Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ

Thứ Sáu, 13 Tháng Ba 20203:00 CH(Xem: 4756)
Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ
photo1582951521839-1582951522124302140279

 Mỗi bang một kiểu, chẳng bang nào giống bang nào...

Mỗi quốc gia hoặc khu vực trên thế giới đều có thể tồn tại một vài điều luật mà dân xứ khác không thể nào hiểu nổi, hay thậm chí là không thể chấp nhận. Chẳng hạn như ở Việt Nam có hủ tục bắt vợ (Lào Cai) hay Nhật Bản có quy định yêu cầu người dân tuổi từ 40-74 phải đo vòng eo hàng năm để… đảm bảo không bị béo phì. 

Đặc biệt, với những quốc gia theo chế độ liên bang như Hoa Kỳ và cho phép các bang tự đề ra luật pháp riêng thì số lượng những quy định kỳ quặc sẽ nhiều như sao trên trời. Nhưng tiêu biểu và dị dạng nhất có thể kể đến 6 điều luật dưới đây.

Cấm huýt sáo dưới nước

Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ - Ảnh 1.

Bang Vermont ở Hoa Kỳ có vô số điều luật khác nhau, nhưng cho tới giờ thì lệnh cấm huýt sáo dưới nước vẫn giữ vững danh hiệu điều luật ngớ ngẩn nhất. Mục đích của quy định này là để bảo vệ các sinh vật biển không bị tiếng vang dưới nước làm mất phương hướng.

Tuy nhiên, quy định này chỉ khiến người ta cảm thấy dị mà thôi. Chưa bàn đến chuyện loài người có thể… huýt sáo dưới nước hay không, bang Vermont vốn không hề… có biển bởi nằm trong khu vực nội địa. Thế nên, lý do tồn tại điều luật kể trên cho tới nay vẫn còn là 1 bí ẩn. 

Cảnh sát được phép… cắn chó

Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ - Ảnh 2.

Các đồng chí cảnh sát ở làng Paulding, bang Ohio là những người "may mắn" sở hữu đặc quyền kỳ cục này. Hiện tại chưa rõ nguồn gốc của quy định này ra sao, và cũng chưa có trường hợp nào chứng minh cảnh sát có thể áp dụng quy định này. Nhưng nghe thì rõ hoang đường đến mức chẳng ai hơi đâu đi "test thử".

Cấm đấu vật với gấu

Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ - Ảnh 3.

Lại thêm một quy định dị dạng khác, lần này là đến từ bang Alabama. Tháng 5 năm 1996, nghị viện Alabama đã thông qua điều luật này với tỷ lệ bỏ phiếu tán thành là 100%. Thậm chí, nếu bạn đạt được 1 lợi ich nào đó bằng cách đấu vật với gấu thì có thể bị khép vào trọng tội hạng B.

Dù nghe rất ngớ ngẩn nhưng hóa ra, sự ra đời của điều luật này lại xuất phát từ nguyên nhân thực tế. Trong quá khứ, đấu vật với gấu từng là trò tiêu khiển được yêu thích trên khắp các vùng của nước Mỹ.

Cấm để râu khi hôn nữ giới

Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ - Ảnh 4.

Với hầu hết nam giới, một bộ râu không chỉ là biểu tượng của sự nam tính mà còn đại diện cho nét quyến rũ, gợi cảm. Tuy nhiên, ở bang Iowa, sẽ là phạm pháp nếu bạn hôn 1 cô gái ở nơi công cộng mà vẫn… để râu. Không rõ là vì da của các nàng ở đây mong manh nhạy cảm quá hay vì nguyên do nào khác nhỉ?

Cấm săn bắt quái vật Big Foot

Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ - Ảnh 5.

Quái vật Big Foot có thạt sự tồn tại hay không là vấn đề đã được bàn luận suốt 200 năm qua. Tại bang Washington, người ta thậm chí còn có một điều luật giả định rằng nếu chúng có thực thì sẽ được liệt vào danh sách cấm săn bắn. Thậm chí có người còn cho rằng, từ năm 1969 đến nay, vẫn luôn có người săn bắt Big Foot.

Năm 1991, bang này còn "lo xa" tới mức chính thức bổ nhiệm quận Whatcom làm khu bảo vệ Big Foot.

Cấm ợ hơi ở nhà thờ

Huýt sáo dưới nước là phạm pháp, cắn chó lại hợp pháp và loạt quy định kỳ quặc chỉ có ở Mỹ - Ảnh 6.

Các nhà lập pháp ở bang Nebraska cho rằng nhà thờ là nơi vô cùng thần thánh, những người tới đây nên giữ thái độ nghiêm túc. Vì vậy, nhà thờ không thể chấp nhận những người sống không có quy tắc, chẳng hạn như thản nhiên… ợ hơi ở đây. Thậm chí nếu người ợ hơi chỉ là một em bé thì nhị vị phụ huynh cũng có thể nhận một vé vào nhà giam.

Ngoài ra, điều luật này còn nghiêm cấm hắt hơi tại nhà thờ. Nhưng hỡi ôi, ợ hơi hay hắt hơi đều là phản xạ mang tính bản năng của cơ thể và hầu như không thể kiểm soát được. Chưa kể, việc "nhịn" hắt hơi có thể gây tổn hại cho cơ thể.   

Nguồn: Jijiwu, Quora

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Du khách sờ ngực, tay và chân của Samantha. Hai ngón tay của robot bị gãy và toàn thân bị hư hỏng nặng", Santos kể về cách mà con robot tình dục này bị lạm dụng tại hội chợ.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Theo tôi, không nhất thiết phải mời Jack Ma Ma của Trung Quốc sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm làm giàu và thành đạt cho thanh niên Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Bí thư tỉnh ủy bị bệnh nặng. Lúc đã nguy kịch, ông dặn vợ con phải "cáo phó" cẩn thận trên truyền hình, báo chí, thông báo cho các nơi đến phúng viếng.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Tôi không đa nghi nhưng luôn hoài nghi khoa học. Những biểu hiện của Phan Anh sau vụ đấu tố về "động cơ share clip cá chết"
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:30 SA
Ông đáng tuổi cha chú, lại là đại biểu Quốc hội nữa, lẽ thường tôi cũng tôn trọng ông như bao người khác nhưng khi nghe báo chí đưa tin tại buổi txe
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Một tỷ phú người Hoa đưa ra những tuyên bố gây sốc về mối liên hệ giữa vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370 và một loạt các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, theo Vision Times.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Chính quyền địa phương và người dân đều không hiểu bức tượng hình dương vật được đưa lên đỉnh núi cao gần 2.000 m khi nào.
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận coi là " chống lại nền văn minh của loài người"!
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Đó là ý kiến của nhiều bạn trẻ trên các diễn đàn mạng xã hội sau khi nghe buổi đối thoại giữa Jack Ma và hơn 3.000 sinh viên Việt Nam.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20173:00 CH
Mới đây báo chí trong nước đưa tin về căn biệt thự khủng của ông Bùi Cách Tuyến, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT).