Thời trang Chanel : Sức hấp dẫn vượt thời gian

Thứ Bảy, 17 Tháng Mười 20203:59 SA(Xem: 3636)
Thời trang Chanel : Sức hấp dẫn vượt thời gian
rfi.fr

Thời trang Chanel : Sức hấp dẫn vượt thời gian -

Thu Hằng

Dịch Covid-19 và cái lạnh đầu mùa không làm nản lòng những người hâm mộ « Coco » đến xem triển lãm Gabrielle Chanel. Manifeste de mode (tạm dịch : Gabrielle Chanel. Tuyên ngôn thời trang, từ 01/10/2020 đến 14/03/2021). Sau hai năm đóng cửa để mở rộng, Bảo tàng Thời trang Paris (Musée de la Mode de la Ville de Paris, Palais Galliera) đã dành cuộc triển lãm đầu tiên cho « Coco », người làm cách mạng thời trang nữ giới.

Có một điều chắc chắn, đó là thời trang và sáng tạo của nhà thiết kế Pháp vẫn giữ sức hấp dẫn vượt thời gian. Dù phải đăng ký trước trên internet, theo khung giờ ấn định, nhưng dòng người vẫn nối nhau từ hành lang vòng cung trong sân của bảo tàng ra đến vỉa hè. Tất cả kiên nhẫn chờ, do phải tuân thủ hàng loạt biện pháp phòng ngừa vì nguy cơ khủng bố chưa qua, dịch bệnh vẫn còn đó.

Triển lãm dành 1.500 m2, trong đó có nhiều gian trưng bày mở dưới tầng hầm, giới thiệu hơn 350 tác phẩm của nhà thiết kế số 31 phố Cambon, Paris, nằm trong các bộ sưu tập của bảo tàng Galliera, Di sản Chanel và nhiều bảo tàng quốc tế (Victoria & Albert Museum ở Luân Đôn (Anh), De Young Museum ở San Francisco (Mỹ), Museo de la Moda ở Santiago (Chilê), MoMu ở Anvers (Bỉ)…), cũng như từ nhiều bộ sưu tập tư nhân.

Trả lời đài France 24, bà Miren Arzaluz, giám đốc Bảo tàng Thời trang, giải thích :

« Chúng tôi chọn tên Fashion manifesto bởi vì chúng tôi nhận thấy có hai giai đoạn trong sự nghiệp của Chanel hoàn toàn trái ngược với xu hướng thời trang đương thời. Đó là giai đoạn đầu sự nghiệp khi Gabrielle 19 tuổi và khi bà trở lại với thế giới thời trang vào thập niên 1950. Chanel đã thực sự đặt người phụ nữ làm trọng tâm cho những thiết kế của bà. Tất cả những gì bà thiết kế đều cho thấy người phụ nữ rất tự nhiên và tự do. Và đó là điều gì đó mang tính cách mạng đối với một nhà thiết kế còn rất trẻ, cũng như vào thời kỳ đó ».

Tầng trệt của bảo tàng như biến thành sàn diễn thời trang của Chanel trong nửa đầu thế kỷ XX với những thiết kế làm xoay chuyển thế giới thời trang, được xếp thành « 10 chương ». Bắt đầu từ chiếc áo thắt eo Marinière Hè 1916, tiếp theo là một loạt mẫu váy thuôn, thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng nhưng tôn lên nét uyển chuyển, sự năng động của người phụ nữ, nhờ chất liệu mềm mại, từ lụa Jersey, đến lụa, nhiễu (lụa kếp Trung Quốc), hay taffeta, mousseline… Gabrielle Chanel hoàn toàn có lý khi nói rằng « chính chất liệu mới làm nên chiếc váy, chứ không phải những phụ kiện mà người ta có thể đính kèm ».

1/5

Mẫu váy năm 1935 của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Mẫu váy của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Mẫu váy của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Mẫu váy của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Mẫu váy dạ hội của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Mẫu váy năm 1935 của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris. © © RFI / Tiếng Việt

Cuộc cách mạng thời trang nữ giới mang tên Chanel

Rất nhiều mẫu váy của Chanel từ đầu thế kỷ XX vẫn hoàn toàn hợp thời trang một thế kỷ sau đó. Và đây chính là một trong những nguyên tắc sáng tạo của Chanel, theo giải thích của bà Miren Arzaluz, giám đốc Bảo tàng Galliera :

« Tính hiện đại trong tác phẩm của Chanel đến từ sự đơn giản trong thiết kế và từ việc bà luôn dựa vào khái niệm không lỗi thời. Đó chính là những tiêu chí thuận tiện, đơn giản, nhẹ nhàng và trẻ trung. Những khái niệm này đã định hướng cho thiết kế của Chanel và giúp bà nổi tiếng đến như vậy. Điểm mạnh của bà, đó chính là đưa kỹ thuật phục vụ cho sự tự do trong cử động và sự thoải mái. Và bà không bao giờ đi chệch những nguyên tắc này ».

Sau những thiết kế váy nhẹ nhàng, nhưng đầy tính năng động cho trang phục hàng ngày của một phụ nữ trẻ như « Coco » thời đó, là những bộ váy sang trọng, những chiếc áo khoác lịch lãm và những bộ đầm dạ hội kiều diễm. Lưng và bờ vai trần của người phụ nữ luôn được Chanel chú trọng, vì vậy những thiết kế váy dạ hội của bà luôn có gì đó mỏng manh nhưng tôn lên vẻ sang trọng, quyến rũ của người mặc, như nhận xét với RFI Tiếng Việt của Théo Veyrat-Parisien, một sinh viên ngành thiết kế thời trang, Viện Thời trang Pháp (Institut français de la Mode) :

« Đúng thế ! Với chúng ta hiện giờ thì điều đó rất đỗi bình thường và tự nhiên, đôi khi không phải là có gì đó đặc biệt. Nhưng cần phải đặt mình vào bối cảnh và khi nhìn lại những gì có trước thời kỳ Chanel và những gì mà Chanel đã làm, thì đó là cả một cuộc cách mạng và phát động cho thời trang giai đoạn đó. Nhưng cần phải đánh giá theo cách nhìn lịch sử và mới thấy được điểm thú vị ».

Phần thứ hai của triễn lãm giúp người xem giải mã những quy tắc trang phục của « Coco » Chanel : những bộ suit nữ bằng vải tweed, đôi giầy cao 5 cm với hai tông huyền thoại, mẫu túi 2.55 (viết tắt của ngày ra mắt tháng 2/1955) làm điên đảo tín đồ thời trang, tạo nên phong cách lịch lãm rất riêng của Chanel.

« Coco » đã phá vỡ mọi quy tắc cứng nhắc, bó buộc vẫn được áp dụng trong thời trang nữ giới. Bà biến mầu đen « buồn bã » thành biểu tượng của sang trọng, dùng chất liệu vải tweet, chỉ dành cho âu phục nam giới, làm chiếc áo khoác biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại, tự tin, thành đạt. « Coco » đã làm một cuộc cách mạng xoay chuyển thời trang của nữ giới. Và chính sự sáng tạo của Chanel trong nửa thập kỷ đầu thế kỷ XX đã thu hút Théo Veyrat-Parisien :

« Tôi thấy giai đoạn đầu của Gabrielle Chanel là thời kỳ thú vị nhất, từ những năm 1930 cho đến Thế Chiến. Tại vì đối với tôi, đó là thời kỳ sáng tạo nhất của bà và có rất nhiều tiểu tiết kỹ thuật. Tôi là sinh viên thời trang nên rất quan tâm đến những điểm đó. Phải nói là có rất nhiều chi tiết kỹ thuật rất thú vị và được nhìn tận mắt, rồi được lại gần ngắm những bộ váy, vẫn thích hơn là ngắm chúng qua ảnh hay qua những cuộc trình diễn thời trang. Đó là những chi tiết rất thông thường như là đường may, lên gấu, cách sắp xếp từng chi tiết của chiếc váy hoặc những đường cắt để váy ôm trọn cơ thể người phụ nữ thời đó để giải phóng cử động giúp họ. Rất thú vị khi nhìn được những chỉ tiết này và đây là điểm thu hút tôi trong các cuộc triển lãm ».

1/5

Đôi giầy hai tông mầu, thiết kế của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Vòng cổ, thiết kế của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Túi 2.55, thiết kế của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Vòng tay, thiết kế của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Vòng cổ, thiết kế của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris.

Đôi giầy hai tông mầu, thiết kế của Chanel, trưng bày tại triển lãm "Grabrielle Chanel. Manifeste de Mode", Bảo tàng Thời trang Paris. © © RFI / Tiếng Việt

Gian trưng bày chính dưới tầng hầm của bảo tàng được dành cho những phụ kiện (từ những chuỗi hạt trai giả, vòng tay đến khuyên tai, nhẫn, ghim cài áo…) được thiết kết độc đáo đa mầu sắc và đồ nữ trang cao cấp của Chanel từ những năm 1920. Một gian khác dành cho thiết kế nước hoa, đặc biệt là không thể bỏ qua Chanel N°5 huyền thoại.

Bên cạnh đó là những bộ sưu tập từ năm 1956 cho đến bộ sưu tập cuối cùng, Xuân-Hè 1971, vẫn trung thành theo nguyên tắc : đơn giản nhưng sang trọng. Những mẫu váy kèm áo khoác bằng vải tweet, những chiếc váy dạ hội mầu đen tinh tế và quý phái, ngược với xu hướng óng ánh và gắn đá trang trí được nhiều nhà may nổi tiếng đương thời ưa chuộng. Tuy nhiên, rất dễ nhận thấy là những thiết kế của Chanel cũng thay đổi theo độ tuổi của bà, như nhận xét của Théo Veyrat-Parisien :

« Đúng, có sự khác biệt lớn vì tôi biết được rất nhiều thiết kế của Chanel nhờ những cuốn sách và tạp chí sưu tập được. Chanel tự thiết kế trang phục cho mình, bà từng trả lời phỏng vấn một tạp chí là bà sẽ không dám du lịch nếu không mặc trang phục do chính mình thiết kế. Vào cuối đời, bà vẫn tìm cách tạo ra phong cách riêng, dù đã 80 tuổi, khi mà vẫn muốn được nhắc đến. Tuy nhiên, việc này phức tạp hơn khi phong trào của giới trẻ ghi lại dấu ấn sâu sắc trong những năm 1960. Vì thế, có thể nhận thấy là thời trang của bà trở nên già đi vào thời kỳ cuối. Điều này cũng rất thú vị khi xem trong triển lãm. Còn về mặt sáng tạo thì thật sự là tôi thích thời kỳ đầu của Chanel hơn là giai đoạn cuối ».

Dù nhiều mẫu bị lãng quên, nhưng những thiết kế huyền thoại nhất, hiện vẫn có sức ảnh hưởng, cho thấy sự trường tồn của phong cách Chanel, cũng như tầm nhìn xa mà nhà thiết kế Pháp đã có từ cách đây gần một thế kỷ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Vào tháng 11/2013, các nhà chức trách Đức tiết lộ rằng hơn 1.400 tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được tịch thu từ một căn hộ ở Munich của Cornelius Gurlitt,[1]
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Với 'The Greatest Showman', tài tử người Úc đang có cơ hội giành tượng vàng, củng cố vị trí diễn viên thực lực qua vai diễn quan trọng.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20172:00 CH
NS Thành Được được mệnh danh là "Ông Hoàng sân khấu" dù ở tuổi 84 vẫn còn ca vọng cổ rất hay. Đầu tháng 11 vừa qua, trong ngày kỷ niệm lễ thành hôn ông đã công bố một số bức ảnh quý trong ngày cưới cách đây hơn 40 năm.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201710:36 CH
(HNPD) Thương về quê cũ cuả tôi Mờ sương những sớm giữa trời muà thu, Phủ trên mái lá mịt mù, Cảnh thơ mộng ấy giã từ, Đông sang.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20171:24 CH
( HNPD ) tôi đã có thể đến gần ĐTQ - nhìn QH chỉ thấy QH là QH chứ không mang vào tư ý, tư dục để phải đứng ở một phía của vấn đề hai mặt. Mới đây, nhờ một bạn FB
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:06 SA
Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạn đường từ ngã tư Hà Lam đến cổng trường trung học Tiểu La – Thăng Bình, người dân ở thị trấn nhỏ
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Sau phát biểu ngày 27/08/2016 tại hội thảo ở Viện Hán – Nôm của PGs Ts Đoàn Lê Giang đề xướng dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một phương pháp quan trọng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20171:00 SA
eethoven tên đầy đủ là Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:56 CH
( HNPD ) Bài thơ này Đặng Xuân Xuyến viết tặng một số bạn đọc có hôn nhân trắc trở, không phải là bài kệ, bài phú luận sao tình dục, vì thế bạn đọc yêu thích môn tử vi chỉ nên coi là những dòng cảm thán về một số trườn
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tháng Tư năm 1970 Paul McCartney tuyên bố rời ban Beatles. Thế giới âm nhạc choáng váng. McCartney bị thiên hạ lên án là người giết chết The Beatles