Sự thật về ‘Bông cải đắng’ – tác phẩm kinh điển kích động thù hận giai cấp của ĐCSTQ

Thứ Tư, 21 Tháng Sáu 20233:00 SA(Xem: 1098)
Sự thật về ‘Bông cải đắng’ – tác phẩm kinh điển kích động thù hận giai cấp của ĐCSTQ

Một số người tin rằng sự hủ hóa đọa lạc và lạm sát vô tội vạ của ĐCSTQ đều chỉ phát sinh sau khi nó chiếm đoạt chính quyền. Kỳ thực, trước khi ĐCSTQ chấp chính, những tội ác này đã phổ biến trong tổ chức ngầm của ĐCSTQ. Chỉ là dưới sự tẩy trắng của những “kinh điển màu đỏ”, hầu hết lão bách tính đều không biết chân tướng sự tình.

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tiếp cận bộ phim “Bông cải đắng” và điểm lại cuộc đời chân thực của một nguyên mẫu nhân vật phản diện.

Phùng Giám Chi từng là một người nông thôn Trung Quốc từ thiện thích bố thí; từng là một học giả có danh tiếng, nhưng là một nhân vật nhỏ kín đáo chìm trong lịch sử cận đại. Ông đã lọt vào tầm mắt của đại chúng vì một “tác phẩm kinh điển màu đỏ”. Ông chính là nguyên mẫu của Vương Kiến Chi trong “Bông cải đắng” – Phùng Kiến Chi.

Đầu năm 1958, tiểu thuyết “Bông cải đắng” gây chấn động cả nước Trung Quốc, sau đó được chuyển thể lên màn ảnh và sân khấu, trở thành “tác phẩm kinh điển đỏ” ​​nổi tiếng. Tác giả Phùng Đức Anh cũng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về cuộc sống thực của các nhân vật nguyên mẫu trong cuốn sách.

“Bông cải đắng” kể về một câu chuyện trong những ngày đầu của Kháng chiến chống Nhật. Ở sơn khu Vương Quan Trang (nguyên mẫu là thôn Phùng Gia Quan Thượng) thuộc khu Côn Sơn, bán đảo Giao Đông, “người mẹ” xuất thân là một nông dân nghèo đã tích cực tham gia kháng chiến chống Nhật, và con gái Quyên Tử của “người mẹ” đã phải lòng bí thư huyện ủy trẻ tuổi đầy triển vọng Khương Vĩnh Tuyền…

Ở phần đầu của bộ phim “Bông cải đắng”, có một tình tiết như vậy: Trong cuộc đối thoại giữa mẹ của Quyên Tử và người chủ thứ tư, Khương Vĩnh Tuyền “khoan khe núi” không phải để “phá giày”, mà là để bí mật tham gia hoạt động cách mạng. Mọi người không khỏi thắc mắc, mục đích của việc sắp xếp vở kịch này là gì?

phung-gam-chi-bong-cai-trang1
Tình tiết ẩn dụ về kết cục của bộ phim giữa mẹ con Quyên Tử và Khương Vĩnh Tuyền (ảnh chụp từ video).

Theo những người dân làng biết nội tình, chắc có tình tiết này, và nó được sắp xếp đặc biệt cho nguyên mẫu của hai nhân vật tích cực, Khương Cát Thành (nguyên mẫu của Khương Vĩnh Tuyền) và Phùng Đức Thanh (nguyên mẫu của Quyên Tử). Bởi vì khi đó chuyện xô xát giữa hai người này đã gây ầm ĩ, thậm chí còn giết người, cho nên không tẩy trắng không được. Và người bị giết vì vạch trần vụ bê bối này là nhân vật chính trong câu chuyện của chúng ta – Phùng Giám Chi.

Tại thôn Phùng Gia Quan Thượng, nhắc tới tài tử Phùng Giám Chi, trong vòng trăm dặm không ai không biết. Trong phim “Bông cải đắng”,  Vương Kiến Chi, dựa trên nguyên mẫu Phùng Giám Chi, được mô tả là một “đặc vụ Hán gian” đã phản bội những người lính và thường dân kháng Nhật, tạo thành thương vong nặng nề, cuối cùng bị bắn chết. Có rất nhiều câu chuyện về Phùng Giám Chi được lưu truyền ở địa phương, nhưng chúng hoàn toàn khác với mô tả trong “Bông cải đắng”.

Trong phóng sự tài liệu “Cuộc sống thực của các nguyên mẫu của “Bông cải đắng”, kí giả Kim Phùng Tinh đã thông qua các cuộc phỏng vấn tại chỗ, khôi phục lại diện mạo ban đầu của giai đoạn lịch sử đó. Và tất cả những ai nhìn thấy đoạn sử thực này đều cảm thấy chấn động. Khi dân làng được hỏi về ấn tượng của họ đối với “Bông cải đắng”, tất cả họ đều nói rằng nó hồ đồ bát nháo; và họ đều ca ngợi Phùng Giám Chi, nguyên mẫu của nhân vật phản diện trong phim; Họ đều chế giễu cái gọi là “sự tích cách mạng”, nói rằng đó căn bản không phải như vậy.

Chúng ta hãy lắng nghe những người trong làng nói gì

Một người trong làng kể lại một chuyện xưa, đã mấy chục năm rồi, giờ nghĩ lại vẫn cảm thấy xấu hổ! Ông nói rằng khi ông còn đi học, giáo viên đã giao cho ông bài tập về nhà, yêu cầu viết một bài luận “Vạch trần cách địa chủ và những kẻ bắt nạt người nghèo”, ông đã nghĩ ngay đến Phùng Giám Chi.

Trong thôn có một bà cụ tên là Thu Cúc, nhà bà và nhà Phùng Giám Chi là hàng xóm của nhau, cách nhau một con ngõ. Ông đến nhà bà Thu Cúc để tìm một số tài liệu. Trẻ nhỏ tính tình ngay thẳng, khi đến nhà bà Thu Cúc, sau chào hỏi liền đi thẳng vào vấn đề.

phung-gam-chi-bong-cai-trang6
Chân dung Phùng Giám Chi trong bộ phim “Bông Cải Đắng’.

Ông hỏi bà Thu Cúc: “Gia đình Phùng Giám Chi đã bắt nạt những người nghèo chúng ta thế nào?” Không ngờ, bà Thu Cúc nghe thấy điều đó đã nổi giận, mắng ông ngay lập tức, rồi nói: “Xem con có thể nói gì, cái gì mà bắt nạt, tôi vẫn nợ ân nhà người ta cho đến ngày nay!”

Sau đó, bà Thu Cúc kể về trải nghiệm cá nhân của mình, và thậm chí đến nay bà vẫn không thể quên được! Bà Thu Cúc nói rằng khi còn trẻ, có một năm xảy ra nạn đói. Khi thu hoạch xong, bà Thu Cúc dắt lũ trẻ đi xin ăn. Lúc đó Phùng Giám Chi đang dạy học bên ngoài.

Khi Phùng Giám Chi trở về làng và phát hiện ra điều này, ông đã nói đi nói lại với vợ rằng khi bà Thu Cúc quay lại lấy quần áo, phải bảo ở lại, không được để ra ngoài xin ăn. Phùng Giám Chi nói: “Người lớn chịu được, trẻ con thì không.” Ông cũng nhờ vợ gửi một ít thức ăn cho bà Thu Cúc. Ông nói: “Cho Thu Cúc bất cứ thứ gì chúng ta ăn.”

Trước khi mùa đông bắt đầu, bà Thu Cúc đã trở lại một lần, khi đó vợ của Phùng Giám Chi không biết bà đã trở lại. Kết quả là khi trở về, Phùng Giám Chi biết chuyện đã phàn nàn với vợ. Khi bà Thu Cúc quay lại lấy quần áo lần thứ hai, vợ của Phùng Giám Chi đã phát hiện ra nên vội vã đến chỗ Thu Cúc và nhất quyết giữ lại bằng mọi giá. Sau đó, thức ăn cho mùa đông đã được gửi đến, cùng với hai mươi lăm điếu tiền. Sau Tết Nguyên đán, bà Thu Cúc nghĩ về điều đó, suy trước nghĩ sau, vì vậy bà đã mang hai mươi lăm điếu tiền trả lại cho vợ của Phùng Giám Chi, nhưng sau khi Phùng Giám Chi phát hiện, liền bảo vợ nhanh chóng đưa lại…

Bà Thu Cúc xúc động nói: “Chúng ta còn nợ nhà người ta, tại sao chúng ta còn nói bị bắt nạt?” Sau khi nghe những gì bà Thu Cúc nói, đứa trẻ cảm thấy rất xấu hổ. Bị lừa dối, nó lặng lẽ bước ra khỏi nhà của bà Thu Cúc với cái đầu rủ xuống.

Theo dân làng, Phùng Giám Chi không chỉ giúp đỡ người nghèo mà còn yêu mến nhân tài! Ông đã đưa tiền để giúp Triệu Cường, người không có khả năng đến trường, được học tập. Sau đó lại động viên cậu đi lính để kháng Nhật cứu quốc. Sau khi Triệu Cường gia nhập quân đội, anh ta nhanh chóng được thăng chức quan. Sau khi Phùng Giám Chi bị sát hại, Triệu Cường đã vô cùng đau khổ, nếu không phải bạn bè khuyên can, anh đã nghĩ dẫn đội đi thanh toán những kẻ đã giết Phùng Giám Chi!

phung-gam-chi-bong-cai-trang5
Phùng Giám Chi động viên Triệu Cường đi lính kháng Nhật (ảnh chụp từ video).

Trước khi Phùng Giám Chi trở về quê hương để điều hành một trường học vào năm 1937, ông cũng đã dùng thời gian nghỉ phép để dạy ba học sinh. Họ là: Phùng Tú Phong từ thôn này, Khổng Thiếu Ni từ thôn Khổng Gia, và Vương Khắc Bang từ Phùng Giám. Sau khi Phùng Giám Chi bị giết, Khổng Thiếu Ni đã bị ĐCSTQ giết vì bất bình với việc người thầy của mình Phùng Giám Chi bị sát hại.

Nói đến đây, quý vị độc giả có thể hỏi, Phùng Giám Chi đã bị giết như thế nào? Bây giờ chúng ta phải nói về vụ bê bối về việc Khương Cát Thành và Phùng Đức Thanh “khoan khe núi, làm hỏng giày” đã đề cập trước đó. Khoảng năm 1940, Khương Cát Thành được tổ chức Cộng sản địa phương của thị trấn Phùng Gia phái đến thôn Phùng Gia Quan Thượng với tư cách là cán bộ thôn. Ai ngờ, chẳng mấy chốc, anh ta đã lăng nhăng với Phùng Đức Thanh. Chuyện này trong thôn lập tức bùng nổ.

Khi đó, Phùng Giám Chi, với tư cách là hiệu trưởng, đã có hảo ý thuyết phục Phùng Đức Thanh, nói rằng người đã là vợ người ta, làm như vậy là trái đạo đức. Thật không ngờ, những lời này đã đắc tội với Khương Cát Thành. Sau đó, vì Phùng Nhạc Tây từ làng tìm đến thị trấn Phùng Gia, phàn nàn về việc phái một người không có tác phong như vậy đến thôn Quan Thượng Phùng Gia, Khương Cát Thành đã rất tức giận. Khương Cát Thành muốn trả thù Phùng Nhạc Tây, nhưng vì Phùng Nhạc Tây và Phùng Giám Chi là anh em họ tốt, và Phùng Giám Chi rất nổi tiếng ở Nhũ Sơn Mưu Bình, Khương Cát Thành không dám hành động liều lĩnh.

Tuy nhiên, một lá thư không lâu sau đó đã mang đến cho Phùng Giám Chi một tai họa bất ngờ. Năm 1940, quân đội Nhật Bản thực hiện một cuộc đột kích quy mô lớn và cướp đi mọi thứ trong nhà của Phùng Giám Chi. Quan tòa bù nhìn Nhật Bản của quận Mưu Bình đã nghe nói về kiến ​​​​thức của Phùng Giám Chi từ lâu, nhìn thấy văn chương và nét chữ rất đẹp của ông từ những món đồ cướp được, nên đã viết thư yêu cầu Phùng Giám Chi phục vụ cho ông ta. Tuy nhiên, với nhân phẩm và lòng yêu nước chính trực của Phùng Giám Chi, ông ta hoàn toàn không thể thuyết phục được Phùng Giám Chi phục vụ trong chính phủ bù nhìn.

Phùng Giám Chi hành sự quang minh chính đại, đã xé bức thư ngay tại chỗ. Ông cũng không ngại kể chuyện bức thư của viên quan quận ngụy Nhật, và nhiều người đã biết chuyện. Không ngờ chuyện này đã sớm đến tai Khương Cát Thành. Khương Cát Thành cuối cùng cũng tìm được cớ để trả thù Phùng Giám Chi.

phung-gam-chi-bong-cai-trang7
Khương Cát Thành (thứ 2 từ trái sang) bày mưu trả thù Phùng Giám Chi (ảnh chụp từ clip).

Vào khoảng mùa hè năm 1941, Phùng Giám Chi bị tổ chức ngầm của ĐCSTQ bắt giữ và chịu nhiều hình thức tra tấn. Họ buộc Phùng Giám Chi phải thừa nhận rằng ông là Hán gian. Phùng Giám Chi mặc dù là một văn nhân, nhưng ông rất kiên cường, cho dù bị tra tấn như thế nào cũng không nhận tội. Ngay sau Tết năm 1942, nghe tin quân Nhật Bản sắp đột kích lớn, đảng ngầm của ĐCSTQ nghĩ rằng việc trốn thoát cùng Phùng Giám Chi là bất tiện, Khương Cát Thành và những người khác sợ thả Phùng Giám Chi thì chân tướng sẽ bị bại lộ, liền buộc tội Phùng Giám Chi là Hán gian, tàn nhẫn đánh ông đến chết. Năm đó Phùng Giám Chi mới 31 tuổi.

Vậy rốt cuộc Khương Cát Thành đã làm chuyện gì? Theo dân làng, Khương Cát Thành kết hôn với Phùng Đức Thanh và bỏ rơi đứa con trai nhỏ Khương Quế An và người vợ đang mang thai của mình một cách tàn nhẫn. Vợ của Khương Cát Thành không chịu nổi những trận đòn, trở nên rối loạn tinh thần, sau đó cô mang theo đứa con trong bụng, tái hôn ở thôn Ngọa Long, Phùng Gia.

Sau khi ĐCSTQ tiếm quyền, Khương Cát Thành trở thành bí thư đảng ủy đầu tiên của huyện Nhũ Sơn. Đáng buồn thay, cuối cùng ông ta cũng không thoát khỏi số phận bị bức hại bởi ĐCSTQ. Trong Cách mạng Văn hóa, ông ta đã bị phái tạo phản đánh chết. Một số người tin rằng sự hủ hóa đọa lạc và lạm sát vô tội vạ của ĐCSTQ đều chỉ phát sinh sau khi nó chiếm đoạt chính quyền. Kỳ thực, trước khi ĐCSTQ chấp chính, những tội ác này đã phổ biến trong tổ chức ngầm của ĐCSTQ. Chỉ là dưới sự tẩy trắng của những “kinh điển màu đỏ” đó, hầu hết lão bách tính đều không biết chân tướng sự tình.

Theo báo cáo tài liệu “Cuộc sống thực của các nguyên mẫu nhân vật trong ‘Bông cải đắng’”, tiểu thuyết “Bông cải đắng” không chỉ tiến hành tẩy trắng cho nguyên mẫu của “nhân vật chính diện”, mà tác giả Phùng Đức Anh còn đảo ngược trắng đen và bịa đặt hận thù. Khi bắt đầu cuốn tiểu thuyết “Bông cải đắng”, Phùng Đức Anh đã mượn miệng chị dâu nhân nghĩa, nghiến răng thốt ra một câu: “Những ân oán của kiếp trước và những ân oán của kiếp này, tôi sẽ thanh toán với các người ngay cả khi xương tôi đã thối!” Điều này cho thấy mâu thuẫn giai cấp không thể hòa giải và mối cừu hận không đội trời chung giữa địa chủ Vương Kiến Chi và người chị dâu bần nông nhân nghĩa. Mà nguyên hình của chị dâu nhân nghĩa chính là mẹ của Phùng Đức Anh, Tào Văn Lâm.

Tuy nhiên, theo những người dân trong thôn, những âm mưu này hoàn toàn do Phùng Đức Anh bịa đặt theo lối tư duy “đấu tranh giai cấp”. Ngoài đời, Phùng Giám Chi không những không có bất bình với gia đình Phùng Đức Anh mà ngược lại, Phùng Giám Chi luôn giúp đỡ những người khó khăn, ông ấy đã giúp gia đình Phùng Đức Anh viết đơn kiện và thắng kiện, còn là một đại ân nhân của gia đình Phùng Đức Anh!

Trong hơn nửa thế kỷ qua, miêu tả của Vương Kiến Chi trong “Bông cải đắng” đã khiến nhiều độc giả và khán giả hiểu lầm. Tuy nhiên, có thể nhiều người không biết rằng nguyên mẫu của  Vương Kiến Chi, Phùng Giám Chi, luôn là một người hàng xóm tốt bụng đáng kính và hòa nhã trong ký ức của những người hàng xóm lão phụ hương thân.


Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn