Họa sĩ Phạm Cung qua đời

Chủ Nhật, 06 Tháng Mười Hai 20207:14 SA(Xem: 3423)
Họa sĩ Phạm Cung qua đời

TP HCMHọa sĩ - nhà điêu khắc Phạm Cung qua đời hôm 5/12 vì tuổi cao sức yếu, thọ 84 tuổi.

Nhà thơ Hồ Thi Ca thương tiếc khi hay tin đàn anh mất. Ông cho biết trên phòng khách nhà mình, ông vẫn trưng bày bức tranh cố họa sĩ tặng với chữ ký ngược - phong cách của ông. Nhà thơ viết: "An nhiên nơi cõi vĩnh hằng nhé anh". Nhà thơ Trần Hoàng Nhân - một người bạn của ông - cho biết trước khi qua đời, ông vẫn sáng tác đều tay. Dù chuyên về điêu khắc, ông nổi tiếng ở mảng hội họa.

Lễ viếng họa sĩ diễn ra tại nhà riêng từ ngày 5/12, lễ động quan vào sáng 9/12, linh cữu được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

Họa sĩ Phạm Cung (1936 - 2020). Ảnh: Artsaigon.

Họa sĩ Phạm Cung (1936 - 2020). Ảnh: Artsaigon.

Họa sĩ Phạm Cung bắt đầu theo nghề từ năm 1956. Ông cùng thầy - họa sĩ Duy Liêm - từ Quảng Ngãi vào Sài Gòn làm sơn mài, gốm, đi vẽ bìa nhạc cho các nhà xuất bản, vẽ minh họa cho các báo. Biệt tài của ông là vẽ được nhiều chất liệu: sơn dầu, lụa, màu nước, thủy mặc. Ông thường vẽ về phụ nữ, trong đó có cố danh ca Thái Thanh - người bạn một thời của ông. Ở lĩnh vực điêu khắc, ông từng phát triển kỹ thuật đúc đồng mới, giúp giữ được những nét chính mà không cần gọt sửa, khuôn chịu nhiệt cao. Với chất liệu đất nung, ông chịu ảnh mỹ thuật của người Chăm vì say mê điêu khắc Chăm từ nhỏ.

Một trong những nét riêng của Phạm Cung là vẽ và viết tay trái. Ông viết từ phải qua trái, muốn đọc dòng chữ trên các bức vẽ của ông phải dùng gương phản chiếu. Một trong những người bạn thân nhất của ông là Bùi Giáng, cả hai từng sống cùng nhà. Nhiều bức vẽ của ông lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng. Phạm Cung lưu giữ nhiều tranh Bùi Giáng nhưng không muốn bán. Ông từng nói: "Đàn bà trong mắt tôi thế nào thì đàn bà trong mắt Bùi Giáng chắc cũng như vậy".
Tác phẩm vẽ danh ca Thái Thanh của Phạm Cung. Ảnh: Hoàng Nhân.

Tác phẩm vẽ danh ca Thái Thanh của Phạm Cung. Ảnh: Hoàng Nhân.

Những năm cuối đời, ông vẫn miệt mài vẽ tranh, làm thơ ở ngôi nhà nhỏ tại đường Trần Cao Vân (quận Phú Nhuận), nơi ông sống cùng vợ và con cháu. Năm 2012, ông ra mắt triển lãm 37 tác phẩm sơn dầu Đàn bà trong mắt tôi ở quận 3. Họa sĩ từng cho biết ông theo trường phái riêng, không chịu ảnh hưởng của ai vì quan niệm "nghệ sĩ là kẻ sĩ làm nghệ thuật".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 27 Tháng Tám 201810:01 SA
( HNPD )yêu nhau vì 1 chữ tìnhnhà quê lên ngược tỉnh thành xuống xuôi
Thứ Hai, 27 Tháng Tám 20186:06 SA
( HNPD ) ) Tối nay là ngày cuối cuả tour du lịch Hoa Lục Hoa Ngũ Trung Quốc
Chủ Nhật, 26 Tháng Tám 201810:27 SA
( HNPD )ngày xưa gọi lính thú sau năm 54 gọi là đi quân địchsau 63 gọi là đi động viên
Chủ Nhật, 26 Tháng Tám 20186:05 SA
( HNPD ) thế rôì cứ bàn qua bàn lại bài thơ cuả thi si Trương Kế vốn chỉ là bài thơ tả cảnh sông nước Tô Châu bình thường
Thứ Bảy, 25 Tháng Tám 201810:19 SA
( HNPD )thời kỳ Đểu Giả/sau 77 thống nhất đất nước /cái gì cũng tịch thu /cái gì cũng ăn cướp
Thứ Sáu, 24 Tháng Tám 20189:25 CH
Sống đời giản dị cho nhau Hãy luôn tâm niệm không lâu cuộc đời
Thứ Sáu, 24 Tháng Tám 20186:06 SA
( HNPD )vẫn 1 bầy chó chết /gục mặt vào bãi cứt /cùng nhau chung lưng đấu cật
Thứ Năm, 23 Tháng Tám 20186:06 SA
( HNPD )bọn Hồ Chí Minh + lũ côn đồ cùng Mạc Đăng Dung 1 bầy bán nước ?
Thứ Tư, 22 Tháng Tám 20186:06 SA
( HNPD )có những con vật cũng y như vậy /là loại nhuyễn thể ốc