Tại sao một số môn võ yêu cầu người tập hét lên khi ra đòn?

Thứ Sáu, 30 Tháng Chín 20225:00 SA(Xem: 1889)
Tại sao một số môn võ yêu cầu người tập hét lên khi ra đòn?

Giống như kỹ thuật, kỷ luật và sự thành thạo các đòn thế trong võ thuật, tiếng hét thô bạo chủ yếu đến từ sự co lại của cơ hoành. Việc này đóng vai trò quan trọng trong nhiều môn võ thuật.

Một số môn võ của Nhật Bản như aikido, karate, kobudo, kendo hay judo thường yêu cầu người tập hét lên "Kiai"; teakwondo của Hàn Quốc là "Kihap"; muay Thái dùng âm "Aish". Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long cũng nổi tiếng vì những tiếng hét chói tai khi ra đòn.

Lý Tiểu LongLý Tiểu Long cũng nổi tiếng vì những tiếng hét chói tai khi ra đòn.

"Kiai" gồm "ki", có nghĩa là sức mạnh/năng lượng hoặc tâm trạng/tâm thế, "a" là dấu hiệu nhấn mạnh. "Ki" trong "Kihap" có nghĩa là năng lượng, "hap" là tham gia, sự hài hòa hoặc khuếch đại.

Dù mỗi môn võ có tiếng hét khi ra đòn khác nhau, nhưng khái niệm, cách ứng dụng... Lại có nhiều điểm tương đồng.

Dưới đây là một số khái niệm chính về việc hét lên khi ra đòn.

Tiếng hét trong võ thuật chủ yếu gồm 1 hoặc 2 âm tiết. Âm thanh phải bắt nguồn từ cơ hoành thay vì cổ họng vì nó được cho là giúp ngăn ngừa tổn thương nội tạng nhờ siết chặt các phần cơ cốt lõi (core). Kỹ thuật này còn được coi là cách tăng thêm tốc độ và sức mạnh trong di chuyển hoặc tấn công.

Như bất kỳ hình thức vận động mạnh khác, võ thuật đòi hỏi nhiều năng lượng và oxy. Tiếng hét này cho phép người tập võ phát triển kỹ thuật hô hấp thích hợp khi tấn công. Việc này đã được võ thuật phương Tây và một số môn thể thao chiến đấu khác học hỏi và ứng dụng.

Tiếng hét cũng được coi là phương pháp hỗ trợ tập trung và giải phóng năng lượng thông qua đòn thế tấn công.

Karate KiaiTiếng hét này cho phép người tập võ phát triển kỹ thuật hô hấp thích hợp khi tấn công.

Tương tự như thuật ngữ "battle-cry" (tiếng hét, tiếng trống xung trận), tiếng hét đóng vai trò như lời tuyên bố đầy tự tin của một chiến binh, có thể phần nào gây sốc, hăm dọa đối phương. Khi hét lên "Kiai" hoặc "Kihap" khi ra đòn một cách ác liệt, đó là dấu hiệu cho thấy bạn sẽ không dừng lại.

Tuy nhiên, dù nhiều môn võ truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan sử dụng tiếng hét trong giao đấu làm lợi thế, một số môn thể thao chiến đấu khác như boxing, võ thuật tổng hợp (MMA) hiếm khi hét lên trong khi thi đấu.

Sự khác biệt này chủ yếu đến từ cách vận dụng hơi thở và phong cách chiến đấu. Boxing/MMA có nhịp độ rất nhanh, hét lên được chứng minh gây ra phản tác dụng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20181:00 CH
Sống trong một xã hội bảo thủ đang cởi mở hơn, một bộ phận giới trẻ Arab Saudi loay hoay giữa cái cũ và cái mới khi chọn bạn đời.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một nông dân Trung Quốc tên Meng Zhaoguo tuyên bố đã từng "mây mưa" 40 phút với một phụ nữ đến từ... hành tinh khác khiến cả thế giới chấn động.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng…
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20173:00 CH
Sau ông Đinh La Thăng, hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao tại nhiều địa phương (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Nam...) tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!