Trần Minh Tuấn - Câu thơ được gán cho Vũ Hoàng Chương thực ra của ai ?

Thứ Ba, 07 Tháng Ba 202311:50 CH(Xem: 1338)
Trần Minh Tuấn - Câu thơ được gán cho Vũ Hoàng Chương thực ra của ai ?

vhc_02 

Tư liệu cho nguồn gốc câu thơ được cho là của Vũ Hoàng Chương:

Có một ngày ta về lại cố đô

Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ.

Đây là thơ của Lý Quốc Sỉnh, trong tập Độc hành ca, xuất bản tại Sài Gòn, năm 1962. Giấy phép kiểm duyệt số 2584/XB cấp ngày 15-12-1961, in 1.000 bản thường và 100 bản đặc biệt không bán.

Hai câu thơ đó của Lý Quốc Sỉnh nằm trong bài Lưu vong khúc, trang 62.

Ký hiệu của cuốn sách này trong Thư viện Khoa học Xã hội 34 Lý Tự Trọng Quận 1 TPHCM  là VBN 4607.

vhc_01

Chế Lan Viên có viết bài trên Nghiên cứu Văn học phê phán tập thơ Hoa Đăng của Vũ Hoàng Chương nhưng không thấy dẫn hai câu trên. Do vậy chuyện này không liên quan đến Chế Lan Viên, mà nguồn cơn là do Trần Bạch Đằng. Trong cuốn Ván bài lật ngửa, ông Trần Bạch Đằng ghép đoạn trên đây vào bài Từ đây, in trong tập Hoa đăng 1959 của Vũ Hoàng Chương, làm nhiều người nhầm.

Khi tôi còn là sinh viên năm 4 cũng nghe thầy dạy môn Văn học các đô thị miền Nam giảng là câu trên của Vũ Hoàng Chương. Và thầy còn cho biết là ông Trần Bạch Đằng trong một hội nghị, có nóiv- phải căm thù cộng sản đến mức nào mới hạ bút viết được chữ  "no máu".

Hóa ra là nhầm.

vhc_03

Hơn 20 năm trước, tôi có đọc một tập thơ miền Nam xuất bản thời Đệ nhất cộng hòa do Nha/Cục Tâm lý chiến ấn hành thời ông Nguyễn Văn Toán (tức Toan Ánh) làm giám đốc, trong đó có một bài của Vũ Hoàng Chương. Trong bài đó có câu không kém câu trên - Nguyện  làm viên gạch xây tường thành ngăn sóng đỏ.

Trong bộ "thập bát kỳ thư" phê phán văn hóa văn nghệ miền Nam trước đây, nguồn gốc câu thơ này của Lý Quốc Sỉnh được dẫn lại khi phê phán văn nghệ phản động (bài của Thạch Phương, tức Nguyễn Liệu trong cuốn Văn hóa, văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy, NXB Văn hóa,1977, trang  272). Tôi phải đọc để đi thi nên đến giờ còn nhớ.

Vũ Hoàng Chương có là tác giả của những câu trên thì cũng không ảnh hưởng gì đến địa vị của ông trong lịch sử văn học giai đoạn 1932-1945 và cả 1954-1975.

Thầy Hoàng Như Mai, sinh thời, khi giảng bài vẫn thường đọc và khen thơ Vũ Hoàng Chương, có sao đâu?

TRẦN MINH TUẤN 03.03.2023
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20179:16 SA
Năm 2016 là năm kỉ niệm 90 năm Ngày mất của Nhà cách mạng, Nhà văn hóa kiệt xuất Phan Châu Trinh (24/3/1926 - 24/3/2016)
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20175:09 CH
Vào thập niên 50 - 60, ở Sài Gòn hoa lệ có nhiều quán ăn, nhà hàng sang trọng làm món nhậu đặc sản của nhà quê : rắn hổ xé phay.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:09 SA
Di sản thời Sa hoàng tiếp tục chia rẽ xã hội Nga một thế kỷ sau. Một xưởng phim và một rạp chiếu bộ phim Matilda về mối tình của Sa hoàng Nicolas II với một vũ nữ ba lê, bị phóng hỏa. Tuy nhiên, rốt cục bộ phim vẫn đồng loạt ra rạp hôm 26/10/2017.
Thứ Sáu, 15 Tháng Hai 201911:00 SA
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ quan, bè phái, quan liêu.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:16 SA
Henri Salvador tròn 100 tuổi (Henri a cent ans) : Đó là tựa đề album được phát hành vào mùa thu năm 2017. Tập nhạc này tập hợp hai thế hệ nghệ sĩ hầu vinh danh sự nghiệp cũng như tài năng của ca sĩ kiêm tác giả người Pháp