“Hy sinh” vì khoa học, chuột thí nghiệm bị stress nặng nề

Thứ Năm, 02 Tháng Sáu 20223:00 SA(Xem: 1687)
“Hy sinh” vì khoa học, chuột thí nghiệm bị stress nặng nề

Hiện nay có hơn 120 triệu chuột thí nghiệm được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Nhiều trong số chúng đã quá quen với việc nghiên cứu các tình trạng bệnh như ung thư, viêm khớp và đau mãn tính. Gần như tất cả chúng đều dành hầu hết cuộc đời trong những chiếc lồng nhỏ, trống rỗng và bị nhốt vĩnh viễn trong môi trường đó.

Những phân tích mới từ các nhà khoa học cho thấy, những môi trường nhà ở nhân tạo hạn chế này khiến chuột thí nghiệm rơi vào tình trạng căng thẳng kinh niên, làm thay đổi cơ chế sinh học tự nhiên của chúng. Điều này lại đặt ra những câu hỏi đáng lo ngại về phúc lợi và mức độ đại diện cho những bệnh nhân điển hình.

Các nhà nghiên cứu đã xác định những tác động của nhà ở bằng cách trích xuất dữ liệu từ hơn 200 nghiên cứu, điều tra tác động của thiết kế lồng đối với sức khỏe. Đây vốn được biết rất nhạy cảm với tình trạng căng thẳng ở người, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong và mức độ nghiêm trọng của các bệnh như bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ.

chuot-bach
Nhìn chung, những con vật nuôi trong lồng thường trở nên ốm yếu hơn.

Những nghiên cứu được tổng hợp đều so sánh những loại lồng nhỏ nuôi chuột thông thường, cằn cõi và thô sơ điển hình nhất trong phòng thí nghiệm, với những loại "nhà ở" điều kiện tốt hơn như chứa lồng bánh xe chạy, hộp làm tổ, các không gian bổ sung hoặc các vật dụng khác cho phép các hành vi tự nhiên như đào bới, leo trèo, khám phá và ẩn náu ở chuột. Nhìn chung, những con vật nuôi trong lồng thường trở nên ốm yếu hơn những con ở những nơi có điều kiện tốt hơn. Ví dụ, nếu bị ung thư, chúng đã phát triển các khối u lớn hơn.

Động vật được nuôi trong nhà quá lâu cũng có nguy cơ tử vong cao hơn, tuổi thọ trung bình của chúng giảm xuống khoảng 9%. Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học cũng biết rằng, loài chuột cống và chuột nhắt muốn được thoải mái, tập thể dục và kích thích nhiều hơn mức bình thường được cung cấp. Vì thế khi bị nuôi trong các lồng thí nghiệm, chúng có những biểu hiện lo lắng, căng thẳng và gây ra những hành vi bất thường.

Nhưng đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy nuôi nhốt kham khổ gây ra tình trạng đau đớn mãn tính, đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật.


Khi chuột được chứa trong môi trường kích thích, chúng khỏe mạnh hơn

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học và những nghiên cứu trước đây cũng đã tìm thấy nhiều bằng chứng, xoay quanh các vấn đề phương pháp luận và báo cáo chi tiết thí nghiệm. Chẳng hạn các loài gặm nhấm được sử dụng chủ yếu là đực, rất ít nghiên cứu sử dụng động vật cái.

Hơn nữa, mặc dù điều tra tác động của nhà ở, những 2/3 số nghiên cứu trong phân tích lại không mô tả đầy đủ điều kiện sống của động vật. Những phát hiện mới này ủng hộ giả thuyết cho rằng, chuột sống trong lồng cằn cỗi thiếu sự kích thích có thể không phải mô hình phù hợp. Động vật nghiên cứu thường là giống đực, bị thừa cân, nhiều con còn bị lạnh kinh niên và suy giảm nhận thức.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng sự phục thuộc vào các động vật gọi là "CRAMPED" - lạnh lùng, thừa cân, bất thường, thiên vị đực, sống khép kín và đau khổ - có thể giải thích cho tỷ lệ thành công thấp hiện nay của những nghiên cứu y sinh học. Đã có nhiều ví dụ về các nghiên cứu đưa ra các kết luận khá khác nhau tùy thuộc vào cách nuôi nhốt động vật của chúng. Nghiên cứu mới nhằm đánh giá những mức độ xảy ra của điều này.

Nhà ở đóng vai trò rất quan trọng đối với sinh học của loài gặm nhấm, nhưng thường được mô tả không tốt trong các bài báo, chính điều này cũng có thể giúp giải thích cho "cuộc khủng hoảng khả năng tái tạo": ít nhất 50% kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng không thể được sử dụng lại hay sao chép khi các nhà khoa học khác thực hiện lại một nghiên cứu tương tự.

Nhà ở rất quan trọng đối với sức khỏe của chuột thí nghiệm.
Nhà ở rất quan trọng đối với sức khỏe của chuột thí nghiệm.

Canada hiện chỉ có khoảng 2% động vật nghiên cứu trong tổng số động vật thí nghiệm trên toàn thế giới. Canada chi khoảng 4 tỷ đô la mỗi năm cho nghiên cứu sức khỏe. Theo ước tính, nếu một nửa trong số đó là động vật, trong đó chỉ 50% là có thể sinh sản được, thì Canada có thể sẽ chi khoảng 1 tỷ đô la mỗi năm cho các nghiên cứu động vật không thể tái tạo.

Các tiêu chuẩn của Canada yêu cầu chuột phải được cung cấp vật liệu làm tổ có thể giữ ấm cho chúng, nhưng đã đến lúc phải cải thiện chúng hơn nữa không? Những loại chuồng mà chuột hiện đang sinh sống được xem như một yếu tố quyết định sức khỏe. Và việc làm như vậy sẽ cho phép các nhà nghiên cứu mô hình hóa tốt hơn các yếu tố xã hội đa dạng quyết định đến sức khỏe con người , đồng thời cải thiện sức khỏe của động vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Cô yên tâm đi, tôi mới lĩnh lương, xe đông qúa tôi không dám đút phía sau vì sợ mất cắp nên cuộn lại nhét vào phía trước.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Thấy chồng trong bộ đồ hóa trang hình cá sấu ra khỏi nhà, cô vợ uống một viên thuốc rồi lên giường đánh một giấc ngủ ngắn. Khi tỉnh dậy, thấy mình hoàn toàn mạnh khỏe
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Hai đoạn video có độ dài hơn 19 phút được quay một cách kỹ lưỡng, cho thấy hàng chục cô gái xếp hàng rồi lần lượt theo thứ tự trú bỏ lớp khăn quàng bên ngoà
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Thời nào cũng vậy, những người làm kẻ thứ 3 bao giờ cũng bị xã hội lên án. Họ bị coi là những kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Du khách sờ ngực, tay và chân của Samantha. Hai ngón tay của robot bị gãy và toàn thân bị hư hỏng nặng", Santos kể về cách mà con robot tình dục này bị lạm dụng tại hội chợ.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Theo tôi, không nhất thiết phải mời Jack Ma Ma của Trung Quốc sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm làm giàu và thành đạt cho thanh niên Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Bí thư tỉnh ủy bị bệnh nặng. Lúc đã nguy kịch, ông dặn vợ con phải "cáo phó" cẩn thận trên truyền hình, báo chí, thông báo cho các nơi đến phúng viếng.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Tôi không đa nghi nhưng luôn hoài nghi khoa học. Những biểu hiện của Phan Anh sau vụ đấu tố về "động cơ share clip cá chết"
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ông đáng tuổi cha chú, lại là đại biểu Quốc hội nữa, lẽ thường tôi cũng tôn trọng ông như bao người khác nhưng khi nghe báo chí đưa tin tại buổi txe
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Một tỷ phú người Hoa đưa ra những tuyên bố gây sốc về mối liên hệ giữa vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370 và một loạt các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, theo Vision Times.