Diễn viên Leonardo DiCaprio trong phim "The Great Gatsby"

Chủ Nhật, 01 Tháng Tám 20218:00 CH(Xem: 2940)
Diễn viên Leonardo DiCaprio trong phim "The Great Gatsby"
rfi.fr

The Great Gatsby - Tình yêu tuyệt vọng hay một ảo ảnh cần được khỏa lấp - Tạp chí văn hóa

Lệ Thu

“The Great Gatsby” là bộ phim của điện ảnh Hollywood, đạo diễn Baz Luhrmann, trình chiếu vào năm 2013. Phim có xuất phát điểm rất ấn tượng, đó là cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn F.Scott Fitzgerald viết năm 1925. Đây là tác phẩm văn học được xem là “phải đọc” của giới ghiền sách trên toàn thế giới, được Modern Library xếp vào top 3 trong số 100 cuốn sách hay nhất thế kỉ 20.

Bộ phim là tác phẩm thứ 6 được chuyển thể từ tiểu thuyết và được coi là tác phẩm tiệm cận nhất với nguyên bản văn học đình đám này. Dù không được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng với khán giả yêu điện ảnh thì “The Great Gatsby” là một bộ phim đáng xem, như là một chuyến du hành rực rỡ đưa chúng ta ngược trở lại quá khứ - mà chính tác giả tiểu thuyết F.Scott Fitzgerald đã phải khẳng định - là “thời đại nhạc jazz của một thế hệ mất mát, nơi mà mọi thánh nhân đã chết cả, mọi cuộc chiến đã xong, mọi niềm tin của con người đã tan vỡ”.   

Bộ phim lấy bối cảnh New York năm 1922, thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất vừa qua, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi và phát triển cực đại. Lưu giữ trong lòng tình yêu đầy sự ngưỡng mộ với cô tiểu thư đài các Daisy, James Gatz, chàng trai nghèo tay trắng đã dùng nhiều thủ đoạn để có được một gia tài lớn nhằm chinh phục người đẹp sau thời gian dài xa cách. Sau khi trở nên giàu có, James đổi tên là Jay Gatsby, chuyển tới sống ở Long Island, mảnh đất của giới siêu giàu New York và đây cũng là lúc câu chuyện bắt đầu.

Hoành tráng từ phút mở đầu

Đúng với phong cách đại gia, sự xuất hiện của cả Daisy và Gatsby cũng đều vô cùng ấn tượng. Hình ảnh Daisy lần đầu hiện lên trên màn ảnh thật sự choáng ngợp giữa căn phòng rực nắng với những tấm rèm trắng cuồn cuộn tung bay, vừa sang trọng vừa quý phái như cảnh thần tiên và trên tay là chiếc nhẫn kim cương của Tiffany. Một Daisy đài các cùng chất giọng lên xuống bổng trầm như một điệu nhạc vui. Giọng nói thủ thỉ thì thầm và vẻ đẹp mong manh không thể rời mắt, khiến cho người ta muốn sà vào chở che ngay lập tức.

Còn Gatsby, ngay từ đầu phim lại là một câu hỏi lớn với ngay cả các nhân vật trong phim lẫn khán giả khi xoay quanh anh là những đồn thổi, bí ẩn, kì dị. Nhưng đã có mặt là phải hoành tráng, một phong cách không thể lẫn vào đâu được của anh chàng giàu có mới nổi. Đối lập với sự dịu dàng của Daisy là một Gatsby mạnh mẽ, tay giơ cao ly rượu vang cùng nụ cười mê hoặc “có lẽ cả đời chỉ gặp được bốn - năm lần” và dàn pháo hoa bất chợt bừng nở ngay sau lưng.

Gã si tình và tiểu thư của những sự thực tế 

Nhân vật Gatsby là biểu tượng lớn trong văn hóa đại chúng Mỹ. Đại diện cho một kiểu người từ tay trắng đi lên, có một quá khứ đen tối, là một người tình bí ẩn và một người trong đời đã chạm tới sự vinh quang sung sướng để rồi mất đi tất cả. Ở Gatsby - điều mà nam diễn viên chính Leonardo Dicaprio đã nhận xét - người ta thấy rằng đó là sự hiến sinh cho những phù phiếm lòe loẹt của cái gọi là “Giấc mơ Mỹ”. Cô nàng tiểu thư Daisy giống như hiện thân của sự xa hoa giàu có mà người ta gắng sức theo đuổi một cách cùng cực khốn khổ. Một cô nàng có vẻ ngây thơ, mông muội, lãng mạn, đẹp đẽ dịu dàng khó chạm tới hóa ra lại là một người không bao giờ rời bỏ thực tế cuộc sống. Dù có âu yếm, yêu thương, thăng hoa bao nhiêu với Gatsby thì cuối cùng, cô nàng vẫn trở về bên người chồng “thượng đẳng” của mình.

Những cái đắm say mà Daisy thể hiện ra rốt cuộc chỉ là của riêng cô nàng, không thể sẻ chia. Daisy thật ra là một ảo ảnh quá khứ trong khi thực tế họ lại là những người vô tâm, hững hờ, chỉ quan tâm tới thế giới vật chất. Gatsby cố gắng xóa đi quá khứ nghèo đói bần hàn của mình để hòa nhập vào xã hội giàu có, đuổi theo ảo ảnh. Cũng giống như một số người, họ có thể xóa được quá khứ, có thể không, nhưng những ai muốn xóa bỏ quá khứ thì đều là những người tội nghiệp. Đặc biệt là bỏ đi quá khứ này nhưng lại cố níu giữ một quá khứ khác như là cách Gatsby níu giữ Daisy trong tâm trí anh.

Chính vì vậy, Gatsby hiện lên như một kẻ không bao giờ biết bỏ cuộc, một gã si tình say đắm với tình yêu chân thành cao thượng và sự lãng mạn ngây thơ không thể vẩn đục. Dù đã giàu có, đã có một chỗ đứng không hề thấp trong xã hội thượng lưu thì tình cảm Gatsby dành cho Daisy vẫn ngây ngô rụt rè như một anh chàng mới lớn nghèo khổ. Lần đầu gặp lại cô nàng trong bữa tiệc tại chính dinh thự của mình, Gatsby thậm chí đã né tránh và lẩn trốn, chỉ dám đứng từ xa nhìn ngắm. Bề ngoài là một đại gia hào nhoáng nhưng ẩn giấu bên trong là một chàng James nặng tình yêu thương, nghèo khó đắm say nuôi giấc mơ được bên người đẹp từ nhiều năm trước.

Gatsby dành cả tuổi trẻ để lăn lộn, buôn rượu lậu, kết giao với giới xã hội đen, lại tự vẽ lên một hình ảnh Gatsby học ở Oxford, thừa hưởng gia sản lớn từ gia đình, khoe khoang chiến công ở thế chiến thứ nhất, chạy theo thứ danh hão mà người đời tung hô. Nhưng dường như càng cố thoát ra khỏi nỗi cô đơn thì lại càng rơi vào cảnh cô đơn. Bước chân vào giới thượng lưu Mỹ, sống cuộc sống của những người giàu có ở Long Island, Gatsby chỉ thấy những trò giải trí vô bổ, cuộc sống nhàm chán và một xã hội suy đồi về đạo đức. Anh gán cho Daisy những giá trị hoàn hảo lý tưởng người phụ nữ này, con người sống cả đời trong chủ nghĩa vật chất, không hề xứng đáng. Gatsby liệu có phải là một gã tình si hay ẩn sâu trong đó, là một người đã bị mất phương hướng trong cuộc sống, cố gắng đạt tới một giấc mơ để rồi nấp trong góc tối nhìn nó tan vỡ không thể cứu vãn?

Giấc mộng phù du 

Những thăng trầm trong cuộc đời của Gatsby cũng là minh chứng cho tính phù du, tạm bợ, đầy bất trắc của một kiếp người. Tham gia chiến trận, lao vào kiếm tiền bất chấp, có thật nhiều tiền, mua một căn biệt thự đối diện biệt thự nhà nàng, tổ chức tiệc hàng tuần vào thứ bảy, chiếu thứ ánh sáng xanh kì diệu bắt mắt qua bờ sông tới nhà nàng chỉ để có được một sự chú ý của nàng. Cuối cùng thì sao? Đổi lại để có được gì? Một tình yêu giấu diếm không có thực. Một sự sung sướng không có đích đến. Một cảm giác chở che giả tạo và một sự tồn tại ẩn hiện không rõ ràng.

Nick, người kể chuyện trong phim, một người bạn kết giao với Gatsby đã nói: “Trong khu vườn màu xanh của anh ấy, những chàng trai cô gái đến rồi đi như những con bướm đen giữa những lời thầm thì, rượu sâm panh và những vì sao”. Cuộc sống giàu sang nhưng vô vị không có nổi một người bạn thật sự. Tất cả đến với Gatsby chỉ vì sự giàu có hào nhoáng của anh và sự tò mò của họ. Với những con bướm đêm ấy, liệu có một Gatsby thật sự tồn tại? Hay chỉ như những bông hoa đẹp, nở rồi tàn ? Lúc bung nở, lũ bướm sẽ vây quanh, còn khi tàn lụi thì sẽ chỉ có mình nó từ từ rụng lìa khỏi cành?

Cái kết của phim mang đậm chất Gatsby không thể tồi tệ hơn, cũng không thể đẹp hơn, cũng không thể khác hơn. Tom, chồng của Daisy cảm nhận được Gatsby chính là đối thủ của mình. Khi Daisy lái xe vô tình gây tai nạn cho người tình của Tom, là Myrtle, Tom đã gặp chồng Myrtle, dựng nên vở kịch rằng Gatsby đang cặp kè với Myrtle và cố ý giết cô ta. Trong khi đó, Gatsby cũng đứng ra nhận trách nhiệm với nhà chức trách rằng mình là người gây tai nạn hôm đó cốt để bảo vệ Daisy. Ngày mà anh dự định sẽ cùng Daisy trốn đi khỏi New York thì cũng là ngày mà chồng của Myrtle đến giết anh để rửa hận và tự sát.

Còn Daisy, cô tiểu thư mà Gatsby đã dành cả đời để theo đuổi, để yêu thương, như là một lý do cuối cùng mà anh bấu víu để tìm thấy ý nghĩa cuộc sống thì cũng theo chồng rời khỏi Long Island không một lời giải thích, không một lời biện minh cho sự vô tội của anh. Gatsby rời khỏi cuộc sống trong vai kẻ giết người, đám tang không có ai khác ngoài Nick và đám báo chí vây quanh chờ đợi moi móc tin tức từ cái chết của anh.

Có thể Gatsby không phải là người tốt nhưng lại là một kẻ đáng thương. Lời cuối cùng anh thốt ra trên môi vẫn là Daisy, là một ảo ảnh mà mãi mãi anh không bao giờ quên, không bao giờ lấp đầy khoảng trống trong trái tim cô độc của mình.

Với giới phê bình, có thể “The Great Gatsby” chưa phải là một bộ phim xuất sắc nhưng trong mắt người yêu tác phẩm văn học gốc và nhân vật Gatsby thì đây vẫn là một bộ phim đáng xem. Hơn 140 phút phim không chỉ là những hình ảnh đẹp, diễn xuất tài tình của Leonardo và các đồng nghiệp mà còn là âm hưởng nhạc Jazz của “Những năm 20 gào thét”. Và như chính Leonardo đã nói khi anh đọc cuốn tiểu thuyết để chuẩn bị nhập vai Gatsby thì đây là bộ phim về một người giàu có rỗng tuếch cố gắng đi tìm ý nghĩa cuộc đời mình từ ảo ảnh quá khứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:35 SA
Tìm hiểu văn hóa của một đất nước không thể không nghiên cứu đến những tác phẩm hội họa, Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam hiện đại
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20178:01 SA
Quần thể rộng 34 ha hiện là nơi ở của khoảng 12.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và từ 140 nước trên thế giới, trong đó có khoảng 43 sinh viên Việt Nam theo thống kê năm 2013.
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Cho dù có được phối theo điệu gì đi chăng nữa, bài hát Take Me Home Country Roads vẫn là một ca khúc cực kỳ tiêu biểu của dòng nhạc đồng quê
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20174:15 SA
Lời cuối của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước Tòa phúc thẩm 30/11/2017 là câu mở đầu bài thơ của nhà thơ Cộng sản Pháp Louis Aragon trong kháng chiến chống phát xít Đức. “Mẹ Nấm” đầy bản lĩnh và văn hóa
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Khi nhắc đến cái tên The Gypsy Queens, hẳn chắc các bạn sẽ nghĩ tới ngay một ban nhạc giống như nhóm Gipsy Kings, với điểm khác biệt là nhóm này chỉ bao gồm các nữ thành viên
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20171:30 SA
Trịnh Y Thư : « Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Khi bắt tay vào sưu tầm, ghi chép Nam phong giải trào (Thơ dân gian của người Nam theo kiểu Kinh thi) và Nam phong nữ ngạn thi (Ngạn ngữ bằng thơ về phụ nữ nước Nam), Trần Danh Án (Liễu Am
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Trong tác phẩm "Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn" đăng trên Nguyệt san Việt Nam của tác giả Hải Triều (nhà văn quân đội VNCH) có đăng 02 bài thơ này
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:17 SA
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Cách mạng Dân chủ 1956 của Hungary - được coi là cuộc cách mạng tinh khôi nhất và trong trắng nhất trong lịch sử của những biến cố bạo lực, những cuộc chiến tranh thế kỷ XX - đ