"Nhạc Bolero" - by Nguyễn Đình Bổn / Trần Văn Giang (ghi lại).

Thứ Năm, 14 Tháng Mười Hai 20238:19 SA(Xem: 1174)
"Nhạc Bolero" - by Nguyễn Đình Bổn / Trần Văn Giang (ghi lại).
NhacBoLero

* 

  

*Bolero” được ghi danh là “Di sản Văn hóa của Nhân loại.”

  

Ai cũng biết là điệu Bolero đại diện cho những khúc nhạc tình Mỹ Latin có tầm ảnh hưởng vượt biên giới khu vực, quốc gia.  Theo đề nghị của Cuba và Mexico, điệu Bolero đã được UNESCO tôn vinh là “Di sản Văn hóa của Nhân loại” ngày 5 thàng 12 năm 2023 vừa qua.

  

Bolero là một loại tình, nhạc khiêu vũ bắt nguồn từ thành phố Santiago de Cuba, thành phố lớn thứ nhì của Cuba,  từ cuối thế kỷ XIX (1880’s) và lan rộng khắp Cuba qua các nhóm nghệ sĩ du ca. 

 

Một trong những người chủ xướng, định hình phong cách đặc trưng cho Bolero là nghệ sĩ Pepe Sánchez (1856-1918), người đã sáng tác bản Bolero đầu tiên tên “Tristezas,” tạm dịch là “Những nỗi buồn,” (“The Sadness”) vào khoảng năm 1883. 

 

Bài Bolero nổi tiếng nhất chắc có lẽ là bài “Bésame mucho” (Tên Việt là “Hãy hôn em thật nhiều,” năm 1941), được nữ nghệ sĩ người Mexico tên Consuelo Velásquez sáng tác vào lúc cô ta chỉ mới 15 tuổi.

  

Điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.  Nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống.

  

Một số bài hát sử dụng điệu Bolero đầu tiên là: “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn, “Duyên quê” của Hoàng Thi Thơ hay “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương…  Tuy nhiên các nhạc sĩ Trúc Phương, Lam Phương, Châu Kỳ, Trần Thiện Thanh là những người thành công nhất.  Ca khúc của các nhạc sĩ này được phổ biến rộng rãi cho tới ngày nay. 

 

Bolero tại Việt Nam rất khác Bolero tại các nước Latin.  Bolero Việt Nam, với nhịp chậm hơn hẳn (4/4) và thường được chơi ở tông Thứ (“Minor,”) phù hợp với "một câu chuyện kể."  Ví dụ như “Những đồi hoa sim,” “Chuyện tình Lan và Điệp,” “Con đường xưa em đi”... và thời hoàng kim của các ca khúc Bolero, là thời VNCH từ 1954-1975.

  

Sau năm 1975, các ca khúc “Bolero” này có thời bị chính quyền csvn cấm nhưng người dân họ vẫn nghe, hát bán công khai mọi nơi; và cuối cùng được csvn cho phổ biến trở lại; bởi vì có cấm cũng vô hiệu!

  

Tại Việt Nam, có một điều đặc biệt, chính nhạc “Bolero” đã đánh  “đo ván” đám nhạc đỏ cách mạng bố láo một cách khá ngoạn mục!   

  

Thế mới thấy rõ “Bên thắng cuộc” là bên nào vậy hè? 

 

Nguyễn Đình Bổn

Trần Văn Giang (ghi lại)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Một lá thư ngỏ được hơn 7.000 phụ nữ làm việc trong ngành nghệ thuật, ở khắp nơi trên thế giới, ký tên, vừa được công bố
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20179:16 SA
Năm 2016 là năm kỉ niệm 90 năm Ngày mất của Nhà cách mạng, Nhà văn hóa kiệt xuất Phan Châu Trinh (24/3/1926 - 24/3/2016)
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20175:09 CH
Vào thập niên 50 - 60, ở Sài Gòn hoa lệ có nhiều quán ăn, nhà hàng sang trọng làm món nhậu đặc sản của nhà quê : rắn hổ xé phay.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:09 SA
Di sản thời Sa hoàng tiếp tục chia rẽ xã hội Nga một thế kỷ sau. Một xưởng phim và một rạp chiếu bộ phim Matilda về mối tình của Sa hoàng Nicolas II với một vũ nữ ba lê, bị phóng hỏa. Tuy nhiên, rốt cục bộ phim vẫn đồng loạt ra rạp hôm 26/10/2017.
Thứ Sáu, 15 Tháng Hai 201911:00 SA
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ quan, bè phái, quan liêu.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:16 SA
Henri Salvador tròn 100 tuổi (Henri a cent ans) : Đó là tựa đề album được phát hành vào mùa thu năm 2017. Tập nhạc này tập hợp hai thế hệ nghệ sĩ hầu vinh danh sự nghiệp cũng như tài năng của ca sĩ kiêm tác giả người Pháp