MẮT BIẾC VÀ CHÍNH TRỊ – GÓC NHÌN CỦA KẺ PHẢN ĐỘNG

Thứ Tư, 25 Tháng Mười Hai 20195:46 CH(Xem: 8184)
MẮT BIẾC VÀ CHÍNH TRỊ – GÓC NHÌN CỦA KẺ PHẢN ĐỘNG
Trước khi phân tích thì xin lưu ý rằng tác giả bài viết là một người rất yêu thích cuốn tiểu thuyết và bộ phim Mắt Biếc. Đây không phải là sự chỉ trích mà là cộng thêm cho tác phẩm tuyệt vời này.

Tôi đã đọc cuốn sách không biết bao nhiêu lần và đến rạp 4 lần cho nên nhớ khá nhiều chi tiết và có thể so sánh tác phẩm in và phim. Sau đây là những gì có thể cho là thiếu chính xác hoặc mâu thuẫn trong câu truyện. Lưu ý nếu có gì sai sót xin chỉ ra, sẽ cập nhật sau.

  1. KHOẢNG THỜI GIAN 1960-1980 KHÔNG HỢP LÝ – Thời đó đất nước đang chiến tranh, cho nên khó có chuyện làng quê yên bình được. Nếu là ở miền Trung thì sẽ chứng kiến nhiều trận chiến giữa quân Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) như Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nếu Ngạn và Hà Lan bắt đầu học lớp 1 vào năm 1960 thì đến khi xong đại học thì đã là năm 1975-1978. Lúc đó thì đất nước rơi vào thảm hoạ kinh tế bao cấp, gia đình “Nguỵ” bị xét lý lịch và tù đày. Cho nên không thể có chuyện Ngạn đi dạy và Hà Lan làm chủ tiệm may được, có thể là thất học hoặc đi kinh tế mới.
  2. DẦU SAO VÀNG KHÔNG DÙNG Ở MIỀN NAM – Một chi tiết nhỏ nhưng không chính xác đó là vào thời VNCH thì người ta dùng dầu xanh chứ không phải là Dầu Sao Đỏ như trong phim.
  3. CÔ HÀ LAN NÓI ĐI QUẢNG BÌNH – Trong phim khi Ngạn thấy Hà Lan không đi học, anh ta đến nhà hỏi và cô Hà Lan trả lời: “Nó đi Quảng Bình thăm bà con rồi.” Trong khi đây là điều không thể vì thời đó thuộc Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà) và công dân VNCH không thể đi lại tự do giữa hai lãnh thổ được. Một chi tiết nhỏ nhưng làm vài người không hài lòng.
  4. NGẠN VÀ HÀ LAN ĐƯỢC MIỄN HỌC PHÍ – Thời VNCH thì học sinh được miễn học phí. Nên Ngạn và Hà Lan, hai thanh niên nghèo ở quê mới có thể lên thành phố học mà không lo về chuyện tiền nong. Thời đó cũng không phân biệt dân theo hộ khẩu như bây giờ nên mới dễ dàng đi lại được.
  5. DŨNG SỞ KHANH – Tuy là nhân vật trong truyện nhưng nó khiến nhiều người ác cảm với con trai thời đó. Cái đoạn ba của Dũng nói: “Mày muốn làm nhục cái nhà này hả. Tao không bao giờ chấp nhận đứa con dâu ăn cơm trước kẻng.” Thời đó thì thanh niên được giáo dục rất đàng hoàng. Chuyện quan hệ vào tuổi học sinh là điều cấm kỵ và không tưởng. Cho dù có thì gia đình nhà trai cũng không bỏ mà sẽ cưới hỏi. Tuy nhiên, có người này người kia.
  6. NGẠN VỀ ĐO ĐO DẠY – Khi Ngạn tốt nghiệp đại học thì chắc đã là năm 1970 trở đi. Lúc đó con trai phải đi lính. Dũng trong tiểu thuyết phải trốn lính nhưng cuối cùng cũng phải đi 9 tháng quân trường. Ngạn thì có thể được miễn nhưng khó mà về làng được khi đang chiến tranh. Còn nếu tốt nghiệp sau 1975 thì càng không vì sẽ bị xét lý lịch chứ không thể tự chọn nơi mình dạy được.

Nguyễn Nhật Ánh và Victor Vũ rất tài ba khi đã khéo léo đưa người xem vào câu truyện của một chàng trai đang yêu vào những năm tháng của thập niên 1960 và 1970. Vì đây là tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là tài liệu lịch sử hay chính trị cho nên không thể đòi hỏi sự chính xác hoàn toàn về nội dung hay chi tiết được. Nếu quá tập trung vào những điều vặt thì sẽ quên đi những cái lớn.

Một lần nữa, cảm ơn Nguyễn Nhật Ánh, Victor Vũ và đoàn làm phim đã thực hiện dự án này. [25.12.2019]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

mat-biec-2

Trước khi phân tích thì xin lưu ý rằng tác giả bài viết là một người rất yêu thích cuốn tiểu thuyết và bộ phim Mắt Biếc. Đây không phải là sự chỉ trích mà là cộng thêm cho tác phẩm tuyệt vời này.

Tôi đã đọc cuốn sách không biết bao nhiêu lần và đến rạp 4 lần cho nên nhớ khá nhiều chi tiết và có thể so sánh tác phẩm in và phim. Sau đây là những gì có thể cho là thiếu chính xác hoặc mâu thuẫn trong câu truyện. Lưu ý nếu có gì sai sót xin chỉ ra, sẽ cập nhật sau.

  1. KHOẢNG THỜI GIAN 1960-1980 KHÔNG HỢP LÝ – Thời đó đất nước đang chiến tranh, cho nên khó có chuyện làng quê yên bình được. Nếu là ở miền Trung thì sẽ chứng kiến nhiều trận chiến giữa quân Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) như Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nếu Ngạn và Hà Lan bắt đầu học lớp 1 vào năm 1960 thì đến khi xong đại học thì đã là năm 1975-1978. Lúc đó thì đất nước rơi vào thảm hoạ kinh tế bao cấp, gia đình “Nguỵ” bị xét lý lịch và tù đày. Cho nên không thể có chuyện Ngạn đi dạy và Hà Lan làm chủ tiệm may được, có thể là thất học hoặc đi kinh tế mới.
  2. DẦU SAO VÀNG KHÔNG DÙNG Ở MIỀN NAM – Một chi tiết nhỏ nhưng không chính xác đó là vào thời VNCH thì người ta dùng dầu xanh chứ không phải là Dầu Sao Đỏ như trong phim.
  3. CÔ HÀ LAN NÓI ĐI QUẢNG BÌNH – Trong phim khi Ngạn thấy Hà Lan không đi học, anh ta đến nhà hỏi và cô Hà Lan trả lời: “Nó đi Quảng Bình thăm bà con rồi.” Trong khi đây là điều không thể vì thời đó thuộc Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà) và công dân VNCH không thể đi lại tự do giữa hai lãnh thổ được. Một chi tiết nhỏ nhưng làm vài người không hài lòng.
  4. NGẠN VÀ HÀ LAN ĐƯỢC MIỄN HỌC PHÍ – Thời VNCH thì học sinh được miễn học phí. Nên Ngạn và Hà Lan, hai thanh niên nghèo ở quê mới có thể lên thành phố học mà không lo về chuyện tiền nong. Thời đó cũng không phân biệt dân theo hộ khẩu như bây giờ nên mới dễ dàng đi lại được.
  5. DŨNG SỞ KHANH – Tuy là nhân vật trong truyện nhưng nó khiến nhiều người ác cảm với con trai thời đó. Cái đoạn ba của Dũng nói: “Mày muốn làm nhục cái nhà này hả. Tao không bao giờ chấp nhận đứa con dâu ăn cơm trước kẻng.” Thời đó thì thanh niên được giáo dục rất đàng hoàng. Chuyện quan hệ vào tuổi học sinh là điều cấm kỵ và không tưởng. Cho dù có thì gia đình nhà trai cũng không bỏ mà sẽ cưới hỏi. Tuy nhiên, có người này người kia.
  6. NGẠN VỀ ĐO ĐO DẠY – Khi Ngạn tốt nghiệp đại học thì chắc đã là năm 1970 trở đi. Lúc đó con trai phải đi lính. Dũng trong tiểu thuyết phải trốn lính nhưng cuối cùng cũng phải đi 9 tháng quân trường. Ngạn thì có thể được miễn nhưng khó mà về làng được khi đang chiến tranh. Còn nếu tốt nghiệp sau 1975 thì càng không vì sẽ bị xét lý lịch chứ không thể tự chọn nơi mình dạy được.

Nguyễn Nhật Ánh và Victor Vũ rất tài ba khi đã khéo léo đưa người xem vào câu truyện của một chàng trai đang yêu vào những năm tháng của thập niên 1960 và 1970. Vì đây là tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là tài liệu lịch sử hay chính trị cho nên không thể đòi hỏi sự chính xác hoàn toàn về nội dung hay chi tiết được. Nếu quá tập trung vào những điều vặt thì sẽ quên đi những cái lớn.

Một lần nữa, cảm ơn Nguyễn Nhật Ánh, Victor Vũ và đoàn làm phim đã thực hiện dự án này. [25.12.2019]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

mat-biec-2

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20173:30 SA
giới thiệu với Tổng bí thư Tập Cận Bình về trà mộc Tân Cương nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên và trà ướp sen Tuyết San cổ thụ của tỉnh Hà Giang”, theo bản tin của VTV hôm 13/11.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20175:00 CH
1. Đàn ông mà phải cưới vợ là chuyện bất đắc dĩ /2. Đàn ông mà không lấy được vợ là bất thành nhân /3. Có vợ đẹp là bất an /4. Có vợ xấu là bất hạnh
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Tại buổi làm việc ở cơ quan công an, cả 7 người đàn ông đều một mực khẳng định, đứa bé mà chị Xuân sinh ra chính là con của mình.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20177:00 SA
hi cưới, nhiều người cũng e ngại vì chênh lệch tuổi tác quá nhiều nên rất khó chung sống với nhau. Thế nhưng, ông Trọng cùng người vợ kém 52 tuổi đã vượt qua được những điều đó.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Một thượng nghị sĩ từ bang Minnesota là người mới nhất trong một loạt nhân vật có tiếng tăm trong làng giải trí và thế giới chính trị bị tố cáo về tội quấy rối tình dục.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Rich Kids: How to Raise Our Children to Be Happy and Successful in Life” (Tạm dịch: ‘Con nhà giàu: Làm thế nào để nâng cao hạnh phúc và thành công trong cuộc sống của con cái chúng ta’)
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Giả chết, người đàn ông lật tẩy âm mưu giết chồng tàn bạo của người vợ máu lạnh.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Sau 8 lần thất bại trong hôn nhân, ông Sheppard, 69 tuổi, coi cô vợ 28 tuổi người Thái Lan là tình yêu cuối cùng trong đời.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20171:31 SA
mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Nhân dịp mới đi bệnh viện về, cơ thể của ông lão 70 tuổi mới tổ chức 1 cuộc họp mừng tai qua nạn khỏi.