Bí ẩn đằng sau ngôi mộ Tam Quốc khiến mộ tặc không dám xâm phạm

Thứ Ba, 04 Tháng Tư 20239:00 SA(Xem: 1413)
Bí ẩn đằng sau ngôi mộ Tam Quốc khiến mộ tặc không dám xâm phạm

Ngay cả khi triều đại này rơi vào cảnh suy tàn, những kẻ trộm mộ thậm chí còn được nước hoành hành. Vậy nhưng ở vào "thời kỳ hoàng kim" của mộ tặc khi ấy lại có ngôi mộ mà không kẻ nào dám xâm phạm.

Trộm mộ là hành vi của những kẻ tiến vào phần mộ người quá cố và xâm phạm di vật của người quá cố. Tại Trung Hoa, trộm mộ đã trở thành một vấn nạn có nguồn gốc lâu đời.

Mộ tặc bắt đầu nổi lên từ thời Xuân Thu, khi hậu táng trở thành một phong trào thịnh hành lúc bấy giờ. Ở vào thời kỳ nhà Hán, hậu táng ngày càng phát triển với những ngôi mộ bề thế, quy mô và nhiều của cải.

Ngay cả khi triều đại này rơi vào cảnh suy tàn, những kẻ trộm mộ thậm chí còn được nước hoành hành. Vậy nhưng ở vào "thời kỳ hoàng kim" của mộ tặc khi ấy lại có 3 ngôi mộ mà không kẻ nào dám xâm phạm.

Đó chính là nơi an nghỉ của ba đại nhân vật nổi tiếng Tam Quốc: Lưu Bị, Quan Vũ và Gia Cát Lượng.

Mộ Lưu Bị: Giai thoại về một... Lưu Bị còn sống?

Giai thoại về một... Lưu Bị còn sống?

Tương truyền rằng, có người ở thôn Liên Hoa (Bành Sơn, Tân Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc) từng phát hiện một mộ huyệt, được dân bản xứ gọi là "Hoàng phần sơn". Người dân địa phương tin rằng đây chính là nơi an nghỉ của Hoàng đế nhà Thục Hán – Lưu Bị, còn Huệ lăng trong sử sách chẳng qua chỉ là mộ gió chôn áo mũ mà thôi.

"Hoàng phần sơn" sở hữu vị trí tuyệt hảo về mặt phong thủy. Nơi đây được 9 núi bao bọc, tạo thành thế "cửu biện liên hoa", mà phần mộ kia lại vừa vặn tọa lạc ở vị trí trung tâm. Trước phần mộ còn có 2 giếng nối đối xứng, được ví như đôi mắt của rồng.

Nói đến mộ phần Lưu Bị, người dân nơi đây khó có thể quên được những câu chuyện kỳ lạ từng xuất hiện xung quanh mộ huyệt này.

Năm xưa, khi mộ Lưu Bị được phát hiện, nông dân nơi đây đã ra sức đào bới với hi vọng tìm được cổ vật để đổi đời. Để bảo tồn di tích này, chính phủ đã ra lệnh cấm xâm phạm mộ huyệt.

Tuy nhiên, có một số người bởi vì "lòng tham vô đáy", quyết chẳng chịu trắng tay nên đã tìm cách lấy một ít đá trong lăng mộ mang về để trong nhà. Điều kỳ lạ nằm ở chỗ, những người này sau đó không gặp họa tàn phế thì cũng trở nên điên điên khùng khùng.

Người dân nơi đây tin rằng nguồn gốc của những điều bất thường này xuất phát từ số gạch bị mang ra khỏi mộ Lưu Bị. Nghĩ vậy, họ liền đem số gạch này vứt bỏ. Không lâu sau đó, những người bị điên lại trở về bình thường.

Còn có một giai thoại kỳ lạ khác kể rằng, năm xưa mộ của Lưu Bị từng bị trộm một lần, nhưng lại không có bất kỳ hư tổn nào.

Theo giai thoại này, kẻ trộm ban đêm lẻn vào huyệt mộ thì tận mắt thấy một Lưu Bị đang sống sờ sờ, thậm chí còn đem tặng cho chúng rượu ngon, đai ngọc.

Kẻ trộm mừng rỡ vô cùng, không ngờ rằng sau đó đai ngọc biến thành rắn trắng khiến bọn chúng kinh hồn bạt vía. Cũng kể từ đó, không kẻ nào dám xâm phạm tới mộ của Lưu Bị.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20181:00 CH
Sống trong một xã hội bảo thủ đang cởi mở hơn, một bộ phận giới trẻ Arab Saudi loay hoay giữa cái cũ và cái mới khi chọn bạn đời.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một nông dân Trung Quốc tên Meng Zhaoguo tuyên bố đã từng "mây mưa" 40 phút với một phụ nữ đến từ... hành tinh khác khiến cả thế giới chấn động.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng…
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20173:00 CH
Sau ông Đinh La Thăng, hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao tại nhiều địa phương (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Nam...) tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!