Mỹ đình chỉ chương trình Fulbright với Hồng Kông và Trung Quốc

Thứ Hai, 27 Tháng Bảy 20204:00 SA(Xem: 3733)
Mỹ đình chỉ chương trình Fulbright với Hồng Kông và Trung Quốc

Chính quyền Trump đã xác nhận đình chỉ chương trình Fulbright với Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục. Việc đình chỉ này có trong lệnh hành pháp mà Tổng thống Donald Trump ký hôm 14/7 về việc chấm dứt đặc quyền của Hồng Kông vì chế độ Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia, bóp nghẹt tự do tại lãnh thổ cựu thuộc địa của Anh Quốc.

Theo Nam Hoa Tảo báo (Hồng Kông), trong một bức thư gần đây gửi các học giả Mỹ tham gia chương trình Fulbright, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hoạt động trao đổi học thuật năm 2020-2021 tại Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục “sẽ không triển khai”, nhưng những học giả tham gia sẽ được phép nộp đơn xin tham gia chương trình Fulbright tại các quốc gia khác.

Trước đó, hôm 14/7 Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh hành pháp chấm dứt vị thế đặc quyền của Hồng Kông theo luật Mỹ và trong đó có điều khoản kết thúc chương trình Fulbright tại hòn đảo bán tự trị này và toàn Trung Quốc Đại lục, theo The Diplomat.

Mỹ đã xây dựng chương trình Fulbright từ năm 1946, trong đó cho phép các trường đại học Mỹ và nước ngoài được trao đổi học thuật qua lại. Thỏa thuận trao đổi học thuật đầu tiên theo chương trình Fulbright được Mỹ ký với Trung Hoa Dân Quốc và cho đến nay chương trình này đã có sự tham gia của hơn 390.000 người tại hơn 160 quốc gia.

Hàng chục học giả và sinh viên Mỹ, Trung đã tham gia vào chương trình trao đổi học thuật Fulbright trong những năm đầu tại Trung Quốc dưới chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền lãnh đạo toàn Trung Quốc vào năm 1949, Mỹ đã đình chỉ chương trình Fulbright với chế độ này trong 30 năm và mở lại hợp tác vào năm 1979 khi hai nước Mỹ – Trung bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Năm 1983, chương trình Fulbright tại Trung Quốc mở rộng thêm các cơ hội nghiên cứu và học tập trong nhiều lĩnh vực học thuật từ khoa học và công nghệ tới lịch sử, văn học, luật, báo chí, kinh doanh, kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học, triết học và quan hệ quốc tế. Từ đó, chương trình Fulbright đem lại nhiều cơ hội trao đổi học thuật cho các công dân nước ngoài tới Mỹ (như sinh viên, các nhà nghiên cứu thỉnh giảng, trợ giảng tiếng Trung Quốc hoặc các chương trình nghiên cứu luận án tiến sĩ) và cho công dân Mỹ sang Trung Quốc (thông qua các chương trình trao đổi giảng dạy, nghiên cứu hoặc trao đổi sinh viên).

Trong suốt 40 năm qua, hơn 3.000 người Mỹ và Trung Quốc đã tham gia Chương trình Fulbright Mỹ – Trung.

Tờ Inside Highered cho biết Cục Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nơi chịu trách nhiệm quản lý chương trình Fulbright đã không đưa ra thông tin phản hồi khi được hỏi về thời gian biểu của việc kết thúc chương trình Fulbright tại Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục.

Hiện nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona Vũ Hán nên chương trình Fulbright cũng đang tạm dừng.

Cũng theo Inside Highered, chương trình Peace Corps của chính phủ Mỹ cũng đã chấm dứt hợp tác với Trung Quốc từ khoảng giữa tháng Một năm nay.

Chương trình Peace Corps có nhiệm vụ cung cấp phát triển kinh tế và xã hội ở nước ngoài thông qua hỗ trợ kỹ thuật, đồng thời thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa người Mỹ và người dân các nước mà Peace Corps có mặt.

Đức Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Tư, 06 Tháng Mười Hai 20171:35 SA
Tìm hiểu văn hóa của một đất nước không thể không nghiên cứu đến những tác phẩm hội họa, Nguyễn Gia Trí là một trong những tên tuổi hàng đầu của hội họa Việt Nam hiện đại
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20178:01 SA
Quần thể rộng 34 ha hiện là nơi ở của khoảng 12.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Pháp và từ 140 nước trên thế giới, trong đó có khoảng 43 sinh viên Việt Nam theo thống kê năm 2013.
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20177:00 SA
Cho dù có được phối theo điệu gì đi chăng nữa, bài hát Take Me Home Country Roads vẫn là một ca khúc cực kỳ tiêu biểu của dòng nhạc đồng quê
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20174:15 SA
Lời cuối của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trước Tòa phúc thẩm 30/11/2017 là câu mở đầu bài thơ của nhà thơ Cộng sản Pháp Louis Aragon trong kháng chiến chống phát xít Đức. “Mẹ Nấm” đầy bản lĩnh và văn hóa
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20172:30 SA
Khi nhắc đến cái tên The Gypsy Queens, hẳn chắc các bạn sẽ nghĩ tới ngay một ban nhạc giống như nhóm Gipsy Kings, với điểm khác biệt là nhóm này chỉ bao gồm các nữ thành viên
Thứ Hai, 04 Tháng Mười Hai 20171:30 SA
Trịnh Y Thư : « Chuyện ngõ nghèo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không chỉ đơn thuần là cuốn tiểu thuyết miêu tả cảnh nghèo khó, cùng bĩ của một gia đình trí thức Hà Nội vào đầu thập niên 80
Chủ Nhật, 03 Tháng Mười Hai 20176:00 SA
Khi bắt tay vào sưu tầm, ghi chép Nam phong giải trào (Thơ dân gian của người Nam theo kiểu Kinh thi) và Nam phong nữ ngạn thi (Ngạn ngữ bằng thơ về phụ nữ nước Nam), Trần Danh Án (Liễu Am
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Trong tác phẩm "Máu và nước mắt trên lưng Trường Sơn" đăng trên Nguyệt san Việt Nam của tác giả Hải Triều (nhà văn quân đội VNCH) có đăng 02 bài thơ này
Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một 20174:17 SA
Tôi chưa hề nghe ai nói “yêu muốn khóc” bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. Yêu đến như thế là quá mê đắm, quá si tình.
Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Cách mạng Dân chủ 1956 của Hungary - được coi là cuộc cách mạng tinh khôi nhất và trong trắng nhất trong lịch sử của những biến cố bạo lực, những cuộc chiến tranh thế kỷ XX - đ