Mai Bá Kiếm - Tưng bừng “câu like”, âm thầm “đổi tựa”!

Thứ Tư, 26 Tháng Tư 20238:00 SA(Xem: 1354)
Mai Bá Kiếm - Tưng bừng “câu like”, âm thầm “đổi tựa”!

nld_01 

Lúc 15 giờ 30 ngày 22/04/2023, tại Ban Mê Thuột, trời giông làm cây sao đen bật gốc đè cô K.N, 26 tuổi, đi xe máy bị trọng thương. Báo NLĐ giật gân bằng tựa “Công an đưa cây ngã đổ đè cô gái về trụ sở để điều tra”.

Tựa bài “tưng bừng câu like”, cộng đồng mạng nổi sóng cho rằng cây sao đen là thủ phạm! Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh viết châm biếm rằng cái cây khai ra đồng phạm là gió đã làm cây ngã. Gió khai ra thủ phạm chính là Trời, nếu Trời không chỉ đạo, thì gió không thổi. Nghe nói, ông Trời đang bị triệu tập…

Báo Dân Trí giật tựa hiền hơn “Công an thu giữ cây sao đen đổ đè cô gái nguy kịch”, chapeau có nêu “công an đưa về trụ sở để làm tang vật điều tra…”.

Không biết bị Công an hay Tuyên giáo nhắc nhở, hai ngày sau báo NLĐ “âm thầm đổi tựa”: “Công ty CP Đô thị và Môi trường Đắk Lắk báo cáo vụ cây ngã đổ đè cô gái trẻ”. Cây sao đen đúng là tang vật vụ đè người, Công an thu giữ kip thời rất đáng khen, vì nếu không, "cây tang vật" sẽ được cưa thành những tấm thớt bán ngoài chợ. Khi ấy, nếu công an mua thớt về làm tang vật thì thành ngụy tạo giống vụ án Hồ Duy Hải!

Nhưng việc mang cây dài 10 mét về trụ sở làm tang vật thì lần đầu tiên mới thấy. Nếu nhân rộng mô hình này thì sau các cơn bão ở miền Trung, đồn công an nào chứa hết tang vật?

Nhớ lại, lúc 15 giờ 20 ngày 13/10/2018, sét đánh làm đứt dây trung thế rơi xuống đường ướt do trời mưa, trước cổng trường THCS An Lục Long, huyện Châu Thành, Long An. Không may, lúc đó 6 học sinh lớp 6 và 7 ra về bị điện giật, khiến 2 em chết (Đinh Thiên Bảo và Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng sinh 2007) và 4 em trọng thương.

Công an huyện Châu Thành không mang sợi dây trung thế đứt về trụ sở làm tang vật. Dù rằng, Điều 199 của BLHS 2015 quy định “Người nào có trách nhiệm mà trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng gây hậu quả chết người thì có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm”. Trường hợp làm chết 2 học sinh như vụ việc này thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Năm ngày sau, 18/10/2018, Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, mới cử đội kỹ thuật hình sự đến giám định nguyên nhân vụ việc (không có tang vật thu giữ). Rồi 1 tháng sau, 17/11/2018, Viện Khoa học Hình sự kết luận “tại trời xui khiến” nên “Dây điện rơi xuống đường ngay lúc học sinh khối lớp 6-7 tan học đi ra cổng trường để chờ cha mẹ đến đón”.

Hệ quả, ngành điện chỉ hỗ trợ gia đình 2 học sinh tử vong 100 triệu đồng/em; hỗ trợ 4 em bị thương nặng 27-34 triệu đồng/em. Trong khi, nếu vụ án bị khởi tố, ngành điện có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đến 500 triệu đồng!

MAI BÁ KIẾM 25.04.2023

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn