Nghề độc lạ ở Trung Quốc: Bán thời gian rảnh, làm “bạn cho thuê” để kiếm tiền

Thứ Ba, 05 Tháng Ba 20249:00 SA(Xem: 538)
Nghề độc lạ ở Trung Quốc: Bán thời gian rảnh, làm “bạn cho thuê” để kiếm tiền
https-cms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2s3ap-northeast-1amazonawscom-images-0-3-6-9-47309630-1-eng-gb-gettyimages-2006551929-4317.jpg
Một số người trẻ tuổi ở Trung Quốc đang làm công việc "bạn cho thuê" để trang trải chi phí sinh hoạt (Ảnh: Getty)

Yang, một nữ blogger 27 tuổi ở Bắc Kinh, đã đến cửa hàng IKEA để gặp khách hàng đầu tiên của mình, một chàng trai trẻ sẵn sàng chi 125 NDT (17 USD) một giờ để cô bè bạn với anh ta.

Cô không biết phải mong đợi thêm điều gì ngoài việc anh muốn có ai đó để trò chuyện. Yang nhanh chóng nhận ra anh và cả hai đi dạo quanh cửa hàng một lúc trước khi tìm được một chiếc ghế dài trưng bày để ngồi. Trong 2 giờ tiếp theo, anh ta phàn nàn với Yang về bạn gái của mình.

"Anh ấy sẽ hỏi tôi nghĩ gì từ góc độ của phụ nữ. Tôi đoán anh ấy không có bạn nữ để nói chuyện và anh ấy cũng không muốn phàn nàn về bạn gái của mình với bạn bè", Yang cười nói, kể lại trải nghiệm của mình. “Giới trẻ ngày càng cô đơn hơn. Một số người rất căng thẳng trong công việc và một số phải chịu áp lực từ chính gia đình họ”.

Sự kết hợp giữa căng thẳng và cô đơn đã mở ra cơ hội kinh doanh cho những người trẻ tuổi ở Trung Quốc: cho thuê thời gian rảnh rỗi để kiếm thêm tiền.

Đó là sự kết hợp gần như hoàn hảo giữa cung và cầu. Về phía cung, sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc, tình trạng sa thải nhân viên và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục đã tạo ra một lượng lớn người dư dả thời gian và có nhu cầu kiếm thêm tiền. Về phía cầu, áp lực to lớn tại nơi làm việc và xã hội đã thúc đẩy giới trẻ tìm kiếm những cách mới để trút giận và giải tỏa.

Như Yang giải thích: "Nếu bạn trả tiền để có người đi cùng, bạn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Bạn không cần phải thỏa hiệp như khi ở cùng bạn bè hay gia đình".

Các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc như Douyin và Xiaohongshu đã trở thành nền tảng phổ biến cho các dịch vụ này. Rất nhiều cư dân mạng bắt đầu đăng quảng cáo của chính họ vì tò mò và một số đã thành công khi biến nó thành một nghề tay trái.

Yang cho biết tính đến nay cô đã có 7 khách hàng, tất cả đều dưới 35 tuổi. Hầu hết họ đều có công việc toàn thời gian căng thẳng và có một chút tiền nhàn rỗi, chẳng hạn như người đàn ông phải liên tục làm hài lòng khách hàng của mình tại nơi làm việc và muốn tự mình trở thành "khách hàng" vào cuối tuần. Một người đàn ông khác gặp rắc rối với cuộc hôn nhân của mình và đã yêu cầu Yang trở thành người lắng nghe. Một bà mẹ nội trợ đã nhờ Yang đi cùng đến các hoạt động ngẫu nhiên, bao gồm cả việc xem bói, vì bạn bè của cô không có thời gian đi chơi với cô.

Công việc hàng ngày của Yang là influencer trên Douyin, chuyên giới thiệu các nhà hàng và cửa hàng. Cô cho biết công việc làm thêm của cô sẽ không khiến ai trở nên giàu có nhưng nó mang lại một nguồn thu nhập kha khá. Để an toàn và đảm bảo không có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cô chỉ gặp họ ở nơi công cộng.

https-cms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2s3ap-northeast-1amazonawscom-images-aliases-articleimage-3-1-6-9-47309613-1-eng-gb-ap23136057680538-5451.jpg
Những người đi làm đi qua một ngã tư trong giờ cao điểm buổi sáng ở Bắc Kinh (Ảnh: AP)

Nhu cầu được lắng nghe

Alaia Zhang, 22 tuổi, cũng cho hay cô tiếp nhận rất nhiều khách hàng có mong muốn tìm người chỉ để trò chuyện.

Sinh sống tại Quảng Châu và hiện không có việc làm, Zhang nhận làm “bạn cho thuê” trên mạng xã hội Xiaohongshu để kiếm tiền. Cô chỉ nhận khách hàng nữ vì lý do an toàn và nói rằng cô muốn trở thành một vị thầy tâm linh trong tương lai. Khách hàng đầu tiên của cô là một phụ nữ trẻ sống nội tâm, người đã trả tiền để cô cùng tham gia một lớp học khiêu vũ. Hầu hết các khách hàng khác đều trả tiền cho cô chỉ để được lắng nghe.

“Giới trẻ ngày nay có rất nhiều lo lắng nhưng họ không muốn truyền sự tiêu cực đó cho bạn bè hay gia đình, hoặc họ không cảm thấy mình có những người đáng tin cậy để chia sẻ điều đó”, Zhang nói. "Mọi người đều cô đơn, ngay cả tôi cũng cô đơn".

Theo quan điểm của Zhang, giới trẻ ngày nay ít sẵn sàng dành thời gian và công sức để hình thành những mối quan hệ sâu sắc và tin cậy vì họ sợ bị tổn thương.

“Việc trả tiền để một người lạ lắng nghe, trút giận sẽ dễ dàng hơn nhiều”, cô nói. "Sự đồng hành được trả tiền nằm giữa liệu pháp tâm lý chuyên nghiệp và việc không nhận được sự giúp đỡ nào cả. Nó mang lại sự thoải mái và bình thường hơn".

Zhang cho biết thị trường “bạn cho thuê” có tiềm năng lớn vì rất nhiều người trẻ quan tâm đến sức khỏe tâm thần của mình nhưng không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có sự kỳ thị khi tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần.

https-cms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2s3ap-northeast-1amazonawscom-images-aliases-articleimage-8-8-5-2-47312588-3-eng-gb-cropped-1708513216ap22051517343654-6021.jpg
Người tìm việc kiểm tra các thông tin tuyển dụng tại một chợ lao động ở Thanh Đảo, Trung Quốc. Áp lực kinh tế, xã hội lên giới trẻ nước này ngày càng lớn (Ảnh: AP)

Các vấn đề xã hội đằng sau

Yi Xiang, chủ tiệm mát-xa 30 tuổi đến từ Ôn Châu, đã thuê một người bạn đồng hành khi đến thăm Hàng Châu. Là một người mù và sống hướng nội, dịch vụ này giúp đỡ ông rất nhiều khi không có tình nguyện viên khuyết tật.

Một phụ nữ trẻ hướng ngoại quê ở Liêu Ninh đến Hàng Châu để phỏng vấn xin việc là người được Yi lựa chọn. Cô đưa ông đi thăm Hồ Tây nổi tiếng với giá 200 NDT. Cô miêu tả phong cảnh cho ông nghe, giúp ông cảm nhận những chiếc lá trên cây ven hồ và thảo luận về cuộc sống cũng như nguyện vọng của họ.

“Những người bạn không khuyết tật của tôi sống xa tôi và họ không phải lúc nào cũng có thời gian”, Yi nói. "Việc trả tiền cho dịch vụ này dễ dàng hơn và thật thú vị khi thuê một người lạ đưa tôi đi tham quan. Lần nào tôi cũng có thể gặp một người mới".

Yi cho biết sự bùng nổ của tình bạn có trả phí có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và những ảnh hưởng còn sót lại của quy định một con trước đây.

“Rất nhiều người trẻ thất nghiệp, vì vậy việc họ kiếm thêm tiền là điều hợp lý vì nhu cầu về những dịch vụ như vậy là điều hợp lý”, Yi nói. "Hầu hết mọi người ngày nay sống trong các căn hộ cao tầng, không giống như cách các gia đình thường giúp đỡ lẫn nhau ở làng quê".

“Trẻ em ngày nay lớn lên mà không có anh chị em, đồng nghiệp có thể cạnh tranh với chúng. Một hướng dẫn viên du lịch bán thời gian từng nói với tôi rằng anh ấy sẵn sàng đưa chúng tôi đi du lịch vì người khuyết tật không cạnh tranh với anh ấy nên anh ấy cảm thấy thoải mái khi ở cạnh chúng tôi", Yi nói thêm.

Xu hướng này cũng đang thu hút giới trẻ Trung Quốc ở nước ngoài. Cindy Lu, 31 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do ở Toronto, Canada nhận khách hàng nữ từ tháng 8 năm ngoái.

Hầu hết khách hàng của cô là sinh viên quốc tế Trung Quốc. Lu kể lại rằng một người mẹ ở Trung Quốc đại lục đã tìm thấy cô trên Xiaohongshu và nhờ Lu đưa con gái đi ăn tối nhân dịp sinh nhật thứ 18 của cô. Người khách hàng này đang là học sinh của một trường nội trú tư thục và rất buồn vì bị bạn bè bắt nạt và cô lập.

“Nhiều sinh viên quốc tế bị căng thẳng về trường học và nghề nghiệp, họ gặp khó khăn trong việc hòa nhập nhưng lại không được tiếp cận với sự trợ giúp chuyên nghiệp”, Lu cho biết. "Đặc biệt là những lần đi khám bác sĩ, việc này thường diễn ra vào các ngày trong tuần và bạn bè của họ không có thời gian để giúp đỡ họ".

6466f2a8a310b60580cd3d65-2988.jpeg
Dịch vụ thuê người đồng hành tại bệnh viện đang "nóng" ở Trung Quốc (Ảnh: China Daily)

Dịch vụ tiềm năng trong tương lai?

Trở lại Trung Quốc, một bộ phận nhỏ của thị trường “bạn cho thuê” đang lan rộng một cách đặc biệt nhanh chóng.

Một trong số đó là dịch vụ thuê bạn đi khám bác sĩ cùng. Vai trò này cũng có tiêu chuẩn cao hơn so với những người thuê bạn đi giải trí. Người cung cấp dịch vụ phải biết rõ về hệ thống chăm sóc sức khỏe địa phương, nghiên cứu trước tình trạng và tiền sử bệnh của khách hàng, xếp hàng chờ khách hàng trước khi họ đến và hỏi bác sĩ những câu hỏi phù hợp.

Cui Pei, 38 tuổi ở Tây An, đã làm việc này được một năm rưỡi. Bà là một bà mẹ nội trợ với 2 đứa con và quản lý danh sách cho thuê trên Airbnb. Bà trở thành bạn cho thuê toàn thời gian tại bệnh viện vì nhu cầu đã “tăng vọt”.

Hầu hết khách hàng của bà là những người trưởng thành đang làm việc ở thành phố khác hoặc ở nước ngoài thuê bà đưa cha mẹ của họ ở quê đến bệnh viện. Khách hàng của bà đã tìm thấy dịch vụ của bà trên Xiaohongshu cũng như thông qua một nhóm cộng đồng hưu trí ở địa phương.

“Đây được gọi là ‘nền kinh tế tóc bạc’”, Cui nói. “Ngành công nghiệp này sẽ trở nên khổng lồ vì Trung Quốc có dân số đông và đang già đi nhanh chóng”.

Mọi người ngày càng quan tâm đến việc trở thành kiểu “bạn cho thuê” này vì có quyền tự do sắp xếp lịch trình và không cần sơ yếu lý lịch. Cui cho biết những người cung cấp dịch vụ như bà có thể kiếm được trên 6.000 NDT/tháng. Nhiều người đã tìm đến Cui thông qua Xiaohongshu để trở thành “học trò” của bà nhưng bà không nhận những học viên trên 50 tuổi vì công việc khá mệt mỏi về thể chất.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Tư, 06 Tháng Ba 20243:39 CH
Khách
bài thơ quá hay, xin cảm ơn người lính cùng binh chủng Dù
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 20248:03 CH
Khách
Một lầm lẫn tai hại của tôi . Xin BBT chuyển bài góp ý trên qua mục văn học Nghệ thuật , bài : Phim ảnh và Chỉ thị 24: Xã hội phân mảnh trong một chính thể ‘lá mặt, lá trái’.
Cám ơn nhiều .
Thứ Ba, 05 Tháng Ba 20247:42 CH
Khách
Muốn tuyên truyền phải nắm vững truyền thông đó là lý do nửa thế kỷ đã qua , Việt cộng vẫn không cho báo tư nhân ra đời ; đừng mơ chi đài truyền hình , đài phát thanh tư nhân .
Ngay cả in ấn ,phim ảnh , kịch nghệ ... cũng được nhà nước kìm chặt , đặt hàng ... cho hát cho diễn mới được hát được diễn . Tự vệ thành Hà Nội đánh Pháp là những ai ? Họ là tập hợp những người yêu nước , không đảng phái, gọi chung tên là VN cách mạng đồng minh hội .

Để rồi bị tận diệt gọn bởi Võ nguyên Giáp bắt tay Pháp,báo cáo mật với nhau chung tay xoá bỏ VNCMĐMH_ vụ Ôn như Hầu là một trong nhiều chứng cớ _
Tác giả bài Bờ Vẫn Quá Xa bị đưa vào Trại Trừng Giới A 20 ở Xuân Phước ... là nơi đi có mà về không , cũng là nơi cựu phi công Lý Tống "tạm trú " trại kế bên dành cho khách hàng tàu Việt Nam Thương Tín quay đầu về với cắt mạng !

Chuyển đến Quý Vị một bài thơ của một Chiến Sĩ Mũ Đỏ QLVNCH trả lời cho một nhà thơ Việt cộng…
Bài thơ thật hay, thắm thía, nhưng không nặng mùi hận thù như văn, thơ của những tay thợ viết vẹm…
Bởi vì Phạm Đức Nhì là một Chiến Sĩ , là một con dân Việt Nam Cộng Hòa..với tấm lòng chan chứa tình người…

(Tặng bạn thơ Trịnh Anh Đạt và cô vợ người Hoa.Trịnh Anh Đạt, một nhà thơ chưa vào Đảng, chưa vào Hội Nhà Văn nhưng đã đoạt nhiều giải thưởng thơ giá trị ở Việt Nam, lúc sang Mỹ dự đám cưới con gái có điện thoại hỏi tôi “Chiến tranh đã khép lại hơn 30 năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn còn nhiều ác cảm, vẫn đối đầu với những người Cộng Sản ?”)

BỜ VẪN QUÁ XA

Tôi, người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
năm 75, 29 tháng tư
khi đoàn tàu chở đơn vị tôi
chuẩn bị rời Vũng Tàu hướng ra Đông Hải

Thương cha mẹ già, đàn em dại
tôi bước lên bờ
ở lại quê hương
nhưng cha mẹ già chưa được gặp
cũng chưa thấy mặt đàn em

Các anh, những người chiến thắng
súng dí sau lưng
đẩy tôi vào trại tập trung

Rồi bằng những lời dối trá
trái tim vô tình
tia nhìn thù hận

Các anh cướp mất của tôi
những tháng năm đẹp nhất cuộc đời

Tôi có người bạn
đói lòng moi mấy củ khoai
các anh đập nát xương bàn tay
mãi mãi mang thương tật

Một người khác
lâu ngày thèm thịt
chụp vội con nhái bên đường
bỏ vào mồm nuốt chửng

Báng súng AK
các anh lao vào ngực, vào bụng
cho đến khi con nhái phòi ra
con nhái lúc vào màu xanh
lúc ra thành màu đỏ

Tôi trở về trên đôi nạng gỗ
nhìn nhà dột, cột lung lay
cha chết đọa đày
các em tứ tán

Mẹ tuổi già, sức yếu
vẫn giãi nắng dầm sương
tôi cắn răng lìa bỏ quê hương
tìm sự sống

Trở về thăm quê mấy lần
trên đường từ Nam ra Bắc
tôi cũng đôi khi nếm được
chút dư vị của chiến tranh

Tôi gặp cả thương binh
từ hai phía
Kẻ chống nạng, người ngồi xe lăn
kẻ mất tay, người sẹo đầu, vẹo cổ

Họ buồn tủi vì phải sống đời nghèo khổ
nhưng không thấy ai lên tiếng oán hờn
với họ, giữa chiến trường
“ chuyện thường tình mũi tên hòn đạn.”

Ở Mỹ, tôi quen hai vợ chồng người Hoa
vợ cô giáo,, chồng luật sư
yêu nhau tha thiết
nhưng định mệnh trớ trêu, oan nghiệt

Cô vợ bị hiếp dâm
ít lâu sau đẻ thằng con
đen như cột nhà cháy
anh chồng ôm mặt khóc như điên như dại
chạy ra khỏi phòng sanh
vợ tay nắm chặt thành giường
ngất lịm

Trở về nhà
cô vợ trẻ người Hoa
đã có thể cho đi đứa con khác màu da
để mỗi ngày người chồng
khỏi thấy vết thương lòng
bị chà đi, xát lại

Nhưng các bạn tôi
làm sao có thể chặt bỏ bàn tay của mình?
làm sao có thể cắt bỏ lá phổi của mình?

Nên mỗi lúc trở trời,
đau đớn
lại nhớ đến các anh

Không giống những thương binh
( mũi tên hòn đạn vô tình )
các bạn tôi mang thương tật
bởi đôi tay độc ác
bởi trái tim độc ác
của các anh

Sau chiến tranh
đối xử với những người ở bên kia chiến tuyến
nhưng cùng tiếng nói, màu da

Biết bao nhiêu phương cách đưa ra
các anh chọn phương cách tàn độc nhất
các anh đã tự đào dòng sông ngăn cách

Nay lại ngồi chễm chệ trên bờ
í ới vẫy chúng tôi qua
Tiếc rằng…… bờ vẫn… quá xa !!!

Phạm Đức Nhì viết xong tháng chạp năm Canh Dần (tháng 1 năm 2011)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn