Vì sao người Nhật không bao giờ sử dụng điện thoại di động khi đi tàu điện ngầm? ( Sợ mấy du sinh VC giật? )

Thứ Tư, 02 Tháng Mười 20193:00 SA(Xem: 12841)
Vì sao người Nhật không bao giờ sử dụng điện thoại di động khi đi tàu điện ngầm? ( Sợ mấy du sinh VC giật? )
nguoi-nhat-di-tau-dien

Việc bạn phải chịu đau chút xíu để được “nhồi” lên tàu là chuyện thường như cơm bữa.

Nếu bạn đã 1 lần trải nghiệm trên chuyến tàu điện ngầm ở Nhật Bản, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy chiếc điện thoại di động dường như là 1 vật vô hình nơi đây.

Bởi lẽ hầu như mọi người khi bước chân lên tàu điện ngầm hay phương tiện công cộng đều tắt chuông, thậm chí tắt nguồn… Trong trường hợp có cuộc gọi quan trọng thì họ sẽ miễn cưỡng bắt máy nhưng trò chuyện cực nhỏ, và chỉ vài câu rồi tắt ngay với vẻ ngượng ngùng, xấu hổ.

Vì sao vậy?

Đó là bởi, người Nhật luôn tôn trọng quyền riêng tư cá nhân. Bạn biết đấy, những chuyến tàu điện ở Tokyo luôn kín người, đặc biệt ở giờ cao điểm thì trong trạng thái tắc nghẽn.

Việc bạn được nhân viên nhà ga “chèn”, cố nhồi nhét lên tàu rồi đóng cửa lại là hết sức bình thường.
Trong không gian chật chội như vậy, việc bạn rút điện thoại lên và nghe sẽ ảnh hưởng khá lớn đến những người xung quanh.

Không chỉ vậy, vì quá bận rộn nên nhiều người Nhật Bản thường tranh thủ đọc sách hay chợp mắt khi đi tàu điện ngầm. Bạn sẽ bị cho là gây mất trật tự công cộng và khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu nếu cứ sử dụng điện thoại hoặc nói chuyện oang oang đó.

Và nếu là 1 cuộc gọi điện thoại tranh cãi thì rất có thể bạn sẽ bị mời xuống ngay ở ga kế tiếp.

Việc bạn sử dụng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
Rất nhiều người Nhật tranh thủ ngủ hay đọc sách trên tàu, việc bạn sử dụng điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Người Nhật không chỉ tôn trọng quyền riêng tư mà còn rất kỷ luật nữa. Trên tất cả các khoang tàu đều dán tấm biển yêu cầu hành khách tắt chuông, tắt nguồn điện thoại và họ chỉ cần tuân thủ quy tắc này mà thôi.

Nếu là 1 cuộc gọi điện thoại tranh cãi thì rất có thể bạn sẽ bị mời xuống ngay ở ga kế tiếp.
Nếu là 1 cuộc gọi điện thoại tranh cãi thì rất có thể bạn sẽ bị mời xuống ngay ở ga kế tiếp.

Nhưng có lẽ hơn tất cả, trong không gian nhỏ hẹp như vậy, mặc dù hành khách đều không quen nhau nhưng bạn không muốn cuộc trò chuyện riêng tư của mình lọt vào tai người bên cạnh, phải không?

Theo Trí Thức Trẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 05 Tháng Giêng 20181:00 CH
Sống trong một xã hội bảo thủ đang cởi mở hơn, một bộ phận giới trẻ Arab Saudi loay hoay giữa cái cũ và cái mới khi chọn bạn đời.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20184:00 SA
Một nông dân Trung Quốc tên Meng Zhaoguo tuyên bố đã từng "mây mưa" 40 phút với một phụ nữ đến từ... hành tinh khác khiến cả thế giới chấn động.
Thứ Ba, 02 Tháng Giêng 20182:00 SA
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử cận đại. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng đã hoàn thành sứ mệnh tiếp nối, bước lên vũ đài chính trị với khát khao cháy bỏng…
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20173:00 CH
Sau ông Đinh La Thăng, hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao tại nhiều địa phương (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Nam...) tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra,
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!