Theo Le Figaro ngày 05/09/2023, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc trong vòng mười năm đã từ một chế độ độc tài tập thể chuyển sang độc tài cá nhân. Không còn bất kỳ ai dám chỉ trích đường lối của đảng. Lịch sử cho thấy các bạo chúa luôn tự giam hãm trong những ám ảnh của mình và rốt cuộc trượt dài. Với Vladimir Putin là việc xâm lăng Ukraina, còn Tập Cận Bình sẽ trượt dốc như thế nào ?

ASEAN mãi loay hoay giữa hai dòng nước

Tại Đông Nam Á, Les Echos nhận thấy các nước thành viên họp thượng đỉnh hôm nay ở Indonesia đang bị chia rẽ trước áp lực Trung Quốc. Trong bối cảnh đối địch Mỹ-Trung, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không xác định được phương án chung nhằm đối phó với tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Cuối tháng Tám, chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Jakarta, Bắc Kinh tung ra tấm bản đồ trong đó gộp luôn nhiều lãnh thổ của các nước láng giềng và nhất là hầu như toàn bộ Biển Đông. Malaysia, Việt Nam và nhất là Philippines giận dữ phản đối, đề nghị các đối tác cùng lên án đồng thời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế. Manila cực lực tố cáo vụ tuần duyên Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu tiếp liệu của Philippines tại một đảo nhỏ cách xa Hoa lục đến 1.200 kilomet trong tháng Tám. Tuần trước, một tàu đánh cá Việt Nam cũng bị tấn công theo cách tương tự.

Nếu ngày càng nhiều quốc gia Đông Nam Á lên tiếng chỉ trích các hành động hung hăng của Bắc Kinh, thì tổ chức ASEAN lại ngần ngại không dám làm mất lòng cường quốc kinh tế châu Á. Chuyên gia Richard Heydarian nhận xét : « ASEAN mất tích trên nhiều chủ đề, gây bất bình cho khu vực, đặc biệt là Philippines ». Giáo sư Amitav Acharya ở Washington cho rằng : « ASEAN đang bị kẹt giữa Trung Quốc, đối tác kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất châu Á, và Hoa Kỳ, người bảo vệ an ninh cho những nước bị Trung Quốc đe dọa ».

Marty Natalegawa, cựu ngoại trưởng Indonesia, dự báo : « Nếu ASEAN muốn tiếp tục có thái độ trung dung, nói rằng không muốn chọn lựa, thì sẽ mất đi hiệu quả ». Ông so sánh : « Cũng giống như ASEAN đang cầm lái khu vực, nhưng không có khả năng dẫn dắt đi đâu ».

Nghịch lý của Tập hoàng đế

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro nhận định « Các nhà độc tài rốt cuộc luôn sai lầm ». Tờ báo đưa ra ví dụ, tấm bản đồ kỳ quặc gồm luôn bang Arunachal Pradesh và bình nguyên Aksai Chin của Ấn Độ khiến New Delhi phản ứng dữ dội, dẫn đến việc Tập Cận Bình từ chối đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

Bài viết chỉ ra nghịch lý của hoàng đế đỏ Trung Hoa. Một mặt, ông ta muốn làm lãnh đạo khối BRICS để chống lại « ách thực dân mới phương Tây » ở châu Phi và châu Á. Mặt khác, lại đối xử thô bạo với Ấn Độ, dù nước này là cột trụ của BRICS. Với thái độ hống hách, trong vòng chưa đến 10 ngày, Tập Cận Bình đã thành công trong việc bẻ gãy đà tiến của phong trào, có được từ hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg hôm 22/09.

Với ông Tập, Trung Quốc trong vòng mười năm đã từ một chế độ độc tài tập thể chuyển sang độc tài cá nhân mang xu hướng toàn trị. Không có một địa phương, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan truyền thông nào dám chỉ trích đường lối của đảng. Sếp luôn có lý, vì ông ta là sếp. Ngay cả các tài xế xe buýt cũng bị buộc phải học tập tư tưởng Tập Cận Bình. Viết những lời chỉ trích chính quyền gởi cho bạn bè trên WeChat rất nguy hiểm, vì công an theo dõi cả những trao đổi riêng tư.

Phản biện không còn, Tập Cận Bình sẽ đi đến đâu ?

Việc tập trung quyền lực vào trung ương, chú trọng quốc doanh, kiểm soát xã hội gây ức chế cho các doanh nhân và cán bộ trẻ. Xử lý đại dịch Covid một cách điên rồ làm mất đi lòng tin của người dân. Không ít tài năng trẻ đã ra đi, còn những người thành công ở Hoa lục đang mơ một tấm hộ chiếu Úc.Giới tinh hoa Trung Quốc có học thức luôn ái quốc, hãnh diện về nền văn hóa lâu đời, ủng hộ mục tiêu chiếm Đài Loan của đảng ; nhưng nay họ bị Tập Cận Bình bóp nghẹt trong cuộc sống hàng ngày.

Lịch sử cho thấy các nhà độc tài luôn tự giam hãm trong những ám ảnh của mình và rốt cuộc trượt dài. Đối với Mussolini,là lời tuyên chiến vào tháng 6/1940, với Vladimir Putin là việc kéo quân sang Kiev tháng 2/2022. Khi những khẩu đại bác im tiếng hai bên bờ sông Dniepr, Nga sẽ yếu hẳn về kinh tế và ảnh hưởng trong thế giới Slave giảm sút. Khi nhớ lại cách mà Putin công khai làm mất mặt giám đốc tình báo Narychkine hôm 21/02/2022, người ta hiểu rằng ông chủ điện Kremlin không còn muốn nghe bất kỳ lời nói nào trái ý.

Còn Tập Cận Bình sẽ trượt dốc như thế nào ? Bất ngờ đánh chiếm Đài Loan, cho ngư lôi tấn công một chiến hạm Nhật Bản trên biển, hay lại xung đột ở biên giới với Ấn Độ ? Chẳng phải là không có rủi ro Tập Cận Bình gây sự với bên ngoài, nhằm tìm kiếm lại sự ủng hộ trong nước. Không còn định chế nào bên cạnh ông ta để can ngăn.

Mông Cổ : Giáo hội « mini » lý tưởng

Cũng tại châu Á, Le Monde viết về « Mông Cổ : Đức giáo hoàng hướng về người Công Giáo  Trung Quốc », còn theo La Croix « Tại Mông Cổ, Đức giáo hoàng Phanxicô đã tiếp xúc với ggáo hội lý tưởng ». La Croix cho biết có thể nói toàn bộ giáo hội Mông Cổ đều hiện diện trong bức ảnh kỷ niệm : tất cả 25 linh mục tại một đất nước mà mùa đông có thể xuống đến -40°C, vài chục nữ tu, chưa đầy 1.400 tín đồ trên 3,3 triệu dân Mông Cổ, không đủ lấp đầy 2.000 chỗ trên sân vận động.

Le Monde nói thêm, còn có những cô gái Việt Nam trong bộ áo dài màu tía và những chiếc nón lá, đến chỉ để gặp Đức giáo hoàng. Cũng có những giáo dân Trung Quốc từ Giang Tây và Hà Bắc, phải đi lén lút vì bị đàn áp ở Hoa lục. Giáo hội Mông Cổ nhỏ bé dựa trên những hoạt động từ thiện, trong đó những nhà truyền giáo đầu tiên chăm sóc trẻ mồ côi, người bệnh, mở các nhà nuôi dưỡng người tàn tật…được Đức giáo hoàng gọi là « cách phục vụ mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta ».

Ukraina chống tham nhũng : Bộ trưởng Quốc Phòng và một tỉ phú quyền lực rơi đài

Liên quan đến Ukraina, việc bộ trưởng Quốc Phòng Oleksiy Reknikov mất chức được các báo chú ý nhiều nhất. Le Monde nói về « Một bộ trưởng và một nhà tài phiệt bị rơi đài tại Ukraina », với Libération « Bộ Quốc Phòng thay người lãnh đạo ». Les Echos cho biết « Tài phiệt Ihor Kolomoisky bị nghi gian lận và rửa tiền ». Le Figaro quan tâm đến tân bộ trưởng là người Tatar ở Crimée, còn La Croix đặt câu hỏi « Cuộc chiến chống tham nhũng ở Ukraina có tiến bộ hay không ? »

Hình ảnh của ông Oleksiy Reknikov đã xấu hẳn đi trong hai tuần qua, khi lại có thêm một xì-căng-đan tham nhũng về quân phục mùa đông cho binh lính. Và từ một năm qua là một loạt các vụ như hoa hồng khi nhập khẩu đạn, thực phẩm, vật liệu y tế. Reknikov không trực tiếp bị nêu tên trong các vụ thủ lợi bất hợp pháp, nhưng việc ông bao che cho thuộc cấp khiến công chúng bất bình. Vốn là một luật sư được tiếng là tốt bụng, theo tin đồn thì ông có thể trở thành đại sứ ở Anh. Sở dĩ Reknikov còn tại vị được trong những tháng vừa qua là vì Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân đội nhất định từ chối lên thay, dù Volodymyr Zelensky nhiều lần thúc giục. Theo nhà báo điều tra Ukraina Nachi Grochi, việc cách chức Reknikov là thời điểm lịch sử trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Về phần tỉ phú Ihor Kolomoisky, ông có ảnh hưởng vô cùng lớn trong chính giới, tài trợ cho các đảng, khống chế được nhiều lá phiếu của các đại biểu Quốc Hội. Ông còn sở hữu một kênh truyền hình đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Zelensky trở nên nổi tiếng lúc còn là diễn viên. Từ cuối 2021, đảng cầm quyền đã có một loạt biện pháp nhằm tránh việc nhà tài phiệt này can thiệp vào chính trường và truyền thông. Tymofiy Mylovanov, hiệu trưởng trường kinh tế Kiev, cho biết việc bắt giữ Kolomoisky là trắc nghiệm cho hệ thống tư pháp Ukraina. Theo một cựu cố vấn, « có hai hệ thống áp dụng luật pháp ở Ukraina : một do Nhà nước kiểm soát, và một do Kolomoisky ».

Việc chọn lựa Rustem Umerov, một người Tatar ở Crimée làm tân bộ trưởng quốc phòng rõ ràng mang tính biểu tượng, vào lúc Kiev ngày càng công khai ý định tái chiếm bán đảo bị sáp nhập. Từ đầu cuộc xâm lăng, Umerov đã tích cực trong hậu trường thuyết phục phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraina, và như vậy, ông có thể dễ dàng tiếp tục các hoạt động của người tiền nhiệm.

Chiến tranh điện tử: Vô hình nhưng lợi hại

Cũng về chiến tranh Ukraina, Le Figaro cho biết « Gây nhiễu và chắn sóng : Mặt trận vô hình của chiến tranh điện tử ». Các radar và thiết bị gây nhiễu ngoài tiền tuyến cũng nhiều như dự trữ đạn dược và đại bác.Tuần trước phía Nga khẳng định đã chận được 33/42 drone của Ukraina tấn công vào Crimée, nhờ công cụ làm nhiễu. Dù không thể kiểm chứng, nhưng vũ khí điện tử rất hiệu quả với bên nào nắm vững.

Kiev dường như chủ yếu dựa vào số lượng, mất đến 10.000 drone một tháng, đa số do chiến tranh điện tử của Nga. Không chỉ chống drone, Nga còn tăng cường phương tiện cắt sóng và chận liên lạc giữa các quân nhân, làm chệch hướng pháo…dọc theo các phòng tuyến. Chuyên gia Yves Pagot cho biết : « Nga đã triển khai ba sư đoàn tác chiến điện tử tại chỗ, hầu như là toàn bộ phương tiện ». Trở ngại này rất lớn đối với Ukraina, không thua những bãi mìn và giao thông hào kiên cố.

Một nguồn tin Pháp nói rằng quân Nga bố trí hệ thống chiến tranh điện tử cách nhau 20 kilomet, mỗi hệ thống bao phủ một khu vực 10 kilomet. Kremlin từ 15 năm qua đã đầu tư vào lãnh vực này. Quân đội Nga có hẳn một danh mục thiết bị, chủ yếu trên mặt đất. Hệ thống Shipovnik-Aero làm nhiễu liên hệ giữa các drone, loại RH-330Zh Zhitel tấn công vào kết nối GPS, Krasukha 4 nhắm vào AWACS hay liên lạc vệ tinh, Murmansk BN vào liên lạc quân sự…Trong trận đánh Bakhmut, quân Nga đã thử nghiệm hệ thống Tobol gây nhiễu liên lạc vệ tinh, cố cắt đứt khả năng của Starlink. Nhưng tập đoàn Mỹ đã kịp cập nhật phần mềm để đối phó.

Năng lực tác chiến điện tử của Nga cản trở cuộc phản công của lực lượng Ukraina : gây rối tín hiệu GPS giúp chận những hỏa tiễn có độ chính xác cao, làm nhiễu hệ thống ngắm JDAM-ER của Mỹ…Đây là ngạc nhiên bất lợi cho Kiev. Tuy nhiên Nga không chận được một trong những hệ thống thông tin chính của Ukraina dưới dạng sóng VHF là SINCGARS (Single Channel Ground and Airborne Radio System) của Mỹ. Về phía Ukraina thì có những phương tiện nào cho chiến tranh điện tử ? Vẫn là bí mật, nhưng theo Yves Pagot, các quân đội phương Tây ít chú ý đến khía cạnh này, vụ chiếm Crimée năm 2014 đã khiến họ tỉnh giấc một cách muộn màng.

Adama Traoré không thể là « George Floyd » Pháp

Tựa chính các báo Paris hôm nay 05/09/2023 tập trung cho thời sự nước Pháp trong mùa khai trường. Le Monde chạy tựa « Trường học đứng trước tình trạng số lượng học sinh giảm sút ». La Croix nói về « Lạm phát : Trợ giúp thực phẩm đang thiếu hụt » : các quán ăn xã hội dành cho người nghèo đang thiếu nguồn tài trợ để đáp ứng cho nhu cầu đang tăng lên. Le Figaro đưa tít trang nhất « Thiếu dược phẩm : Vì sao cuộc khủng hoảng còn kéo dài », Les Echos đề cập đến những thương lượng mới về vấn đề hưu bổng. Về chính trị, Libération nêu ra « Cực hữu : Cuộc thăm dò gây lo sợ » : mức tín nhiệm của bà Marine Le Pen tăng lên 10 điểm trong vòng chưa đầy hai năm.

Le Figaro nói về « Vụ Adama Traoré : Hồi kết của một sự lên đồng tập thể về truyền thông và pháp luật ».Những người ủng hộ đủ thành phần và gia đình đã thổi phồng quá đáng, lờ đi những hành vi bạo lực trước đây của Traoré. Họ muốn biến anh ta thành George Floyd của Pháp, biểu tượng cho « phân biệt chủng tộc » của Nhà nước Pháp, nạn nhân « bạo lực cực kỳ dữ dội », của cảnh sát, tư pháp « bất công ».Ngành tư pháp đã phải tốn kém rất nhiều để chứng minh ngược lại : chuyển hồ sơ từ Pontoise sang Paris, bảy năm điều tra, mười thẩm phán, 7.000 biên bản đủ loại. Hầu như toàn thể chuyên gia y tế Pháp đều bị huy động, đến nỗi phải cầu viện Bỉ. Thứ Sáu tuần trước, rốt cuộc ba thẩm phán đã ra quyết định miễn tố các hiến binh trong vụ này.


************

Nga nói Ukraine dùng UAV Australia tấn công lãnh thổ


Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine sử dụng UAV của Australia tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, cảnh báo Canberra ngày càng lún sâu vào xung đột.

"Máy bay không người lái (UAV) của Australia đã thực sự được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói ngày 5/9.

Bà Zakharova bình luận về thông tin trên tờ Sydney Morning Herald tuần trước, cho rằng Ukraine đã sử dụng UAV của Australia tấn công sân bay ở thành phố Kursk của Nga.

Bà Zakharova cáo buộc chính phủ Australia đang "nhiệt tình đóng góp cho chiến dịch chống Nga do Mỹ chỉ đạo", trong khi cố che giấu dư luận "những tình huống cho thấy Canberra ngày càng bị kéo vào cuộc xung đột ở Ukraine".

Giới chức Australia, Ukraine chưa bình luận về thông tin.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại cuộc họp báo ở Moskva hồi tháng 4. Ảnh: AFP

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại cuộc họp báo ở Moskva hồi tháng 4. Ảnh: AFP

Bà Zakharova ngày 5/9 cũng cho biết Moskva nhận được thông tin một số nhà sản xuất vũ khí châu Âu, đặc biệt là Rheinmetall của Đức và công ty con ở Thụy Điển thuộc BAE Systems của Anh, có kế hoạch thiết lập hoạt động sản xuất, sửa chữa và bảo trì khí tài quân sự cho lực lượng vũ trang Ukraine.

"Chúng tôi xem những ý định này là bằng chứng cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng và các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang trực tiếp tham gia vào xung đột và hỗ trợ Kiev", bà nói.

Đại sứ quán Nga tại Đức và Thụy Điển đã phản đối những kế hoạch của công ty hai nước, theo bà Zakharova. Bà thêm rằng những ý định trắng trợn của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây nhằm thu lợi từ xung đột sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng ở Ukraine.

Thanh Tâm (Theo Reuters, TASS)


**********

Tin tức thế giới 6-9: Ông Putin chỉ trích lãnh đạo Ukraine là người Do Thái, bài Nga


Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan - Ảnh: REUTERS

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan - Ảnh: REUTERS

* Mỹ: Triều Tiên sẽ "trả giá" nếu cung cấp vũ khí cho Nga đánh Ukraine

Ngày 5-9, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tích cực tiến triển.

Ông Sullivan cũng cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng Triều Tiên sẽ phải trả giá nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine.

Theo Hãng tin Reuters, ông Sullivan cho hay việc cung cấp vũ khí cho Nga "sẽ không có lợi cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá cho điều này trong cộng đồng quốc tế".

* Ông Putin: Phương Tây đưa người Do Thái lãnh đạo Ukraine để "che đậy" chủ nghĩa phát xít

auto-user-sync?_fw_gdpr=0&_fw_gdpr_consent=user-matching?id=2545&_fw_gdpr=0&_fw_gdpr_consent=

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 5-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc các cường quốc phương Tây đã "bổ nhiệm" Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người gốc Do Thái, để che đậy sự tôn vinh chủ nghĩa phát xít.

"Các nhà quản lý phương Tây đã đặt một người đứng đầu Ukraine hiện đại - một người dân tộc Do Thái, có nguồn gốc Do Thái. Và do đó, theo tôi, họ dường như đang che đậy bản chất phản nhân loại vốn là nền tảng... của nhà nước Ukraine hiện đại", ông Putin nói.

Bình luận của Tổng thống Putin được chiếu trên truyền hình nhà nước Nga.

Theo Hãng tin Reuters, Nga từng tuyên bố các nhà lãnh đạo Kiev là "những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới" đang theo đuổi một cuộc "diệt chủng" những người nói tiếng Nga. Kiev và các nước phương Tây đã bác bỏ cáo buộc trên.

Hai người đàn ông chuẩn bị câu cá trên sông Danube ở Plauru, Romania, đối diện cảng Izmail của Ukraine, ngày 5-9 - Ảnh: REUTERS

Hai người đàn ông chuẩn bị câu cá trên sông Danube ở Plauru, Romania, đối diện cảng Izmail của Ukraine, ngày 5-9 - Ảnh: REUTERS

* Tấn công ở Ukraine "rất gần" biên giới Romania

Ngày 6-9, Tổng thống Romania Klaus Iohannis cho biết các cuộc tấn công ở nước láng giềng Ukraine đã xảy ra "rất, rất gần" với biên giới nước này.

Theo Hãng tin AFP, Nga liên tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng bên bờ sông Danube ở miền nam Ukraine.

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, ông Iohannis cũng nói: "Có những cuộc tấn công… được xác định ở cách biên giới của chúng tôi 800m. Rất, rất gần".

* Belarus dừng cấp hộ chiếu tại các đại sứ quán

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho các đại sứ quán của mình ngừng cấp hộ chiếu, một động thái khiến những người chỉ trích ông ở nước ngoài dễ bị truy tố nếu họ quay trở lại.

Theo Hãng tin AFP ngày 5-9, hàng chục ngàn người Belarus đã rời khỏi đất nước này vào năm 2020.

Theo một nghị định được công bố ngày 4-9, người Belarus chỉ có thể nhận hộ chiếu mới hoặc gia hạn hộ chiếu tại "các dịch vụ lãnh sự gắn liền với nơi đăng ký cư trú cuối cùng của họ" trên lãnh thổ Belarus.

* Papua New Guinea là quốc gia thứ năm mở đại sứ quán tại Jerusalem

Quốc đảo Thái Bình Dương Papua New Guinea đã mở đại sứ quán tại Israel ở Jerusalem trong ngày 4-9, trở thành quốc gia thứ năm có sứ quán tại thành phố thánh này.

Tình trạng của Jerusalem là vấn đề nhạy cảm nhất trong cuộc xung đột Israel - Palestine.

Thủ tướng Papua New Guinea James Marape đã khánh thành đại sứ quán trên trước sự chứng kiến của người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu tại một sự kiện ở Jerusalem.

Hàng trăm du khách tại Bulgaria đã được sơ tán đến những địa điểm an toàn hơn vì dông bão - Ảnh: AFP

Hàng trăm du khách tại Bulgaria đã được sơ tán đến những địa điểm an toàn hơn vì dông bão - Ảnh: AFP

* Hai người chết vì mưa xối xả ở Bulgaria

Ngày 5-9, ít nhất hai người thiệt mạng vì mưa xối xả tấn công bờ Biển Đen của Bulgaria.

Các quan chức địa phương cho biết mưa lớn từ cuối ngày 4-9 gây lũ lụt và buộc hàng trăm khách du lịch phải sơ tán, các quan chức cho biết.

Bên cạnh đó, các dòng sông tại Bulgaria đã tràn bờ, làm hư hại các cây cầu và cắt đứt đường đi tới toàn bộ khu vực phía nam thành phố ven biển phía đông nam Burgas.

* Malaysia đòi Mỹ trả cựu giám đốc ngân hàng bị kết tội trong vụ 1MDB

Theo Hãng tin Reuters ngày 5-9, Malaysia muốn cựu giám đốc Ngân hàng Goldman Sachs trong vụ 1MDB trở về Malaysia, trước khi bắt đầu bản án 10 năm tù ở Mỹ.

Ông Roger Ng bị kết án vào năm ngoái tại New York vì tội giúp chiếm đoạt hàng tỉ USD từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB của nước này.

Trong một lá thư gửi cho thẩm phán quận Mỹ Margo Brodie ở Brooklyn, các công tố viên liên bang đã yêu cầu trì hoãn việc ra đầu thú theo lịch trình của ông Roger Ng vào ngày 6-9, để họ có thể nói chuyện với Kuala Lumpur về việc lần đầu tiên cho phép ông này hầu tòa với các cáo buộc ở Malaysia.

Cưỡi trâu đi tuần

Một quân cảnh thuộc tiểu đoàn 8 ở Soure, Đảo Marajó, Bang Para, Brazil, trình diễn cách cưỡi trâu băng qua nước. Lực lượng cảnh sát tại đây sử dụng trâu làm phương tiện di chuyển để băng qua vùng ngập úng khi cần thiết - Ảnh: AFP

Một quân cảnh thuộc tiểu đoàn 8 ở Soure, đảo Marajó, bang Para, Brazil, trình diễn cách cưỡi trâu băng qua nước. Lực lượng cảnh sát tại đây sử dụng trâu làm phương tiện di chuyển để băng qua vùng ngập úng khi cần thiết - Ảnh: AFP


*********
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

2 phút

(NHK) – Hải quân Philippines và Mỹ tập trận ở Biển Đông. Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm qua, 04/09/2023 đã tiến hành tập trận chung với một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Philippines trong vùng biển phía tây tỉnh Palawan của Philippines. Mục tiêu của cuộc tập trận là tăng cường khả năng tương tác giữa hải quân hai nước.

(AFP) - Vanuatu : Tân thủ tướng muốn « xét lại » thỏa thuận an ninh với Úc. Một ngày sau khi được Nghị Viện bầu làm thủ tướng đảo quốc Vanuatu, ông Sato Kilman, 65 tuổi, hôm nay, 05/09/2023 cho biết có ý định xem xét lại thỏa thuận an ninh đã ký với Úc nhưng chưa được phê chuẩn. Thỏa thuận này dự trù thành lập một quân đội ở Vanuatu. Tuyên bố này của ông Sato Kilman để ngỏ khả năng chấm dứt với chính sách thân phương Tây của người tiền nhiệm. 

(Reuters) - Vợ tổng thống Mỹ bị Covid. Bà Jill Biden xét nghiệm nhiễm Covid-19 chỉ vài ngày trước khi tổng thống Joe Biden đến Ấn Độ dự thượng đỉnh G20 và công du Việt Nam. Theo Nhà Trắng ngày 04/09/2023, bà Jill Biden, 72 tuổi, đang được cách ly tại nhà riêng ở Rehoboth Beach, bang Delaware. Còn ông Joe Biden được xét nghiệm âm tính sáng 04/09. Vị tổng thống 80 tuổi từng bị nhiễm Covid năm 2022. 

(RFI) - Tổng thống Pháp muốn thử nghiệm 3 cải cách trong trường học. Trước khi tham dự lễ tựu trường ngày 05/09/2023 ở trường trung học Orthèz, miền tây nam Pháp, ông Macron đã nêu ba mong muốn cải cách trong trường học khi trả lời phỏng vấn ngày 04/09 trên Youtuber HugoDécrypte, một kênh được giới trẻ Pháp theo dõi nhiều : « thử nhiệm »« đánh giá » mặc đồng phục ; ủng hộ việc học sinh tiểu học tập thể dục 30 phút mỗi ngày ; xem lại nhịp độ học, vì « các kỳ nghỉ kéo dài lại là sự bất bình đẳng tồi tệ nhất », các gia đình có thu nhập thấp không thể cho con đi nghỉ. 

(AFP) - Liên Hiệp Quốc : Sáu tỷ tấn cát biển bị khai thác mỗi năm. Lời báo động này được các chuyên gia thuộc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm nay, 05/09/2023. Đây là lần đầu tiên giới chuyên gia có thể thiết lập được các dữ liệu này nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo khi phân tích các sóng radio phát đi từ các tầu nạo vét. Pascal Peduzzi, giám đốc chương trình, cảnh báo đây chỉ là những số liệu sơ khởi, do chỉ mới quan sát được khoảng 50% số tầu lưu thông trên các vùng đại dương. 


***********

Ấn Độ đổi tên nước trong thiệp mời tiệc tối G20

Chính phủ của Thủ tướng Modi đã thay tên Ấn Độ bằng Bharat trong thiệp mời tiệc tối gửi khách tham dự hội nghị G20, làm dấy lên tranh cãi.

Trong thiệp mời tiệc tối bằng tiếng Anh của hội nghị G20, bà Droupadi Murmu được gọi là "Tổng thống Bharat" (President of Brahat) thay vì "Tổng thống Ấn Độ" (President of India).

Bharat là từ tiếng Phạn cổ mà nhiều nhà sử học tin rằng có nguồn gốc từ các văn bản đầu tiên của người Hindu. Ấn Độ còn được gọi là Bharata và Hindustan, những cái tên thời tiền thuộc địa, trong ngôn ngữ và văn hóa đại chúng. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước thường sử dụng "India" khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Các quan chức đảng Bharatiya Janata (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi ủng hộ thay đổi này. Họ cho rằng cái tên "Ấn Độ" do thực dân Anh đặt và là "biểu tượng của chế độ nô lệ". Anh cai trị Ấn Độ khoảng 200 năm cho đến khi nước này giành độc lập năm 1947.

Ảnh chụp thiệp mời dự tiệc G20 của Tổng thống Ấn Độ. Ảnh: Twitter/ShashiTharoor

Ảnh chụp thiệp mời dự tiệc G20 của Tổng thống Ấn Độ. Ảnh: Twitter/ShashiTharoor

BJP từ lâu cố gắng xóa bỏ những tên gọi liên quan tới đế chế Mughal và quá khứ thuộc địa của Ấn Độ. Năm 2015, đường Aurangzeb nổi tiếng của New Delhi, đặt tên theo một vị vua Mughal, được đổi thành đường Dr APJ Abdul Kalam. Năm ngoái, chính phủ cũng đổi tên một đại lộ thời thuộc địa ở trung tâm New Delhi, nơi thường sử dụng cho những lễ duyệt binh.

Chính phủ của ông Modi cho biết việc thay đổi tên là nỗ lực khôi phục quá khứ Ấn Độ giáo của nước này. Tuy nhiên, các đảng đối lập ở Ấn Độ chỉ trích động thái, cho rằng nó nhằm làm lu mờ liên minh chính trị INDIA mới thành lập hai tháng. Họ cho biết đây là viết tắt của Liên minh Toàn diện Phát triển Quốc gia Ấn Độ.

"Cái tên Ấn Độ được cả thế giới biết đến. Điều gì đã xảy ra khiến chính phủ phải đổi tên nước", Mamata Banerjee, lãnh đạo phe đối lập, nói.

Shashi Tharoor của đảng Quốc đại đối lập ngày 5/9 đăng trên X, tên gọi mới của Twitter, rằng "tôi hy vọng chính phủ sẽ không ngớ ngẩn đến mức loại bỏ hoàn toàn 'Ấn Độ', cái tên có giá trị thương hiệu không thể đong đếm qua nhiều thế kỷ".

Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của G20 tại New Delhi vào ngày 9-10/9. Nhiều lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, sẽ tham dự sự kiện.

Tổng thống Murmu sẽ chủ trì tiệc tối, dự kiến diễn ra ngày 9/9. Tổng thống Ấn Độ là lãnh đạo phi đảng phái và chỉ có quyền lực mang tính nghi lễ. Theo truyền thống, vị trí này được đảng cầm quyền ủng hộ và bầu chọn.

Thanh Tâm (Theo Al Jazeera, Reuters)


************
voatiengviet.com

Tình báo Seoul: Nga dường như đã đề nghị Triều Tiên tập trận ba bên với Trung Quốc

AP

Nga có thể đã đề nghị Triều Tiên tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên với Trung Quốc, theo một nhà lập pháp tham dự cuộc họp kín với giám đốc cơ quan tình báo hàng đầu của Hàn Quốc hôm 4/9.

Cuộc họp báo diễn ra vài ngày sau khi đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora nói với truyền thông Nga rằng việc đưa Triều Tiên vào tham gia các cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc “có vẻ phù hợp”. Theo hãng tin Tass của Nga, ông Matsegora nói thêm rằng đó là quan điểm riêng của ông và ông không biết về bất kỳ sự chuẩn bị nào.

Theo nhà lập pháp Yoo Sang-bum, khi Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc Kim Kyou-hyun được hỏi về khả năng tổ chức các cuộc tập trận như vậy, ông cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có thể đã đề nghị tổ chức các cuộc tập trận hải quân ba bên với Triều Tiên và Trung Quốc trong khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un hồi tháng 7 vừa qua.

Ông Kim đã mời ông Shoigu tham dự một cuộc duyệt binh lớn ở Bình Nhưỡng vào tháng 7, đồng thời cam kết mở rộng hợp tác quân sự với Moscow, điều mà các quan chức Mỹ cho rằng có thể liên quan đến việc Triều Tiên cung cấp pháo binh và các loại đạn dược khác khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm đến các nước khác để hỗ trợ cho cuộc chiến của ông chống Ukraine. Tuần trước, Tòa Bạch Ốc nói ông Kim và ông Putin đã trao đổi thư từ trong lúc Moscow tìm đến Bình Nhưỡng để mua thêm đạn dược.

Trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân ngày càng sâu sắc với Mỹ-Nhật-Hàn, ông Kim đang cố gắng nâng cao tầm nhìn về mối quan hệ đối tác của mình với Moscow và Bắc Kinh khi ông tìm cách thoát khỏi sự cô lập ngoại giao và đưa Bình Nhưỡng trở thành một phần của mặt trận thống nhất chống lại Hoa Kỳ.

Ngoại giao giữa Bình Nhưỡng và Washington đã bị đình trệ kể từ năm 2019 do những bất đồng về các chế tài do Mỹ dẫn đầu chống lại Triều Tiên và các bước đi lưỡng lự của Triều Tiên nhằm giảm bớt chương trình vũ khí hạt nhân và phi đạn.

Trong cuộc họp báo, ông Kim Kyou-hyun cũng nói rằng các hoạt động thử nghiệm gần đây của Triều Tiên cho thấy máy bay chiến đấu của họ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống hạt nhân chiến thuật vì mục tiêu của nước này là đạt được chiến thắng nhanh chóng trước miền Nam nếu chiến tranh nổ ra, vì quân đội được trang bị kém của họ sẽ vất vả để xử lý một cuộc chiến kéo dài, theo nhà lập pháp Yoo.

Ông Kim đã lợi dụng sự tập trung của quốc tế vào cuộc chiến của Nga với Ukraine để tăng cường các cuộc trình diễn vũ khí của mình, bao gồm hơn 100 vụ phóng phi đạn kể từ đầu năm 2022. Các cuộc phóng thử phi đạn của Triều Tiên được nhấn mạnh bởi những lời đe dọa về các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu chống lại Hàn Quốc và các đối thủ khác nếu miền Bắc nhận thấy sự lãnh đạo của mình đang bị đe dọa.


***********
voatiengviet.com

Mỹ cảnh cáo Triều Tiên phải ‘trả giá’ nếu cấp vũ khí cho Nga

Reuters

Các cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực, một quan chức Mỹ cho biết ngày 5/9 và cảnh cáo nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng đất nước của ông sẽ phải trả giá nếu cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng việc cung cấp vũ khí cho Nga “sẽ không tốt cho Triều Tiên và họ sẽ phải trả giá với cộng đồng quốc tế cho điều này”.

Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố “không có gì để nói” về phát biểu của các quan chức Mỹ rằng ông Kim dự định tới Nga trong tháng này để gặp Tổng thống Vladimir Putin và thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Moscow.

Ông Kim kỳ vọng các cuộc thảo luận về vũ khí sẽ tiếp tục, kể cả ở cấp lãnh đạo và “thậm chí có thể là trực tiếp”, ông Sullivan nói.

“Chúng tôi tiếp tục siết chặt cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga”, ông Sullivan nói, và Moscow hiện đang “tìm kiếm bất kỳ nguồn nào họ có thể tìm thấy” đối với các loại hàng hóa như đạn dược.

Ông Sullivan nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên tuân thủ các cam kết công khai không cung cấp vũ khí cho Nga vốn sẽ dẫn tới việc giết hại người dân Ukraine”.

Hôm 4/9, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson nói ông Kim và ông Putin có thể đang lên kế hoạch gặp nhau, và tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ và đồng minh giấu tên cho biết ông Kim có kế hoạch tới Nga ngay trong tuần tới để gặp ông Putin.

Khi được hỏi liệu ông có thể xác nhận các cuộc đàm phán này hay không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Không, tôi không thể. Không có gì để nói cả”.

Theo các nhà phân tích chính trị, khi sự cô lập của Nga vì cuộc chiến ở Ukraine ngày càng gia tăng, nước này ngày càng nhận thấy giá trị ở Triều Tiên. Về phần Triều Tiên, quan hệ với Nga không phải lúc nào cũng nồng ấm như thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô, nhưng giờ đây nước này đang thu được những lợi ích rõ ràng từ nhu cầu kết bạn của Moscow.

Hợp tác quốc phòng Moscow-Bình Nhưỡng

Một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên hồi tháng 11 năm ngoái nói Bình Nhưỡng “chưa bao giờ có ‘thỏa thuận vũ khí’ với Nga” và “không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai”.

Moscow và Bình Nhưỡng đã hứa tăng cường hợp tác quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đã đến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 7 năm nay để tham dự các buổi trình diễn vũ khí bao gồm phi đạn đạn đạo bị cấm của Triều Tiên, hôm 4/9 cho biết hai nước đang thảo luận về khả năng tập trận chung.

Ông Keir Giles, thành viên tư vấn cấp cao của Chương trình Nga và Á-Âu của Chatham House, nói: “Giống như bạn có thể nhận biết một người qua bạn bè của họ, bạn có thể nhận biết một quốc gia thông qua nước bạn mà quốc gia đó có”. “Trong trường hợp của Nga, nước bạn đó hiện bao gồm phần lớn các quốc gia bất hảo.”

Chuyến đi này sẽ là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Kim sau hơn 4 năm và là chuyến đầu tiên kể từ đại dịch virus corona.

Mặc dù thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài hơn cha mình với tư cách là lãnh đạo, nhưng chuyến đi của ông Kim thường được giữ bí mật và an ninh nghiêm ngặt. Không giống như cha mình, người được cho là không thích đi máy bay, ông Kim đã đi máy bay cá nhân do Nga sản xuất trong một số chuyến đi nhưng các quan chức Mỹ nói với New York Times rằng ông có thể đi tàu bọc thép qua biên giới đất liền mà Triều Tiên chia sẻ với Nga.

Ông Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul, cho biết ông Kim có thể muốn nhấn mạnh cảm giác được Nga hậu thuẫn và có thể tìm kiếm các thỏa thuận bán vũ khí, viện trợ và đưa lao động sang Nga.

Hoa Kỳ hồi tháng 8 đã áp đặt các chế tài đối với ba thực thể mà nước này cáo buộc có liên quan đến các thỏa thuận vũ khí giữa Triều Tiên và Nga.

Triều Tiên đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006 và đã thử nhiều loại phi đạn khác nhau trong những năm gần đây.

Nga đã cùng với Trung Quốc chống lại các chế tài mới đối với Triều Tiên, ngăn chặn nỗ lực do Mỹ dẫn đầu và lần đầu tiên công khai chia rẽ Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kể từ khi Hội đồng bắt đầu trừng phạt Bình Nhưỡng vào năm 2006.


***********
voatiengviet.com

Nga: Đông Nam Ukraine hiện là tâm điểm giao tranh

AP

Vùng Zaporizhzhia ở phía đông nam Ukraine đã trở thành điểm nóng giao tranh gần đây nhất trong cuộc chiến kéo dài 18 tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 5/9 tuyên bố trong khi lực lượng của Kyiv đẩy mạnh cuộc phản công.

Ông Shoigu nói với các sĩ quan quân đội Nga rằng Ukraine đã điều động các lữ đoàn trừ bị do các đồng minh phương Tây của Kyiv huấn luyện đến đó. Ông không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố của ông, vốn không thể được kiểm chứng độc lập.

Giao tranh ở phía đông nam có thể là một trong những chìa khóa của cuộc chiến. Nếu hệ thống phòng thủ của Nga ở đó sụp đổ, lực lượng Ukraine có thể tiến về phía nam tới bờ biển và có khả năng chia cắt lực lượng Nga thành hai.

Khẳng định của ông Shoigu đã được chứng thực một phần bởi các báo cáo và đánh giá khác về nỗ lực kéo dài ba tháng của Ukraine nhằm đánh đuổi quân đội của Điện Kremlin.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức nghiên cứu, trích dẫn các đoạn phim được định vị địa lý, ngày 5/9 nói rằng bộ binh hạng nhẹ của Ukraine đã tiến vượt ra ngoài một số hào chống tăng và bãi mìn dày đặc tạo nên hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga ở Zaporizhzhia.

Tuy nhiên, họ nói không thể khẳng định rằng hệ thống phòng thủ đã bị chọc thủng hoàn toàn vì không có thiết giáp hạng nặng nào của Ukraine được nhìn thấy trong khu vực.

Chính ở phía nam, các lữ đoàn Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi gần đây nhất trên chiến trường khi cuộc phản công tiến về phía trước dưới hỏa lực dày đặc.

Các quan chức Ukraine tuyên bố kể từ khi cuộc phản công khốc liệt bắt đầu khoảng ba tháng trước, Ukraine đã tiến được 7 km trong khu vực Zaporizhzhia. Quân đội đã vượt qua các công sự dày đặc của Nga vào tuần trước để chiếm lại làng Robotyne. Đó là chiến thắng có ý nghĩa chiến thuật đầu tiên của Ukraine ở khu vực đó.

Theo ông Pavlo Kovalchuk, phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, các lực lượng Ukraine đã đạt được nhiều tiến bộ hơn trong khu vực đó và đang củng cố các vị trí chiếm được vào sáng ngày 5/9.

Tuyên bố trên chiến trường của cả hai bên đều không thể kiểm chứng.

Các nhà quan sát quân sự cho biết, nếu quân Ukraine tiến chỉ cách Robotyne 15 km, họ có thể trong vòng tầm bắn vào các tuyến đường vận tải đông-tây của Nga và có khả năng làm suy yếu khả năng chiến đấu của Moscow.

Lực lượng Ukraine đang tiến quân mà không có sự yểm trợ từ trên không, khiến tiến độ của họ khó khăn hơn và chậm hơn, trong khi Nga đã phát động lực lượng riêng của mình ở phía đông bắc để kìm hãm lực lượng Ukraine và ngăn họ tái triển khai về phía nam.

Theo Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một cơ quan nghiên cứu, Ukraine đã điều chỉnh chiến thuật phản công của mình trong những tuần gần đây, chuyển từ nỗ lực tấn công phòng tuyến của Nga bằng cách sử dụng thiết giáp do phương Tây cung cấp sang các cuộc tấn công chiến thuật được lên kế hoạch tốt hơn nhằm đạt được lợi ích gia tăng.

“Tuy nhiên, cách tiếp cận này chậm, với tiến độ khoảng 700–1.200 mét cứ sau mỗi 5 ngày, cho phép các lực lượng Nga thiết lập lại,” Viện cho biết trong một đánh giá hôm 4/9.


*********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn