Nhạc kịch ‘Miss Saigon’ bị huỷ diễn ở Anh vì ‘lố lăng’ và ‘phân biệt chủng tộc’ với người Việt

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 202210:00 SA(Xem: 1876)
Nhạc kịch ‘Miss Saigon’ bị huỷ diễn ở Anh vì ‘lố lăng’ và ‘phân biệt chủng tộc’ với người Việt
voatiengviet.com

Nhạc kịch ‘Miss Saigon’ bị huỷ diễn ở Anh vì ‘lố lăng’ và ‘phân biệt chủng tộc’ với người Việt

VOA Tiếng Việt

Vở nhạc kịch “Miss Saigon” (“Cô gái Sài Gòn”) từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam, hàng loạt hãng tin Anh cho biết hôm 23/11.

Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam.

Sheffield Theaters, công ty vận hành nhà hát Crucible 980 chỗ ngồi, nói họ “tôn trọng” quyết định rút lại vở nhạc kịch.

Các giám đốc sáng tạo của nhà hát thừa nhận về “lịch sử biểu diễn gây chia rẽ” và “sự tức giận đã gây ra” của vở nhạc kịch “Miss Saigon”.

Trong một tuyên bố, nhà hát của Anh nói: “Chúng tôi đã tiếp cận sản phẩm mới này một cách dè dặt và tin rằng đây là cơ hội để chúng tôi tham gia theo cách mới với công ty mà phần lớn là người gốc Đông và Đông Nam Á đang dàn dựng lại câu chuyện”.

Trong một tuyên bố dài được đưa ra hôm thứ Hai, hai giám đốc sáng tạo của rạp là Robert Hastie và Anthony Lau đã đưa ra lời giải thích đầy đủ hơn về lý do tại sao họ lại dàn dựng vở kịch “Miss Saigon” mới vào mùa hè năm 2023.

Họ nói rằng họ hiểu vở kịch này “kể một câu chuyện về Việt Nam, trong đó có những miêu tả về phụ nữ và đàn ông Việt Nam đã khiến mọi người khó chịu và được xem là củng cố cho những định kiến tai hại”.

Các giám đốc nhà hát nói họ hy vọng có thể dựng lại tác phẩm cổ điển “thông qua lăng kính mới, phản ánh thế giới ngày nay”.

Phiên bản gốc của Miss Saigon ra mắt tại West End, London vào năm 1989. Mặc dù nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, bao gồm hai giải Laurence Olivier và ba giải Tony, bản gốc của vở nhạc kịch đã gây ra tranh cãi khi các diễn viên da trắng đeo mắt giả để thay đổi vẻ ngoài của họ.

Lấy cảm hứng từ vở opera “Madama Butterfly” năm 1904 của Puccini, vở nhạc kịch lấy bối cảnh Việt Nam vào cuối chiến tranh, kể về câu chuyện của một phụ nữ trẻ người Việt và mối quan hệ của cô với một người lính Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20179:16 SA
Năm 2016 là năm kỉ niệm 90 năm Ngày mất của Nhà cách mạng, Nhà văn hóa kiệt xuất Phan Châu Trinh (24/3/1926 - 24/3/2016)
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20175:09 CH
Vào thập niên 50 - 60, ở Sài Gòn hoa lệ có nhiều quán ăn, nhà hàng sang trọng làm món nhậu đặc sản của nhà quê : rắn hổ xé phay.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:09 SA
Di sản thời Sa hoàng tiếp tục chia rẽ xã hội Nga một thế kỷ sau. Một xưởng phim và một rạp chiếu bộ phim Matilda về mối tình của Sa hoàng Nicolas II với một vũ nữ ba lê, bị phóng hỏa. Tuy nhiên, rốt cục bộ phim vẫn đồng loạt ra rạp hôm 26/10/2017.
Thứ Sáu, 15 Tháng Hai 201911:00 SA
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ quan, bè phái, quan liêu.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:16 SA
Henri Salvador tròn 100 tuổi (Henri a cent ans) : Đó là tựa đề album được phát hành vào mùa thu năm 2017. Tập nhạc này tập hợp hai thế hệ nghệ sĩ hầu vinh danh sự nghiệp cũng như tài năng của ca sĩ kiêm tác giả người Pháp