Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Thứ Bảy, 10 Tháng Chín 20227:00 SA(Xem: 1750)
Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Nếu hình dung về những công việc dạng "làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ", hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề vật lý xa xôi: các nhà thiên văn quan sát qua kính viễn vọng các thiên hà tít tắp, hoặc các nhà thí nghiệm "nghịch" với các hạt cơ bản trong máy gia tốc hạt.

Khi các nhà sinh vật học cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn sâu xa của vũ trụ, họ cũng có xu hướng tiếp cận bằng vật lý học nhằm lý giải. Nhưng theo một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên trang Science, đôi khi vật lý - môn học của thế giới vật chất - cũng "bó tay" với vài vấn đề sinh học.

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã đặt câu hỏi tại sao, một cách tương đối, động vật lớn lại đốt ít năng lượng hơn và đòi hỏi ít thức ăn hơn động vật nhỏ. Tại sao một con chuột chù nhỏ bé lại cần tiêu thụ lượng thức ăn gấp 3 lần trọng lượng cơ thể của nó trong khi một con cá voi khổng lồ có thể no đủ hàng ngày chỉ bằng 5-30% trọng lượng cơ thể, với thức ăn chủ yếu là loài nhuyễn thể?

Xét một cách tương đối, con chuột tí hon "phàm ăn" hơn cả cá voi khổng lồ.Xét một cách tương đối, con chuột tí hon "phàm ăn" hơn cả cá voi khổng lồ.

Mặc dù những nỗ lực trước đây để giải thích "nghịch lý" này đã dựa vào vật lý và hình học, các nhà sinh học tin rằng câu trả lời thực sự nằm ở tiến hóa. Chìa khóa là việc tối ưu hóa khả năng có con của các sinh vật.

Câu hỏi đau đầu, vật lý cũng gặp khó

Nỗ lực giải thích đầu tiên cho hiện tượng "chuột ăn lắm, cá voi ăn ít" hay nói đúng hơn là mối quan hệ bất tương xứng giữa kích thước cơ thể với nhu cầu chuyển hóa, diễn ra cách đây gần 200 năm.

Vào năm 1827, 2 nhà khoa học Pháp Pierre Sarrus và Jean-François Rameaux lập luận rằng mức chuyển hóa năng lượng nên tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt cơ thể thay vì khối lượng hay thể tích. Vấn đề ở chỗ, chuyển hóa tạo ra nhiệt lượng, và lượng nhiệt mà một con vật có thể phân tán ra môi trường lại phụ thuộc vào diện tích bề mặt cơ thể của nó.

Trong 185 năm kể từ khi Sarrus và Rameaux đưa ra lời giải, nhiều nỗ lực khác đã được đề xuất.

Voi châu Phi còn ăn khiêm tốn hơn, với mức tiêu thụ 4-7% khối lượng cơ thể/ngày.Voi châu Phi còn ăn khiêm tốn hơn, với mức tiêu thụ 4-7% khối lượng cơ thể/ngày.

Được cho là nổi tiếng nhất trong số này là nghiên cứu của Mỹ do Geoff West, Jim Brown và Brian Enquist xuất bản vào năm 1997. Họ đề xuất một mô hình mô tả sự vận chuyển của các vật chất thiết yếu thông qua mạng lưới các ống phân nhánh, mô phỏng hệ thống tuần hoàn.

Họ cho rằng mô hình của họ cung cấp "một cơ sở lý thuyết, cơ học để hiểu vai trò trung tâm của kích thước cơ thể trong mọi khía cạnh của sinh học".

2 lời giải trên giống nhau về mặt học thuật. Giống như nhiều cách tiếp cận khác được đưa ra trong thế kỷ qua, họ cố gắng lý giải các mô hình sinh học bằng cách viện dẫn các ràng buộc vật lý và hình học.

Vấn đề nằm ở tiến hóa

Các sinh vật sống không thể tồn tại bất chấp các quy luật vật lý. Tuy nhiên, sự tiến hóa đã được chứng minh là rất giỏi trong việc tìm ra cách khắc phục những hạn chế về vật lý và hình học.

Trong nghiên cứu mới của mình, các nhà sinh học tại Đại học Monash quyết định xem điều gì sẽ xảy ra với mối quan hệ giữa tỷ lệ trao đổi chất và kích thước nếu bỏ qua các ràng buộc vật lý và hình học.

52933-voi-va-kien

Họ phát triển một mô hình toán học chỉ ra rằng động vật sẽ dành phần lớn năng lượng trong giai đoạn đầu đời để phát triển và khi đã trưởng thành, phần lớn năng lượng sẽ dành cho việc duy trì nòi giống.

Họ cố gắng xác định xem nhân tố nào trong đời sống động vật chi phối khả năng sinh sản trong cuộc đời chúng, và phát hiện ra là càng các động vật to lớn nhưng tiết kiệm năng lượng giống ví dụ về cá voi ở trên, lại càng thành công trong việc sinh con đẻ cái.

Nói cách khác, chính chọn lọc tự nhiên đã làm việc của nó và khiến điều khó hiểu về mặt vật lý trên. Nhà sinh vật học người Mỹ Theodosius Dobzhansky từng có câu nói nổi tiếng: "Chẳng gì giải thích được sinh học trừ việc đặt nó dưới ánh sáng của thuyết tiến hóa".

Nói tóm lại, đôi khi sinh học và sự sống kỳ diệu đến mức tạo ra những điều tưởng như là "phép màu" trong thế giới vật chất
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20173:30 SA
giới thiệu với Tổng bí thư Tập Cận Bình về trà mộc Tân Cương nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên và trà ướp sen Tuyết San cổ thụ của tỉnh Hà Giang”, theo bản tin của VTV hôm 13/11.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20175:00 CH
1. Đàn ông mà phải cưới vợ là chuyện bất đắc dĩ /2. Đàn ông mà không lấy được vợ là bất thành nhân /3. Có vợ đẹp là bất an /4. Có vợ xấu là bất hạnh
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Tại buổi làm việc ở cơ quan công an, cả 7 người đàn ông đều một mực khẳng định, đứa bé mà chị Xuân sinh ra chính là con của mình.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20177:00 SA
hi cưới, nhiều người cũng e ngại vì chênh lệch tuổi tác quá nhiều nên rất khó chung sống với nhau. Thế nhưng, ông Trọng cùng người vợ kém 52 tuổi đã vượt qua được những điều đó.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Một thượng nghị sĩ từ bang Minnesota là người mới nhất trong một loạt nhân vật có tiếng tăm trong làng giải trí và thế giới chính trị bị tố cáo về tội quấy rối tình dục.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Rich Kids: How to Raise Our Children to Be Happy and Successful in Life” (Tạm dịch: ‘Con nhà giàu: Làm thế nào để nâng cao hạnh phúc và thành công trong cuộc sống của con cái chúng ta’)
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Giả chết, người đàn ông lật tẩy âm mưu giết chồng tàn bạo của người vợ máu lạnh.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Sau 8 lần thất bại trong hôn nhân, ông Sheppard, 69 tuổi, coi cô vợ 28 tuổi người Thái Lan là tình yêu cuối cùng trong đời.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:31 SA
mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Nhân dịp mới đi bệnh viện về, cơ thể của ông lão 70 tuổi mới tổ chức 1 cuộc họp mừng tai qua nạn khỏi.