Rùng mình với loài cá chuyên đớp vào chỗ mà nam giới cực kỳ sợ

Chủ Nhật, 27 Tháng Sáu 20217:00 CH(Xem: 2753)
Rùng mình với loài cá chuyên đớp vào chỗ mà nam giới cực kỳ sợ

Có hàm răng giống con người, lại chuyên tấn công vào "chỗ hiểm", loài cá Pacu khiến người đi biển cực kỳ khiếp hãi.

Rùng mình với loài cá chuyên đớp vào chỗ mà nam giới cực kỳ sợ - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Pacu là tên một loại cá có hàm răng giống con người, có thói quen ăn tinh hoàn của nạn nhân, vốn thường được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon. Tuy nhiên mới đây, người ta lần đầu tiên ghi nhận một con cá "thích ăn tinh hoàn" của nam giới được tìm thấy ở vùng biển châu Âu.

Cụ thể, theo trang tin tức địa phương Gentside đưa tin, ngư dân Einar Lindgreen đã bắt được 1 con cá Pacu mắc kẹt trong một cái bẫy lươn ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Thụy Điển.

Điều này cho thấy loài cá này có thể đã mở rộng địa bàn hoạt động, và thích nghi với môi trường nước mặn để kiếm ăn, sinh sống.

Được biết, cá Pacu chủ yếu sống nhờ các loại hạt và trái cây rơi xuống mặt nước. Sở hữu hàm răng to bản và cứng là cách để Pacu nghiền nát phần vỏ cứng của các hạt để hưởng phần nhân bên trong. Chúng không phải loài ăn thịt như piranha.

Dẫu vậy theo ông Henrick Carl - đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Đan Mạch, mặc dù bình thường cá Pacu không nguy hiểm đối với con người, nhưng đã có những vụ việc một số người đàn ông bị loài cá này cắn đứt tinh hoàn.

"Bình thường, cá Pacu không nguy hiểm với người nhưng vết cắn của nó khá nghiêm trọng. Đã có nhiều sự cố ở các quốc gia chẳng hạn như Papua New Guinea, nơi một số đàn ông bị loài cá này cắn đứt tinh hoàn", ông Henrick cho biết.

"Chúng cắn người khi đói và thường nhắm vào tinh hoàn", ông Henrick nói thêm.

Rùng mình với loài cá chuyên đớp vào chỗ mà nam giới cực kỳ sợ - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Với hàm răng sắc nhọn của mình, cá Pacu sẽ cắn tinh hoàn của nam giới khi chúng trở nên đói và đặc biệt hung dữ.

Tuy nhiên theo một số chuyên gia về bảo tồn động vật, con cá Pacu vừa được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Thụy Điển có thể chỉ là vật nuôi của một ai đó, nhưng cuối cùng lại bị vứt bỏ ra ngoài tự nhiên.

Lời giải thích tương tự cũng được đưa ra với các trường hợp tìm thấy cá Pacu ở Hồ Michigan và sông Torridge ở Devon.

Tuy nhiên, ông Peter Rask Møller, đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch, Đại học Copenhagen cho biết, hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác được rằng, liệu con cá Pacu mới được tìm thấy vốn được thả từ một bể cá nào đó hay là kẻ tiên phong cho một "cuộc xâm lược" của những con cá ăn thịt.

Theo đó, trong khi cá piranha không thể sống sót ở vùng khí hậu lạnh, thì phát hiện mới nhất về cá Pacu nhấn mạnh một vấn đề thực tế - đó là việc thả những vật nuôi hoặc thực vật ngoại lai không mong muốn xuống sông có thể gây nguy hiểm, dẫn tới hậu quả khó lường đối với hệ động vật hoang dã bản địa.

Minh Khôi

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20181:00 CH
Sống trong một xã hội bảo thủ đang cởi mở hơn, một bộ phận giới trẻ Arab Saudi loay hoay giữa cái cũ và cái mới khi chọn bạn đời.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một nông dân Trung Quốc tên Meng Zhaoguo tuyên bố đã từng "mây mưa" 40 phút với một phụ nữ đến từ... hành tinh khác khiến cả thế giới chấn động.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng…
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20173:00 CH
Sau ông Đinh La Thăng, hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao tại nhiều địa phương (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Nam...) tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,