Phạm Lưu Vũ - Gieo nhân nào gặt quả nấy là gì ?

Thứ Sáu, 08 Tháng Ba 20248:00 SA(Xem: 477)
Phạm Lưu Vũ - Gieo nhân nào gặt quả nấy là gì ?

phat_121 

Bài viết này nhằm vạch mặt tên ma tăng tiếp theo trong làng cà sa là Vương Tấn Việt, kẻ tiếm xưng pháp danh là Thích Chân Quang.

Tên trọc này cũng đặc biệt lưu manh, ra sức thao túng và xuyên tạc Nhân Quả trong đạo Phật một cách có hệ thống, xuyên tạc hết sức bậy bạ và thô thiển, làm hại đến huệ mạng của vô số phật tử nhẹ dạ, cả tin. Tội lỗi này là không để đâu cho hết.

Y đã “giảng” một cách hết sức méo mó, sai lệch và lố bịch câu cửa miệng nói trên, cũng nhằm hù dọa và moi tiền cúng dường của chúng phật tử. Hơn thế nữa, tên này còn hết sức háo danh, thuê người viết ca khúc tự ca ngợi mình, thuê bọn vô danh đầu đường xó chợ tôn vinh là “nhân tài đất Việt”. Giương cao chủ nghĩa sùng bái cá nhân, như sùng bái… lãnh tụ, tự xem mình đồng nghĩa với… đạo pháp, với đất nước và dân tộc, sai đệ tử “chụp mũ” cho những ai chửi mình là “phản động”, là “phá hoại đạo Phật”…

Y nói cười nhảm nhí và hết sức trơ trẽn, coi cộng nghiệp tuệ giác con Rồng cháu Lạc của chúng sinh đất Việt không là cái gì cả. Y đã xuyên tạc thô thiển luật Nhân Quả như thế nào?

Rằng làm thợ hồ kiếp này là do kiếp trước phá nhà, làm bác sĩ kiếp này là do kiếp trước giết người, làm nhà giáo kiếp này là do kiếp trước đốt sách, lúc trẻ thích đi du lịch thì về già sẽ bị bại liệt, phải nằm một chỗ…Đặc biệt, y còn bảo kiếp trước thích câu cá (đánh lừa cá), thì kiếp này sẽ làm nghề… lừa đảo. Y nói ra điều này chắc cũng không biết, rằng ông bác (nhận vơ?) đã quá cố của y từng rất thích câu cá.

Vân vân và… vân vân.

Nhân Quả trong luân hồi có thực đơn giản và thô thiển như hàng tôm hàng cá… ấy hay không? Không hề.

Vậy vì sao có câu: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”?

Hai chữ “Gieo nhân” ở đây nghĩa là tạo nghiệp, nghiệp tức là “Nhân địa”. Vậy thì phải hiểu câu này là: “Tạo nghiệp nào thì sẽ gặt quả nấy”.

“Nghiệp” ở đây là những “nghiệp” gì? Tổng cộng có mười “nghiệp”, tương ứng với “thập pháp giới”, gồm “lục Phàm” và “Tứ Thánh”.

Lục Phàm gồm (tính từ dưới lên): 1- Địa ngục, 2- Ngạ quỷ, 3- Súc sinh, 4- Người, 5- A Tu La, 6- Trời.

Tứ Thánh gồm (cũng tiếp theo thứ tự): 7- Thanh văn, 8- Duyên Giác, 9- Bồ Tát, 10- Phật.

Trong thập pháp giới sở dĩ có luân hồi, là vì có Nhân Quả. Sở dĩ có Nhân Quả, là vì có “Thập giới tương nhiếp”, hai luật này huân tập lẫn nhau, từ vô thủy đến… vô chung. “Thập giới tương nhiếp” nghĩa là trong bất kỳ pháp giới nào, đều chứa 9 pháp giới còn lại. Chính nhờ điều này, mà Nhân Quả là bất khả tư nghị, và người ta mới có thể tu thành Phật, thành Tiên, thành Người hay thành Ma… đều được cả, tất cả mọi cơ hội đều bình đẳng như nhau.

“Thập giới tương nhiếp” cũng có nghĩa là “trong Một có tất cả”, Pháp giới cũng tức là “Nhân địa”. Và vì “trong Một có tất cả”, nên mỗi khi ta làm một việc gì đó (cũng tức là gieo nhân), thì có khi mang “nghiệp” người, có khi “nghiệp” khác sẽ hiện ra, tùy theo hoàn cảnh lúc đó. Nghiệp nào hiện ra, thì đời sau sẽ “gặt” đúng “quả” đó. Đối với người tu hành, dùng “nghiệp” nào làm “Nhân địa tu hành” là tối quan trọng. Nếu dùng “nghiệp” phàm phu làm “nhân địa tu hành”, thì chả khác nào nấu cát mà mong thành cơm…

Kẻ nghĩ tới chuyện xấu, nói lời bất nhân, làm chuyện độc ác… thì nghiệp Địa ngục đã hiện ra. Người bình thường có thể không nhìn thấy, nhưng những bậc có thiên nhãn sẽ nhìn thấy. Gieo "nhân" Địa ngục ắt sẽ gặt “quả" Địa ngục. Kẻ nghĩ tới chuyện ngu xuẩn, nói lời dốt nát, làm chuyện thậm ngu… thì nghiệp Súc sinh đã hiện ra, ắt sẽ gặt quả Súc sinh, v.v…

Người nghĩ tới thập thiện, nói ra câu lành, làm việc nhân đức… thì nghiệp Trời đã hiện ra, ắt sẽ gặt quả chư thiên. Người nghĩ tới chuyện đứng đắn, nói lời tử tế, làm việc vô hại… thì đó là nghiệp Người, ắt vẫn gặt quả làm Người.

Người nghĩ tới đạo lý, nói lời sáng suốt, làm việc kỳ diệu… thì nghiệp Thánh đã hiện ra, ắt sẽ gặt quả Thánh. Người nghĩ tới chúng sinh, nói lời Giác ngộ, làm việc đại từ, đại bi… thì đó là nghiệp Phật, Bồ Tát đã hiện ra ắt sẽ thành Phật, Bồ Tát...

Đó mới thực sự là ý nghĩa của câu: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”. Và đó là một… “huyền cơ” đấy, chớ có xem thường.

Về Vương Tấn Việt, nhà báo Chu Vĩnh Hải ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có bài “nhận chân” tên ma tăng Thích Chân Quang này từ lâu. Cách đây hơn chục năm, trong két của y để ở chùa Pháp Quang, riêng tiền mặt đã có tới hơn 5 tỉ, chưa kể vàng bạc, đá quý và ngoại tệ… Thậm chí có cả “sổ đỏ” của một khu đất rộng hàng ngàn mét vuông.

Một kẻ “họ Thích” mà tích trữ tiền của nhiều đến như thế, thì rõ ràng là phạm giới hết sức nghiêm trọng, lẽ ra phải tống cổ y ra khỏi Giáo hội từ lâu. Nhưng càng ngày y càng bậy bạ, còn dám phản phúc đến mức xuyên tạc cả võ công oanh liệt của vị anh hùng Dân Tộc Lý Thường Kiệt, khi Ngài đem quân dân Đại Việt sang hạ thành Ung Châu bên nước Tống.

Trong cái làng cà sa đông như… quân Nguyên này, thì những hạng ma tăng như y còn nhiều lắm, cả đại Ma, trung Ma và tiểu Ma.

Mặc dù thừa biết bọn họ muốn “chia lửa” dư luận trên mạng xã hội, với những phát ngôn vớ vẩn và tối tăm của các loại quan chức trong công sở, trong nghị trường… đến mức họ dám nhân danh cả Phật để “hành” nghiệp ngạ quỷ, súc sinh… thì rất cần phải tiếp tục vạch mặt. Không thể khoanh tay ngồi nhìn họ cứ ngày ngày ngồi trên “pháp tràng”, tay cầm micro, miệng uốn lưỡi cú diều mà làm hại huệ mạng của vô số những con Rồng, cháu Lạc trên mảnh đất này.

PHẠM LƯU VŨ 07.03.2024

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn