Bước vào đền thờ trang nghiêm, du khách giật mình vì tướng mạo 'vị thần' trú ngụ bên trong

Thứ Tư, 20 Tháng Giêng 20215:00 CH(Xem: 3953)
Bước vào đền thờ trang nghiêm, du khách giật mình vì tướng mạo 'vị thần' trú ngụ bên trong

Khi nhìn thấy bức tượng trên, nhiều người sẽ cho rằng đây ắt hẳn là tác phẩm của một "nghệ sĩ ngủ gật" nào đó hoặc sản phẩm giải trí dành cho trẻ em. Tuy nhiên, những bức tượng tưởng chừng là "sản phẩm lỗi" này lại được coi là những linh vật thiêng liêng và được thờ cúng trong nền văn hóa hàng nghìn năm tuổi của bán đảo Lôi Châu.

Giải mã văn hóa sùng bái và nghệ thuật chạm khắc chó đá

Bán đảo Lôi Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông, nằm ở cực nam của Trung Quốc là nơi khởi nguồn của nền văn hóa sùng bái và chạm khắc chó đá - một sáng tạo nghệ thuật dân gian độc đáo của người Hán. Tương truyền, do tọa lạc ở một vị trí hẻo lánh, ba mặt bao bọc bởi biển cả mênh mông nên nơi đây từng là vùng đất hoang vu ít người qua lại.

Chính vì điều này mà ngay từ thời xa xưa, người dân địa phương đã bắt đầu thờ cúng và sùng bái những con chó có sức sống mãnh liệt, họ tin rằng loài vật này sẽ bảo vệ và duy trì cuộc sống bình an và gia tăng dân số cho đảo.

Niềm tin ấy trở thành một phần quan trọng trong tín ngưỡng của người dân, tạo thành nền văn hóa chó đá đặc trưng của vùng đất này. Những con chó đá này thường được chạm khắc, nằm rải rác ở các cổng thành cổ địa phương, làng mạc, ngã tư, ngõ xóm, đền thờ, nhà ở...

Bước vào đền thờ trang nghiêm, du khách giật mình vì tướng mạo vị thần trú ngụ bên trong - Ảnh 1.

Tượng chó đá với dáng vẻ ngộ nghĩnh xuất hiện khắp nơi tại Lôi Châu (Ảnh: Sohu)

Trên thực tế, dáng vẻ nguyên thủy của chú chó đá vô cùng trang trọng và uy nghiêm. Tuy nhiên, người dân Lôi Châu vốn là những người đề cao lễ giáo, họ cho rằng một bức tượng quá nghiêm trang như vậy sẽ tạo cảm giác sợ hãi cho người khác nên đã quyết định thay đổi hình ảnh của những chú chó đá bằng cách điêu khắc chúng mỉm cười.

Không chỉ mang biểu cảm đa dạng, chó đá còn gây phấn khích cho du khách bởi dáng vẻ muôn hình vạn trạng. Không có tiêu chuẩn cụ thể nào được đưa ra cho những bức tượng, vậy nên các nhà điêu khắc được phép tự do sáng tạo với bất kỳ kích thước hay hình ảnh nào mà họ muốn.

Những bức tượng chó đá lớn cao chừng 3m - 4m trong khi tượng nhỏ vài chục cm có thể cầm trên tay, còn có bức tượng được tạc 3 khuôn mặt để vị thần chó đá quan sát tốt hơn.

Bước vào đền thờ trang nghiêm, du khách giật mình vì tướng mạo vị thần trú ngụ bên trong - Ảnh 3.

Tượng chó đá với nụ cười vô cùng thân thiện (Ảnh: iFeng)

Ngoài ra, dáng vẻ của chó đá cũng bị ảnh hưởng của tư tưởng thời đại, tùy theo từng thời kỳ mà hình dạng của tượng cũng được thay đổi cho phù hợp với quan điểm thẩm mỹ. Vào thời cổ đại, do trình độ chạm khắc chưa cao và công cụ kém phát triển, hầu hết những tượng chó đá đều được sáng tạo đơn giản, điêu khắc đơn sơ.

Trong các triều đại Tùy, Đường, Tống và Nguyên, do sự thịnh vượng của Phật giáo và Đạo giáo nên hình tượng chó đá cũng mang các yếu tố tôn giáo như sư tử, hoa sen và hình bát quái...

Những con chó đá ở triều đại nhà Minh và nhà Thanh lại có xu hướng được nhân cách hóa. Dưới thời kỳ này, tượng có các đặc điểm trên khuôn mặt người và đường nét chạm khắc cũng tinh xảo hơn.

Bước vào đền thờ trang nghiêm, du khách giật mình vì tướng mạo vị thần trú ngụ bên trong - Ảnh 4.

Tượng chó đá đeo tràng hạt (Ảnh: iFeng)

Nghịch lý ẩm thực đặc trưng lại là thịt chó - Vì sao?

Hầu hết người dân trên bán đảo Lôi Châu đều có tình cảm đặc biệt dành cho loài chó, họ nuôi chó trên những nhà thuyền lênh đênh trên biển để giúp họ canh giữ nhà cửa khi ra khơi. Chính vì vậy, những chú chó ở đây còn được gọi với cái tên đặc biệt là “chó nước” bởi cả đời chu du trên biển.

Tôn trọng và yêu thương chó đá đến vậy, nhưng ẩm thực đặc trưng của Lôi Châu lại là những món ăn được chế biến từ thịt chó. Lý giải cho nghịch lý này, người dân địa phương cho rằng đó là hai việc hoàn toàn khác nhau, "chó đá là vật linh, thịt chó là hiện thực”.

Ngoài ra, Lôi Châu là vùng đất được bao quanh bởi đại dương rộng lớn, khí hậu trên đảo ẩm thấp lại có nhiều cây gỗ long não - loài cây mang lợi ích kinh tế nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nên người dân địa phương có quan niệm ăn thịt chó để xua đuổi tà ma, ẩm thấp, bảo vệ cơ thể.

Với người dân địa phương, nền văn hóa chó đá cùng tình cảm đặc biệt với loài vật này luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Bài viết tham khảo từ iFeng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20181:00 CH
Sống trong một xã hội bảo thủ đang cởi mở hơn, một bộ phận giới trẻ Arab Saudi loay hoay giữa cái cũ và cái mới khi chọn bạn đời.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một nông dân Trung Quốc tên Meng Zhaoguo tuyên bố đã từng "mây mưa" 40 phút với một phụ nữ đến từ... hành tinh khác khiến cả thế giới chấn động.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng…
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20173:00 CH
Sau ông Đinh La Thăng, hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao tại nhiều địa phương (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Nam...) tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!