BÀI THƠ TẶNG VỢ CỦA HỒ DZẾCH

Thứ Bảy, 17 Tháng Ba 20184:00 CH(Xem: 5927)
BÀI THƠ TẶNG VỢ CỦA HỒ DZẾCH
HoDenh
BÀI THƠ TẶNG VỢ CỦA HỒ DZẾCH

Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời
Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?
Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình
Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình, mình ơi!
(Tuyển tập thơ Việt Nam 1975- 2000)

Nhà thơ Hồ Dzếch tên thật là Hồ Triệu Anh, sinh năm 1916 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là con trai ông Hà Kiến Huân gốc Hoa từ Quảng Đông di cư sang Việt Nam. Hồ Dzếch mất năm 1991. Ông làm thơ, viết tiểu thuyết, viết kịch. Ông in không nhiều nhưng với tập truyện ngắn "Chân trời cũ" và tập thơ "Quê ngoại", Hồ Dzếch được biết đến như một nhà thơ có chân tài.

"Bài thơ tặng vợ" không ghi năm tháng sáng tác nhưng căn cứ vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán ông viết vào những năm tháng cuối đời ở vào tuổi 69 hay 70 gì đó, cái tuổi thấy thời gian phía trước không còn là bao nhiêu, ngoái lại phía sau thấy mình còn nợ nần bao nhiêu ân nghĩa. Đấy là cái tuổi, con người đã phải nghĩ đến chuyện đi, ở. Trong các gia đình Việt Nam, người vợ yêu chồng bao giờ cũng mong Trời cho chồng mình "đi" trước để mình có thể lo mọi việc cho chồng chu tất mọi bề, còn đến lượt mình đi thì được thế nào hay thế ấy.

Ở BÀI THƠ NÀY, SỰ THỂ LẠI NGƯỢC LẠI. NHÀ THƠ GIÀ MONG ƯỚC:

Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Bài thơ có 8 dòng thơ với 4 cặp lục bát mà tâm tư, tình cảm đằm thắm sâu sắc biết đến dường nào!

Chỉ cặp lục bát đầu tiên đã đầy ắp thương mến :

Mình vừa là chị là em
Tấm lòng người mẹ trái tim bạn đời

Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có lẽ không có câu thơ nào ca ngợi người vợ đến như thế: Câu thơ vừa nói tình yêu vừa nói đến ân nghĩa. Chăm sóc chồng chu đáo, như chăm sóc em: đấy là người chị. Dịu dàng, đằm thắm, chiều chồng, hờn dỗi, nũng nịu: đấy là người em. Người vợ ấy lại có tấm lòng người mẹ, đồng cam cộng khổ, chia bùi sẻ ngọt với người bạn đời của mình.

Một cặp lục bát viết thật tự nhiên mà tâm tư, ân nghĩa nặng đến thế, sâu sắc đến thế. Phải chăng, hai nền văn hoá Việt- Hoa ở trong ông đã đúc nên câu thơ này?

Mai này tới phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau?

Câu thơ không hề lâm ly khi nói đến cái đoạn "âm dương đôi ngả" ấy, nó cũng không lý trí, gượng gạo mà vẫn mặn mà yêu thương. Hai tiếng "chia đôi" tác giả dùng thật chuẩn? Non tay chọn một chút, sẽ dùng hai tiếng "chia phôi" thì "lên giọng cải lương" ngay, mòn sáo ngay!

Câu thơ tiếp theo "Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau" nghe thật bâng khuâng, xúc động mà vẫn bình tĩnh, chủ động.

Người chồng ấy biết thương vợ vô cùng:

Xót mình đã lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình

Câu thơ đầy tâm trạng, đầy suy tư và khuất chìm cả niềm ân hận nữa? (Trong nỗi "thương đau" của người vợ, biết đâu lại không có những nỗi tại chồng, vì chồng?)

CHỮ "ĐỠ" THẬT CHÍNH XÁC, THẬT HAY, THẬT CÓ TÌNH. Ý tưởng chính của bài thơ, hồn vía bài thơ đủ tập trung thể hiện ở ba cặp lục bát đó. Thương vợ là vất vả "thương đau" nhiều, nhà thơ già xin "làm kẻ đi sau" để vợ mình không phải vất vả lo toan cho cuộc ra đi cuối cùng của mình nữa, người chồng muốn được lo cho vợ thật chu đáo như một niềm đền đáp.

Cặp lục bát cuối cùng không có phát hiện gì mới nhưng nó làm cho bài thơ đằm lại, làm cái đế đỡ cho bài thơ chắc hơn, vững hơn.

Cuộc đời đâu phải phù sinh
Nước non chan chứa nghĩa tình mình ơi!

Xưa nay, khi bàn về kiếp người, trong xã hội không phải không có một số nhân sinh quan yếm thế, coi đời người là vô nghĩa, là kiếp phù sinh... Nhà thơ Hồ Dzếch không nghĩ thế. Ông trân trọng cuộc đời, trân trọng hạnh phúc gia đình, trân trọng tình nghĩa, ân tình...

Bài thơ có 8 dòng với 4 cặp lục bát, người yêu thơ chỉ đọc hai lần là thuộc, quả là không có ý tưởng gì cao siêu mới lạ mà đọc lên sao nó lay động tâm tư ta đến thế, nó "gạn đục khơi trong" tâm hồn con người, tình cảm con người đến thế?

Dĩ nhiên, bạn đọc trẻ chưa đủ từng trải, tâm trạng, nỗi đời để "nhập" bài thơ này như những người có tuổi, những bác cao tuổi.

(Nguyễn Bùi Vợi )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Hổm tôi coi được câu trên trong bài báo “5 câu nói “cửa miệng” của đàn ông khi bị phát hiện ngoại tình”. Cái tôi ngồi ngẫm thấy nó cũng
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Sau mười năm chuẩn bị, hôm nay 08/11/2017 viện bảo tàng Louvre Abu Dhabi được khánh thành tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Tôi biết đến quyển Những Mảnh Đời Sau Song Sắt của Phạm Thanh Nghiên khi đọc lời giới thiệu của tác giả Đào Trường Phúc trên Đàn Chim Việt. Tò mò, tìm hiểu lý do nào khiến một cô gái ốm yếu,
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Nhạc phẩm này từng giúp cho ca sĩ kiêm tác giả Barbra Streisand giành lấy cùng lúc hai giải Grammy và Oscar dành cho ca khúc xuất sắc nhất năm 1977.
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Văn học trung đại, với những câu chuyện thú vị về gia đình, đất nước, chính trị, xã hội, thân phận con người và những nỗi oan nghiệt ngã luôn được biến hóa
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:48 SA
(HNPD) Khi còn là cậu bé học sinh, Tôi đã thấy hào hùng học giờ lịch sử, Thấy như mình là người chiến sĩ Mang về chiến tích Tiên Tổ quang vinh.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20179:10 CH
(HNPD) thịt rùa tính ôn, chế biến thành thức ăn ngon có nhiều chất bổ dưỡng hơn các loài vật "dưỡng nhơn" khác, chủ yếu là làm cho giới mày râu cường dương bổ thận hay điều hòa khí huyết cho giới phụ nữ.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Trong khuôn khổ The Asian World Film Festival đang diễn ra tại Hollywood, nữ ca sĩ tỷ phú Hà Phương đã có cuộc gặp gỡ thân mật với Angelina Jolie.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20175:43 SA
( HNPD ) Trước khi bắt đầu giới thiệu bài thơ nổi tiếng này của tiền bối Xuân Diệu thì cho phép hậu bối MTA có được đôi lời phi lộ về việc giới thiệu các bài thơ đi cùng năm tháng của chúng ta. Để nói thật nhanh thì MTA
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20176:49 CH
Nếu được phép, chọn gương mặt tiêu biểu cho thơ ca miền Nam thời chiến,