100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm và bí mật cần giải đáp

Thứ Ba, 11 Tháng Giêng 20223:00 SA(Xem: 1868)
100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm và bí mật cần giải đáp
bbc.com

100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm và bí mật cần giải đáp - BBC News Tiếng Việt


  • Hoàng Hưng
  • Viết từ Sài Gòn, Việt Nam
Nhà thơ Hoàng Cầm và Hoàng Hưng

Nguồn hình ảnh, Hoàng Hưng

Chụp lại hình ảnh,

Nhà thơ Hoàng Cầm và Hoàng Hưng

Xuân 2022 là kỉ niệm 100 năm ngày ra đời một tác giả tài danh được mến mộ rộng rãi của văn học Việt Nam hiện đại: Hoàng Cầm (22/2/1922- 2022).

Sự nghiệp mà ông để lại cho hậu thế khá phong phú, bao gồm nhiều vở kịch thơ và tập thơ, trường thi, văn xuôi…

Gia đình và thân hữu của cố tác giả được mến mộ rộng rãi đã đề ra và đang thực hiện dự án "HC 100" với nhiều hoạt động.

Trong đó có việc xuất bản sách "Hoàng Cầm Về Kinh Bắc" (nhóm biên soạn Hoàng Hưng, Nguyễn Thuỵ Kha, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đình Toán, Bùi Huệ Chi), sách "100 bài thơ Hoàng Cầm" (Nguyễn Thuỵ Ka, Lê Thiết Cương), lịch ảnh Hoàng Cầm (Nguyễn Đình Toán, Lê Thiết Cương), và các buổi kỉ niệm, ra mắt sách tại Hà Nội và Thuận Thành quê ông.

'Về Kinh Bắc'

Hoàng Cầm được biết đến nhiều nhất là Nhà Thơ. Và có thể khẳng định "Về Kinh Bắc" là tập thơ tiêu biểu nhất của ông về tình ý, tâm sự, giọng điệu, thi pháp; là tác phẩm toàn bích và cũng nổi tiếng nhất của ông vì gắn với những huyền thoại về cuộc đời, nghiệp thơ, phận thơ, mệnh thơ của tác giả.

Về mặt thi pháp, Về Kinh Bắc là tập thơ thể hiện nhất quán, rõ rệt nhất một lối thơ Hoàng Cầm của thời kỳ này, cũng là lối thơ Hoàng Cầm nhất. Một âm điệu, một lối tạo hình, một kiểu dẫn dắt tuyến thơ, một ngôn ngữ… riêng của Hoàng Cầm. Bao trùm tất cả, Về Kinh Bắc dựng lên một không khí, một thế giới đặc biệt Hoàng Cầm, thế giới ảo-thực, cổ xưa-hiện tại, âm-dương, ẩn-hiện giao hoà.

Cái còn lại và sống mãi của thơ Hoàng Cầm sẽ là truyền thống văn hoá. Đặc biệt, tập thơ Về Kinh Bắc là một sử thi trữ tình độc nhất vô nhị về văn hoá Kinh Bắc, vùng văn vật cổ xưa, cái nôi của văn hoá Việt.

Có thể gọi đó là một "bảo tàng phi vật thể" về văn hoá Kinh Bắc, giống như tập thơ Cante Hondo của nhà thơ Federico Garcia Lorca đã làm bất tử văn hoá vùng Andalusia của Tây Ban Nha.

Cho đến nay, giới hiểu biết âm nhạc vẫn ngạc nhiên vì những bài dân ca quan họ Bắc Ninh đạt đến mức kinh điển với trình độ rất cao mà rất ít ca khúc hiện đại nào sánh được. Thơ Hoàng Cầm cũng có những bài trở thành kinh điển như thế, như chùm Cây-lá-quả-cỏ (Cây tam cúc, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cỏ bồng thi), Về với ta… Những bài thơ này còn ẩn chứa sự bí mật vừa là tâm sự khó nói ra trong một thời kì lịch sử nhiều cấm kị, vừa mang màu sắc huyền thoại và tâm linh, nên còn mời gọi sự khám phá.

Nguồn hình ảnh, Hoàng Hưng

Bí mật cần khám phá

Con người Hoàng Cầm cũng là một bí mật cần được khám phá của sự dung hợp giữa tính duy cảm và lí trí, tính đại chúng và tính tinh hoa, tính truyền thống và tính sáng tạo, con người chiến sĩ và con người nghệ sĩ… Đó cũng là một bí mật của thành công nghệ thuật trong thời kì bước vào nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.

"Hoàng Cầm Về Kinh Bắc" là một ấn bản đặc biệt, là một công trình tập hợp công sức của nhiều người, bao gồm những cái chưa có trong các ấn bản trước đây của Hoàng Cầm: Văn bản Về Kinh Bắc với những khảo dị qua những lần công bố, những bài viết quan trọng về Về Kinh Bắc và thơ Hoàng Cầm chưa có trong các sách cũ, những tư liệu quí báu liên quan đến việc sáng tác và công bố Về Kinh Bắc, những chân dung bằng tranh vẽ, ảnh chụp phong phú của tác giả và các quan hệ thân thiết của ông, những ca khúc, minh hoạ đã có và mới sáng tác dựa trên thơ Hoàng Cầm. Và với sự trình bày công phu, có thể gọi là một ấn bản thơ-nghệ thuật ít có xưa nay.

Danh sách các tác giả của tập sách cũng nói lên phẩm chất và sự phong phú của cuốn sách: ngoài tác giả chính là cố thi sĩ Hoàng Cầm, có các cố tác giả Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Hoàng Lập Ngôn, Phạm Duy, Lưu Văn Sìn, Phan Tại, Chu Văn Sơn; các tác giả Thích Nữ Chân Không, Hoàng Hưng, Hữu Xuân, Nguyễn Thuỵ Kha, Trần Tiến, Nguyễn Đình Toán, Đỗ Lai Thuý, Phạm Xuân Nguyên, Trần Thanh Cảnh, Nguyễn Đức Tùng, Lê Thị Thanh Tâm, Lê Hồ Quang; các họa sĩ Chu Hồng Tiến, Đỗ Dũng, Ngô Thị Bình Nhi, Khoachim.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai 20171:00 SA
Dựa trên lời kể của một người đàn ông từng làm cảnh sát tại Trung Quốc, bộ phim Ravage (tạm dịch: Cướp bóc) của Canada
Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Các nhà khoa học Tây Ban Nha hôm qua khẳng định đã thấy nơi chôn cất đại thi hào Cervantes, tác giả cuốn tiểu thuyết kinh điển "Don Quixote".
Thứ Bảy, 09 Tháng Mười Hai 20173:31 SA
Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng.
Thứ Sáu, 08 Tháng Mười Hai 20176:57 CH
( HNPD ) Trong khi hai bà đưa nhau đi chợ để mua “đồ phụ tùng” cho món ăn đặc biệt, hai thằng chồng vào phòng Study (1) uống cà phê, nghe nhạc, tán chuyện văn chương. Thằng bạn vào đề ngay:
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20179:00 CH
Những tháng cuối năm của Seattle rất nhiều mưa. Thỉnh thoảng mới có một ngày nắng ấm. Nhìn mưa nhớ ra những người bạn ở xa sắp
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20172:00 CH
Cảnh sát tịch thu hầu hết các thứ giấy tờ của ông, nhưng những thứ khác vẫn được đưa lậu ra bên ngoài, hoặc giấu kín trong những chỗ khuất nẻo ít ai ngờ.
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:00 CH
Tác phẩm Đường Cách mệnh của Hồ Chí Minh, ấn hành lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927, trong đó 'k' được dùng thay 'c'. Theo GS Lân Dũng, cố chủ tịch HCM
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20178:17 SA
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó: một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau.
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20175:00 SA
Thế nhưng sự thật là chữ viết lại không phải chỉ là để ghi lại lời nói, vậy nên một sự cải tiến gần như toàn bộ
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20174:44 SA
Johnny Hallyday, ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất nước Pháp qua đời ở tuổi 74 vì ung thư phổi, vợ ông cho hay.