Tại sao Mona Lisa trở thành bức họa nổi tiếng nhất thế giới?

Thứ Tư, 06 Tháng Sáu 201812:00 CH(Xem: 6801)
Tại sao Mona Lisa trở thành bức họa nổi tiếng nhất thế giới?

Bức chân dung Mona Lisa treo trong bảo tàng Louvre, được bảo vệ bởi lớp kính chống đạn và thu hút hàng nghìn du khách tới xem mỗi ngày.

"Vì sao bức tranh nàng Mona Lisa lại nổi tiếng đến thế?" là một câu hỏi hóc búa. Giả thuyết trước đó đưa ra rằng, nó nổi tiếng vì là sản phẩm của một họa sĩ nổi tiếng, nụ cười bí ẩn của cô, hay những điều huyền bí xảy ra quanh bức tranh.

Tuy nhiên, câu trả lời này không làm hài lòng đám đông. Và đáp án: "chẳng có lý do nào" đã được nhiều người chấp nhận nhất, theo Britannica. Theo đó, sự nổi tiếng của bức tranh không phụ thuộc vào một lý do cụ thể, mà nó là sự kết hợp của nhiều lý do, bối cảnh khác nhau.

Bức tranh Mona Lisa.
Bức tranh Mona Lisa.

Còn theo CNN, bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới là nhờ một vụ trộm táo bạo, diễn ra từ hơn 100 năm trước.

Năm 1911, một nhân viên mẫn cán của bảo tàng Louvre, Pháp là Vincenzo Peruggia đã trộm bức tranh này. Vụ trộm diễn ra rất đơn giản. Khi đó, Vincenzo được thuê để lắp kính bảo vệ cho các bức tranh quý ở bảo tàng, trong số đó có bức Mona Lisa. Người đàn ông này đã trốn trong một chiếc tủ ở bảo tàng suốt đêm, và đem bức tranh cất vào trong áo khoác rồi đi ra khỏi tòa nhà. Tuy nhiên, tòa nhà đã bị khóa. Đúng lúc đó, một thợ ống nước đi qua và có chìa khóa mở cửa cho tên trộm.

24h sau, người ta mới phát hiện ra sự biến mất của bức tranh. Vào thời điểm đó, Louvre có hơn 400 phòng triển lãm, với 200 bảo vệ. Thậm chí vào ban đêm, số bảo vệ còn ít hơn và không có hệ thống báo động.

Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng hành động này giúp Mona Lisa tỏa sáng. Báo chí Pháp lúc đó đã có một ngày khó quên. Tin tức về vụ trộm xuất hiện trên mọi trang báo khắp thế giới. Hình ảnh của bức tranh vì thế cũng bùng nổ, ai ai cũng biết đến nó. Người ta bắt đầu chế giễu chính quyền Paris không có khả năng quản lý Louvre.

Lần đầu tiên trong lịch sử bảo tàng Louvre, người ta xếp hàng dài chỉ để vào xem khoảng trống nơi bức tranh bị đánh cắp. "Vụ trộm đã khiến Mona Lisa được biết đến rộng rãi, ngay cả những du khách chưa từng đến châu Âu hay những người không để ý tới nghệ thuật. Và nó tiếp tục nổi tiếng từ đó", Noah Charney, giáo sư bộ môn lịch sử nghệ thuật và là tác giả của cuốn sách The Thefts of the Mona Lisa cho biết.

Suốt hai năm sau, cảnh sát Pháp được điều động khắp nơi để săn lùng bức tranh. Pablo Picasso cũng bị nghi ngờ dính líu đến vụ trộm. Cảnh sát thậm chí đã thẩm vấn Vincenzo hai lần, nhưng lại loại người này khỏi vụ án vì cho rằng người này không có động cơ để thực hiện một vụ trộm liều lĩnh. Cảnh sát trưởng Paris đã phải nghỉ hưu trong tủi hổ.

Nơi treo bức tranh Mona Lisa trống rỗng sau khi tác phẩm bị đánh cắp tại bảo tàng Louvre
Nơi treo bức tranh Mona Lisa trống rỗng sau khi tác phẩm bị đánh cắp tại bảo tàng Louvre (ảnh trái) và báo chí miêu tả lại thời điểm nó được treo lại. Ảnh: CNN.

Tháng 12/1913, cảnh sát mới bắt được Vincezo và Mona Lisa được tìm thấy. Tên trộm 32 tuổi bị kết án tù 7 tháng. Lý do của việc trộm này là hắn muốn trả bức tranh nàng Mona Lisa về quê hương Italy.

Cũng theo CNN, nếu Vincezo lấy trộm một bức tranh khác vào cái ngày định mệnh đó, nó có thể đã là một câu chuyện rất khác.

"Nếu một tác phẩm nào đó của Leonardo bị đánh cắp, thì đó sẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới, chứ không phải là Mona Lisa", Noah Charney cho biết.

"Chẳng có gì chứng minh Mona Lisa thực sự xuất chúng hơn các tác phẩm khác, ngoài việc nó là một tác phẩm đẹp của một danh họa cho đến khi nó bị trộm. Vụ trộm đã khiến sức hấp dẫn của bức tranh tăng vọt và trở nên nổi tiếng".

Báo chí lúc bấy giờ minh họa lại quá trình Vincezo trộm tranh. (Ảnh: CNN).
Báo chí lúc bấy giờ minh họa lại quá trình Vincezo trộm tranh. (Ảnh: CNN).

Khi được hỏi về khả năng, liệu tên trộm người Italy năm đó có phải lòng Mona Lisa hay không, giáo sư Noah cho biết câu trả lời là "Có". Ông giải thích rằng một số tên trộm bị hội chứng Stockholm ngược (kẻ bắt giữ con tin đem lòng yêu con tin. Với trường hợp của bức tranh này thì con tin chính là tác phẩm nghệ thuật).

Ngày nay, kiệt tác này được ví như "viên kim cương" trên vương miện của bảo tàng Louvre, giúp thu hút gần 10 triệu lượt khách đến đây mỗi năm. Nó cũng trở thành "nàng thơ" bất tử đối với nhiều danh nhân, từ các tác phẩm nghệ thuật pop của Andy Warhol đến tiểu thuyết bán chạy nhất của Dan Brown - Mật mã Da Vinci.

Tác phẩm này cũng luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những bức họa nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại. Theo Culture Trip, kiệt tác của họa sĩ Leonardo da Vinci là vô giá. Vào năm 1962 , bức tranh này được bảo hiểm với giá 100 triệu USD. Đến nay, số tiền đó tương ứng với 700 triệu USD và trở thành bức họa đắt nhất thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Vào tháng 11/2013, các nhà chức trách Đức tiết lộ rằng hơn 1.400 tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được tịch thu từ một căn hộ ở Munich của Cornelius Gurlitt,[1]
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Với 'The Greatest Showman', tài tử người Úc đang có cơ hội giành tượng vàng, củng cố vị trí diễn viên thực lực qua vai diễn quan trọng.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20172:00 CH
NS Thành Được được mệnh danh là "Ông Hoàng sân khấu" dù ở tuổi 84 vẫn còn ca vọng cổ rất hay. Đầu tháng 11 vừa qua, trong ngày kỷ niệm lễ thành hôn ông đã công bố một số bức ảnh quý trong ngày cưới cách đây hơn 40 năm.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:36 CH
(HNPD) Thương về quê cũ cuả tôi Mờ sương những sớm giữa trời muà thu, Phủ trên mái lá mịt mù, Cảnh thơ mộng ấy giã từ, Đông sang.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:24 CH
( HNPD ) tôi đã có thể đến gần ĐTQ - nhìn QH chỉ thấy QH là QH chứ không mang vào tư ý, tư dục để phải đứng ở một phía của vấn đề hai mặt. Mới đây, nhờ một bạn FB
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:06 SA
Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạn đường từ ngã tư Hà Lam đến cổng trường trung học Tiểu La – Thăng Bình, người dân ở thị trấn nhỏ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Sau phát biểu ngày 27/08/2016 tại hội thảo ở Viện Hán – Nôm của PGs Ts Đoàn Lê Giang đề xướng dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một phương pháp quan trọng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20171:00 SA
eethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:56 CH
( HNPD ) Bài thơ này Đặng Xuân Xuyến viết tặng một số bạn đọc có hôn nhân trắc trở, không phải là bài kệ, bài phú luận sao tình dục, vì thế bạn đọc yêu thích môn tử vi chỉ nên coi là những dòng cảm thán về một số trườn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tháng Tư năm 1970 Paul McCartney tuyên bố rời ban Beatles. Thế giới âm nhạc choáng váng. McCartney bị thiên hạ lên án là người giết chết The Beatles